Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 32 (Cánh diều): Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu

274

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 32: Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 32: Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu 

Mở đầu trang 154 Bài 32 KHTN 9: Quan sát hình 32.1, cho biết một số ảnh hưởng của carbon dioxide (CO2) đối với tự nhiên.

Quan sát hình 32.1, cho biết một số ảnh hưởng của carbon dioxide CO2 đối với tự nhiên

Trả lời:

Một số ảnh hưởng của carbon dioxide đối với tự nhiên như:

- Tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật.

- Khi lượng CO2 quá ngưỡng cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu.

Câu hỏi 1 trang 154 KHTN 9: Trong hạt đậu nành, nguyên tố carbon tồn tại chủ yếu trong các hợp chất vô cơ hay các hợp chất hữu cơ?

Trả lời:

Trong hạt đậu nành, nguyên tố carbon tồn tại chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ.

Câu hỏi 2 trang 155 KHTN 9: Cho bảng sau:

Bảng 32.1. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 gam một số chất

Chất (1 gam)

Lượng nhiệt tỏa ra (kJ)

Butane

49,5

Than

15,0 – 27,0

Methane

55,5

Hydrogen

141,8

a) Xếp các chất thành dãy theo chiều giảm dần nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 gam mỗi chất.

b) Chỉ ra lợi ích khi dùng hydrogen làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu hoá thạch.

Trả lời:

a) Dãy các chất theo chiều giảm dần nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 gam mỗi chất là: Hydrogen, methane, butane, than.

b) Khi dùng hydrogen làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch thì lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy cao hơn, không thải khí độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Luyện tập 1 trang 155 KHTN 9: Vì sao khi đốt than trong phòng kín để sưởi ấm thì con người có thể bị ngộ độc và tử vong?

Trả lời:

Khi đốt than trong phòng kín tức là đốt than trong điều kiện thiếu khí oxygen sẽ sinh ra khí cực độc là CO. Vì vậy, khi đốt than trong phòng kín để sưởi ấm thì con người có thể bị ngộ độc và tử vong.

Câu hỏi 3 trang 155 KHTN 9: Từ hình 32.3, hãy chỉ ra:

a) Tên gọi các quá trình hấp thụ khí CO2 từ bầu khí quyển.

b) Tên gọi các quá trình phát thải khí CO2 trở lại bầu khí quyển.

c) Quá trình hợp chất của carbon trong thực vật chuyển thành CO2 phát thải vào bầu khí quyển.

Từ hình 32.3, hãy chỉ ra: a Tên gọi các quá trình hấp thụ khí CO2 từ bầu khí quyển

Trả lời:

a) Các quá trình hấp thụ khí CO2 từ bầu khí quyển là:

- Quá trình quang hợp.

- Quá trình hòa tan khí CO2 trong nước.

b) Các quá trình phát thải khí CO2 trở lại bầu khí quyển là:

- Quá trình hô hấp của động vật.

- Quá trình đốt nhiên liệu, nung muối carbonate.

c) Quá trình hợp chất của carbon trong thực vật chuyển thành CO2 phát thải vào bầu khí quyển là:

- Quá trình hô hấp của thực vật.

- Quá trình đốt cháy thực vật (cháy rừng).

Câu hỏi 4 trang 156 KHTN 9: a) Khi CO2 đi vào đại dương, nguyên tố carbon dần sẽ là thành phần của các tài nguyên nào?

b) Từ các tài nguyên đó, quá trình nào của con người đã phát thải carbon trở lại khí quyển dưới dạng khí CO2?

Trả lời:

a) Khi CO2 đi vào đại dương, nguyên tố carbon dần sẽ là thành phần của các muối carbonate, nhiên liệu hóa thạch.

b) Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch của con người đã phát thải carbon trở lại khí quyển dưới dạng khí CO2.

Luyện tập 2 trang 156 KHTN 9: Từ chu trình carbon, hãy đề xuất những việc cần làm để hạn chế sự gia tăng lượng carbon dioxide trong không khí.

Trả lời:

Việc cần làm để hạn chế sự gia tăng lượng carbon dioxide trong không khí là:

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

- Khi nung các muối carbonate cần thu hồi, xử lí khí thải sinh ra.

- Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc.

- ...

Câu hỏi 5 trang 157 KHTN 9: Vì sao sử dụng phương tiện giao thông công cộng (hình 32.5) lại góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính?

Vì sao sử dụng phương tiện giao thông công cộng (hình 32.5) lại góp phần hạn chế hiệu ứng

Trả lời:

Việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng lại góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính vì khi đó sẽ giảm thiểu được số lượng phương tiện giao thông cá nhân từ đó giảm được nguồn nhiên liệu (xăng, dầu) sử dụng và giảm được khí thải từ các phương tiện giao thông.

Vận dụng trang 158 KHTN 9: Hố gas trong hệ thống dẫn nước thải hoặc đây giếng sâu (hình 32.7 và 32.8) là nơi thường tích tụ rác thải. Người làm việc ở những nơi này (vệ sinh, nạo vét) có nguy cơ bị ngạt. Giải thích nguyên nhân, đồng thời đề xuất biện pháp hạn chế nguy cơ trên.

Hố gas trong hệ thống dẫn nước thải hoặc đây giếng sâu hình 32.7 và 32.8 là nơi thường tích tụ

Trả lời:

Hố gas trong hệ thống dẫn nước thải hoặc đáy giếng sâu thường tích tụ rác thải nên tích tụ khí methane và một số chất độc hại khác; thiếu khí oxygen. Điều này, dẫn đến người làm việc ở những nơi này thường có nguy cơ bị ngạt khí do không đủ lượng oxygen.

* Biện pháp:

- Cần cung cấp hệ thống thông gió hiệu quả.

- Sử dụng đồ bảo hộ đạt chuẩn.

- Hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp.

- Bơm không khí vào trước.

- ...

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất

32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu

Bài tập (Chủ đề 10)

33. Gene là trung tâm của di truyền học

34. Từ gene đến tính trạng

35. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Lý thuyết KHTN 9 Bài 32: Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu

I. Carbon và chu trình carbon

1. Dạng tồn tại của nguyên tố carbon

So với các nguyên tố hóa học khác, carbon có trong thành phần của nhiều chất hơn cả.

- Ở dạng đơn chất, carbon tạo nên các loại than, kim cương có trong vỏ Trái Đất.

- Ở dạng hợp chất, carbon tồn tại phổ biến trong:

+ Oxide như carbon dioxide trong bầu khí quyển và thủy quyển.

+ Các muối carbonate, hydrocarbon,…trong vỏ Trái Đất.

+ Chất béo, tinh bột, amino acid,… trong vật sống

2. Phản ứng cháy của các chất chứa carbon

Phản ứng đốt cháy các chất chứa carbon (than, hydrocarbon,…) tỏa ra nhiệt lượng khá lớn. Sản phẩm của các phản ứng này thường là carbon dioxide hoặc hỗn hợp carbon dioxide và hơi nước.

3. Chu trình carbon

- Chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide

- Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa carbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hóa này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 32 (Cánh diều 2024): Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu (ảnh 1)

- Chu trình carbon trong tự nhiên là một quá trình phức tạp, liên quan đến sự chuyển động và trao đổi carbon giữa khí quyển, đại dương, đất đai và các hệ sinh thái.

- Trong chu trình, CO2 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng carbon trong hệ sinh thái và khí quyển của Trái Đất, thông qua các quá trình sau:

- Quá trình phát thải carbon ở dạng khí CO2: CO2 được chuyển vào khí quyển thông qua nhiều quá trình khác nhau như quá trình hô hấp của sinh vật, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, cháy rừng,…

- Quá trình hấp thụ carbon ở dạng khí CO2: CO2 được cây xanh sử dụng trong quá trình quang hợp để tạo ra các hợp chất hữu cơ

II. Sự ấm lên toàn cầu

1. Nguồn gốc của methane trong khí quyển

Nguồn gốc tự nhiên

- Methane tạo thành từ sự phân hủy tự nhiên của xác sinh vật,…trông điều kiện thiếu không khí

- Methane từ lòng đất đi vào khí quyển do sự biến động của vỏ Trái Đất, như động vật

Nguồn gốc nhân tạo

- Qúa trình khai thác dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên làm phát tán một lượng methane vào không khí

- Quá trình con người ủ chất thải động vật và rác thải trong điều kiện thiếu không khí để sản xuất phân bón hữu cơ tọa ra một lượng methane phát tán vào không khí

Tác động của carbon dioxide và methane

Carbon dioxide và methane trong khí quyển ngăn cản sự bức xạ năng lượng nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ, gây hiệu ứng nhà kính.

2. Hạn chế tác động của sự ấm lên toàn cầu

Biểu hiện của sự ấm lên toàn cầu

Trong khí quyển nồng độ khí carbon dioxide tăng 1,5 lần, nồng độ khí methane tăng hơn 2 lần, làm nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng hơn 1,1oC.

Tác động của sự ấm lên toàn cầu

- Gây nên hiện tượng thời tiết cực đoan: nắng nóng và mưa lũ bất thường

- Làm cho mực nước biển, nước sông dâng cao do sự tan nhanh của băng ở vùng bắc cực và nam cực

- Làm biến đổi môi trường sống của thực vật, động vật theo hướng tiêu cực

- Làm tăng chi phí bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người

Một số biện pháp hạn chế sự ấm lên toàn cầu

- Giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường cho mọi công dân

- Giảm sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch bằng cách tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng xe điện, xe đạp, đi bộ,…

- Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng từ gió, từ mặt trời,… để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch

- Trồng rừng và bảo vệ rằng

- Nghiên cứu cách lưu trữ, xử lí carbon dioxide và khí methane để giảm việc phát thải chúng vào môi trường.

Đánh giá

0

0 đánh giá