Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 35 (Cánh diều): Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

546

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể 

Mở đầu trang 170 Bài 35 KHTN 9: Ở người, trung bình một phân tử DNA gồm có 1,5 × 108 cặp nucleotide. Nếu được duỗi thẳng hoàn toàn thì phân tử này dài khoảng 4 cm, gấp hàng nghìn lần đường kính của nhân tế bào. Theo em, bằng cách nào mà phân tử DNA có thể nằm gọn trong nhân tế bào người?

Trả lời:

Trong nhân tế bào, phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome, chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau làm nhiễm sắc thể có khả năng co xoắn cực đại. Nhờ cách cấu trúc đặc biệt này mà phân tử DNA có kích thước lớn, mang nhiều gene được đóng gói bên trong mỗi nhiễm sắc thể và nằm gọn trong nhân tế bào.

Câu hỏi 1 trang 170 KHTN 9: Quan sát hình 35.1, cho biết nhiễm sắc thể được cấu tạo từ những thành phần nào.

Quan sát hình 35.1, cho biết nhiễm sắc thể được cấu tạo từ những thành phần nào

Trả lời:

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 thành phần chính là DNA và protein histone. Phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome. Chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau tạo nên hình thái đặc trưng của nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 2 trang 171 KHTN 9: Quan sát hình 35.2, phân tích đặc điểm trên hình thể hiện đây là cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Quan sát hình 35.2, phân tích đặc điểm trên hình thể hiện đây là cặp nhiễm sắc thể tương đồng

Trả lời:

Đặc điểm trên hình thể hiện đây là cặp nhiễm sắc thể tương đồng:

- Có cùng kích thước (độ dài bằng nhau).

- Có cùng hình dạng (đều dạng hình que, tâm lệch).

- Có cùng tập hợp gene (đều chứa các allele giống nhau hoặc khác nhau của cùng một gene tại cùng một vị trí locus).

- Có nguồn gốc khác nhau trong đó một nhiễm sắc thể được nhận từ bố và một nhiễm sắc thể được nhận từ mẹ.

Câu hỏi 3 trang 172 KHTN 9: Đọc thông tin và quan sát hình 35.3, cho biết cặp nhiễm sắc thể nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính. Vì sao?

Đọc thông tin và quan sát hình 35.3, cho biết cặp nhiễm sắc thể nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính

Trả lời:

- Trong hình 35.3, cặp nhiễm sắc thể giới tính là cặp có màu hồng (kí hiệu XY ở hình a và kí hiệu XX ở hình b).

- Giải thích: Cặp nhiễm sắc thể trên là cặp nhiễm sắc thể giới tính vì cặp nhiễm sắc thể trên khác nhau về hình thái giữa giới nam và giới nữ (gồm 2 chiếc nhiễm sắc thể giống nhau ở giới nữ kí hiệu là XX và gồm 2 chiếc nhiễm sắc thể khác nhau ở giới nam kí hiệu là XY), đồng thời, cặp nhiễm sắc thể này tham gia vào việc quyết định giới tính.

Luyện tập 1 trang 172 KHTN 9: Quan sát bảng 35.1 và nhận xét về số lượng nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi giới của một số loài.

Quan sát bảng 35.1 và nhận xét về số lượng nhiễm sắc thể giới tính

Trả lời:

Nhận xét về số lượng nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi giới của một số loài: Số lượng nhiễm sắc thể giới tính có thể giống nhau (đều gồm 1 cặp) hoặc khác nhau (một giới chứa 1 cặp, 1 giới chỉ có 1 chiếc) ở mỗi giới tùy thuộc từng loài.

Câu hỏi 4 trang 172 KHTN 9: Quan sát hình 35.4, so sánh số lượng, hình thái bộ nhiễm sắc thể của hai loài mang.

Quan sát hình 35.4, so sánh số lượng, hình thái bộ nhiễm sắc thể của hai loài mang

Trả lời:

- Về số lượng: Loài Mang trung quốc có bộ nhiễm sắc thể chứa nhiều nhiễm sắc thể hơn loài Mang ấn độ.

- Về hình thái: Loài Mang trung quốc và Mang ấn độ có bộ nhiễm sắc thể khác nhau về hình thái.

Luyện tập 2 trang 173 KHTN 9: Ở loài Mang trung quốc, cá thể cái là giới đồng giao tử với cặp nhiễm sắc giới tính XX. Hãy xác định số lượng cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở cá thể cái.

Trả lời:

Loài Mang trung quốc có 2n = 46 (23 cặp) trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính. Các cặp NST thường là các cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp nhiễm sắc thể giới tính XX cũng là cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Vậy ở cá thể cái của loài này sẽ chứa 23 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Câu hỏi 5 trang 173 KHTN 9: Xác định bộ nhiễm sắc thể đơn bội hoặc lưỡng bội của các loài có trong bảng dưới đây.

Bảng 35.2. Số lượng nhiễm sắc thể của một số loài

STT

Loài

Bộ nhiễm sắc thể

2n

n

1

Người (Homo sapiens)

46

23

2

Ruồi giấm (Drosophila melanogaster)

8

?

3

Lúa (Oryza sativa)

24

?

4

Đậu hà lan (Pisum sativum)

?

7

5

Ngô (Zea mays)

20

?

Trả lời:

Bảng 35.2. Số lượng nhiễm sắc thể của một số loài

STT

Loài

Bộ nhiễm sắc thể

2n

n

1

Người (Homo sapiens)

46

23

2

Ruồi giấm (Drosophila melanogaster)

8

4

3

Lúa (Oryza sativa)

24

12

4

Đậu hà lan (Pisum sativum)

14

7

5

Ngô (Zea mays)

20

10

 

Vận dụng trang 173 KHTN 9: Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu về bộ nhiễm sắc thể của một loài.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc nghiên cứu về bộ nhiễm sắc thể của một loài: Nhiễm sắc là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực. Do đó, việc nghiên cứu về bộ nhiễm sắc thể của một loài sẽ giúp tìm hiểu về sự di truyền, sự rối loạn di truyền trong quá trình phát triển cá thể, phát sinh chủng loại liên quan tới nhiễm sắc thể, từ đó đem đến nhiều ứng dụng trong nghiên cứu và các lĩnh vực khác của đời sống.

Thực hành trang 174 KHTN 9: Hoàn thành phiếu báo cáo kết quả thực hành.

Hoàn thành phiếu báo cáo kết quả thực hành

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

Tên thí nghiệm: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể

Tên nhóm: ………………………

1. Mục đích thí nghiệm: Quan sát được số lượng, trạng thái nhiễm sắc thể trên tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

2. Chuẩn bị thí nghiệm:

- Kính hiển vi quang học gắn vật kính 10×, 40×, 100×; dầu kính.

- Tiêu bản cố định của bộ nhiễm sắc thể của một số loài (người, hành ta,...).

- Một số hình ảnh của bộ nhiễm sắc thể ở một số loài.

3. Tiến hành thí nghiệm:

- Đặt tiêu bản lên bàn kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10× (độ phóng đại 100 lần). Lựa chọn vị trí các tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể dễ quan sát. Di chuyển vị trí đã chọn vào giữa trường kính.

- Chuyển sang vật kính 40× (độ phóng đại 400 lần), 100× (độ phóng đại 1 000 lần) để quan sát. Với tiêu bản ở hành ta có thể sử dụng vật kính 40×; tiêu bản ở người cần sử dụng vật kính 100× để quan sát. Khi quan sát vật kính 100× cần sử dụng dầu kính.

- Đếm số lượng và xác định hình thái nhiễm sắc thể. Vẽ hình minh họa các nhiễm sắc thể quan sát được trên tiêu bản.

4. Kết quả thí nghiệm:

Tên tiêu bản

Số lượng nhiễm sắc thể

Trạng thái nhiễm sắc thể (đơn/kép)

Nhiễm sắc thể hành ta

16

Kép

Nhiễm sắc thể người

46

Kép

 

Hoàn thành phiếu báo cáo kết quả thực hành

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

34. Từ gene đến tính trạng

35. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

36. Nguyên phân và giảm phân

37. Đột biến nhiễm sắc thể

38. Quy luật di truyền của Mendel

39. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính

 
Đánh giá

0

0 đánh giá