Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 33 (Chân trời sáng tạo): Khai thác nhiên liệu hoá thạch

214

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch

Mở đầu trang 138 Bài 33 KHTN 9: Được phát hiện và sử dụng phổ biến từ rất lâu, nhiên liệu hoá thạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng không có kế hoạch làm cho trữ lượng nguồn nhiên liệu ngày một cạn kiệt. Nhiên liệu hoá thạch là gì? Thực trạng khai thác nhiên liệu hoá thạch hiện nay như thế nào? Có những giải pháp nào hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch?

Được phát hiện và sử dụng phổ biến từ rất lâu, nhiên liệu hoá thạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng

Trả lời:

- Nhiên liệu hóa thạch là nguồn nhiên liệu hữu hạn, được tạo thành từ quá trình phân hủy xác sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm.

- Thực trạng khai thác: con người đã khai thác và sử dụng một lượng rất lớn nhiên liệu hóa thạch.

- Giải pháp hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch:

+ Con người có ý thức giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

+ Tăng cường sử dụng các nguồn năng xanh, sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, …

+ Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân thay vào đó sử dụng phương tiện công cộng.

+ …

1. Nguồn đá vôi và ứng dụng từ đá vôi

Câu hỏi thảo luận 1 trang 141 KHTN 9: Hãy cho biết trong gia đình em đang sử dụng nhiên liệu hoá thạch nào.

Trả lời:

- Bếp gas dùng khí gas

- Xe máy dùng xăng

- Ô tô dùng dầu diesel

- Máy móc dùng dầu diesel

- Bếp than nướng dùng than

- …

Câu hỏi củng cố trang 141 KHTN 9: Các nguồn nhiên liệu hoá thạch sẽ ra sao nếu con người vẫn tiếp tục khai thác ồ ạt như hiện nay? Có thể tái tạo các nguồn nhiên liệu hoá thạch này không?

Trả lời:

Nếu con người vẫn tiếp tục khai thác ồ ạt như hiện nay thì các nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ sớm cạn kiệt.

- Việc tái tạo các nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng phương pháp nhân tạo thì rất tốn kém, mất nhiều thời gian và có thể gây ô nhiễm môi trường.

2. Thực trạng khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện nay

Câu hỏi thảo luận 2 trang 141 KHTN 9: Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng trong đời sống như thế nào?

Trả lời:

Các nguồn tài nguyên như than mỏ, dầu mỏ, khí mỏ dầu, khí thiên nhiên để cung cấp nhiên liệu phục vụ đời sống và sản xuất.

Câu hỏi củng cố trang 142 KHTN 9: Vì sao nguồn nhiên liệu hóa thạch có đóng góp rất to lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới?

Trả lời:

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có đóng góp rất to lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới vì trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, động cơ hơi nước dùng than là một phát minh nhảy vọt mang lại thành công bước đầu cho các phát minh sử dụng nhiên hóa thạch ra đời sau đó như động cơ phản lực, động cơ chạy xăng.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 142 KHTN 9: Em hãy cho biết thực trạng khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch trên thế giới và tại Việt Nam.

Trả lời:

* Trên thế giới

- Theo ước tính, với tốc độ khai thác hiện nay, các nguồn nhiên liệu nhanh chóng cạn kiệt trong thời gian không xa.

* Ở Việt Nam

- Việc khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn làm cho các loại nhiên liệu cũng đang dần cạn kiệt.

3. Một số giải pháp hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Câu hỏi thảo luận 4 trang 143 KHTN 9: Vì sao cần phải đưa ra các giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch?

Trả lời:

Nguồn nhiêu liệu hóa thạch là nguồn tài nguyên không tái tạo được mà đây là nguồn nhiên liệu cung cấp chính cho con người sử dụng. Hiện nay, việc khai thác và sử dụng quá mức nguồn nhiên liệu này đang dần khiến chúng bị cạn kiệt. Vì vậy, cần đưa ra các giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu hỏi củng cố trang 143 KHTN 9: Nước ta đang sử dụng nguồn nhiên liệu nào thân thiện với môi trường để góp phần bảo vệ môi trường và giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch?

Trả lời:

Nước ta đang sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối (biomass) thân thiện với môi trường để góp phần bảo vệ môi trường và giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

Vận dụng trang 143 KHTN 9: Xe điện là một trong các giải pháp thay thế hiệu quả cho một số phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường như hiện nay. Em hãy cho biết ưu và nhược điểm của việc sử dụng xe chạy bằng điện thay thế xe chạy bằng nhiên – liệu xăng, dầu.

Trả lời:

* Ưu điểm

- Giảm được việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

- Xe điện là loại phương tiện giao thông không phát ra khí thải.

- Tiết kiệm chi phí nhiên liệu

* Nhược điểm

- Hạn chế về cơ sở hạ tầng cho các trạm sạc xe điện

- Phạm vi chạy không nhất quán.

- Phạm vi chạy tối đa vẫn còn hạn chế.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate

Bài 33. Khai thác nhiên liệu hoá thạch

Bài 34. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Ôn tập chủ đề 10

Bài 35. Khái quát về di truyền học

Bài 36. Các quy luật di truyền của Mendel

Lý thuyết KHTN 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch

1. Nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch được tạo thành từ quá trình phân hủy xác sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm.

2. Thực trạng khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện nay

- Thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch hiện nay

Năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng các nguồn năng lượng khai thác hiện nay.

Việt Nam xếp thứ tư trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí đã đóng vai trò rất quan trọng vào nền kim tế quốc gia và khẳng định vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông

- Lợi ích và những hạn chế của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch mang đến cho con người rất nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Nhiên liệu hóa thạch giữ vai trò rất lớn trong công cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới: than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, sản xuất xi măng, sản xuất chất, giao thông vận tải

Hạn chế của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch: nhiên liệu hóa thạch là hữu hạn nên khai thác và sử dụng dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên. Mặt khác, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sinh ra một lượng lớn các chất thải như carbon dioxiđe, carbon monoxide, các oxide của lưu huỳnh, oxide của nitrogen,… tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

3. Một số giải pháp hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Để hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các giải pháp sau cần được con người thực hiện đồng bộ, tích cực và liên tục: sử dụng tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch; tăng cường đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng và xe điện; ưu tiên sử dụng xăng pha ethanol, sinh khối, biodiesel,…

Đánh giá

0

0 đánh giá