TOP 20 bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước SIÊU HAY

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước

TOP 20 bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Mẫu 1

     Hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu các giá trị tiến bộ từ các dân tộc trên thế giới và quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra toàn thế giới là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Xu thế toàn cầu hóa với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin đã từng bước đưa các dân tộc vào quỹ đạo chuyển dịch toàn càu. Không một đất nước nào có thể đứng yên bảo tồn trước yêu cầu hội nhập này. Thế nhưng, mỗi dân tộc đều có một cách riêng khi bước vào vận hội lớn. Nhân dân ta đã khẳng định bản lĩnh hòa nhập không có nghĩa là hòa tan. Một mặt hòa nhập, mặt khác cá nhân, dân tộc cần phải có ý thức trở về, giữ gìn và làm đầy cho nét riêng vốn có của mình trong quan hệ với xã hội, nhân loại. Chỉ khi có ý thức và khả năng gìn giữ được bản sắc riêng thì khi ấy anh mới có cơ sở để thế giới tìm đến và hòa nhập với chính mình. Cũng chính trong mối quan hệ với cộng đồng, nhân loại mà ta ý thức sâu sắc hơn về chính mình. Bản thân giới trẻ cần có ý thức sâu sắc về chính mình, luôn có thói quen kiểm điểm, nhìn nhận lại chính mình một cách khách quan nhất từ đó trau dồi nhân cách cá nhân. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quan hệ với cộng đồng, thế giới cũng là một vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm đặc biệt ở thời điểm hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu này. Cá nhân và cộng đồng, các cơ quan hữu trách đều phải bắt tay trong các chương trình hành động nhằm gìn giữ, bảo vệ, trau dồi bản sắc dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống một khi đã mất đi sẽ không bao giờ có lại được. Hội nhập là tất yếu nhưng vừa hội nhập vừa bảo tồn là nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn dân tộc ta ngày nay.

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của em, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Em mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Em xin cảm ơn ạ!

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Mẫu 2

Thanh niên Việt Nam với vị trí, vai trò là người chủ tương lai của nước nhà, là lực lượng đông đảo và sung mãn về thể lực, giàu khát vọng, hoài bão, có nhu cầu, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại trên thế giới, năng động sáng tạo, chủ động học hỏi những cái mới, cái tiến bộ của nhân loại. Vì vậy, cùng với sự phát triển của đất nước, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên đã có những chuyển biến tích cực, thanh niên ngày càng quan tâm và có trách nhiệm hơn đối với những vấn đề của quê hương, đất nước, những vấn đề trong khu vực và trên thế giới. Ý thức lập nghiệp của thanh niên cũng cao hơn, tinh thần xung phong, tình nguyện, ý thức chia sẻ, tinh thần tương thân, tương ái đã được khơi dậy với một chất lượng mới, thanh niên đã chủ động và tự tin hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, lực lượng thanh niên cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức lớn đó là: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, quản lý, kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên nhìn chung còn thấp. Trong thanh niên nhận thức về học nghề, chọn nghề, định hướng nghề nghiệp còn nhiều lệch lạc, việc làm và thu nhập thấp vẫn đang là những vấn đề bức xúc trong thanh niên. Rồi sức khoẻ và thể chất của thanh niên nước ta còn thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới rất nhiều, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ trong thanh niên thiếu ý thức rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn…

Trước những thuận lợi và khó khăn của đất nước cũng như của bản thân mình, hơn lúc nào hết thanh niên Việt Nam phải nhận thấy rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Phải nhận thức được khó khăn lớn nhất của mình trong giai đoạn này là sự cạnh tranh quyết liệt về trí tuệ để đạt tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như trình độ quản lý. Để vượt qua được khó khăn đó, đòi hỏi rất cao ở thanh niên là phải tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải trau dồi bản lĩnh chính trị, giữ vững lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tham gia thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” với vai trò là chủ thể tích cực, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để cùng đất nước vượt qua những khó khăn, trước mắt mỗi thanh niên phải nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt là phải mở rộng tầm hiểu biết của mình về tình hình thế giới để có tư duy, hành động phù hợp hơn. Đây vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của thanh niên, của tổ chức đoàn để cùng đất nước gặt hái được nhiều thành công trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

TOP 20 bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước SIÊU HAY (ảnh 2)

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Mẫu 3

Chào mừng thầy cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 3 chúng em.  Em xin thay mặt tổ, trình bày về chủ đề Chúng ta với cơ hội và thách thức của đất nước.

Tuổi trẻ Việt Nam kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Tuổi trẻ quyết tâm đi theo con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam "dân chủ, văn minh". Để làm được điều đó, tuổi trẻ cần nhận diện rõ thời cơ và thách thức của mình trước vận hội của đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Trước hết, Đảng và Nhà nước đã khẳng định vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng đã chỉ rõ "sự nghiệp đổi mới có thành công, xứng đáng trên cộng đồng thế giới là tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng". Điều ấy còn được khẳng định hơn trong bài nói chuyện của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với thanh niên nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Đoàn. Đó là "đào tạo con người đầy đủ đạo đức, trình độ, năng lực xứng tầm để hòa nhập vào thế giới". Thanh niên là lực lượng lao động hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cần hóa, sự phát triển của kinh tế tri thức, thanh niên đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn.

Nói về thời cơ thì sự nghiệp đổi mới của Đảng mở ra nhiều cơ hội để thanh niên phát huy tài năng, cống hiến và trưởng thành. Nhà nước có nhiều chính sách phát triển giáo dục, dạy nghề; các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo cho thanh niên vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Giúp thanh niên thể hiện tài năng, cống hiến trí tuệ cho đất nước tiếp cận và hoà nhập với nền tri thức quốc tế, tinh hoa văn hóa nhân loại để trở thành người lao động có chuyên môn xứng đáng vào hàng ngũ của giai cấp công nhân.

Còn về thách thức, do tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khi đất nước ta còn nghèo, điều kiện để đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc, nhà ở, lập nghiệp còn nhiều bất cập và hạn chế. Do vậy nhiệm vụ của tuổi trẻ hiện nay là phải học tập để làm người, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Học ở trường, học ở sách vở, học ở nhân dân, học suốt đời. Học để có trình độ để thi đua lập thân, lập nghiệp. Mỗi thanh niên cần xác định rõ mục đích sống, sống có lý tưởng. Thanh niên có nhiều cơ hội và phải tận dụng các cơ hội đó để đóng góp sức khỏe, trí tuệ cho đất nước, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích trong những chương trình hành động của tổ chức Đoàn - Hội...

Từ những nhiệm vụ quan trọng trên của thanh niên, chúng tôi đặt nhiều niềm tin và kỳ vọng vào tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Phát huy truyền thống yêu nước của tuổi trẻ và là lực lượng hậu bị xứng đáng của Đảng, hoạt động Đoàn phải thật sự có sức hút mạnh mẽ và lan rộng đến mọi tầng lớp thanh niên trong xã hội, tạo sự gắn kết, gần gũi, thân thiện nhằm lôi kéo lực lượng thanh niên yếu kém giúp họ hiểu được trách nhiệm của mình đối với xã hội. Tạo niềm tin vững chắc cho thanh niên vào đường lối chính sách của Đảng. Tạo nên sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của em, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Em mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Em xin cảm ơn ạ!

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Mẫu 4

Kính thưa các thầy cô giáo, các bạn học sinh!

Hôm nay, em xin được trình bày bài thuyết trình về vấn đề "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - chìa khóa phát triển đất nước".

1. Cơ hội:

Dân số trẻ: Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ cao (hơn 60% dưới 35 tuổi). Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách của Đảng và Nhà nước: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho giáo dục và đào tạo.

Cơ hội hội nhập quốc tế: Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Thách thức:

Chất lượng giáo dục chưa đồng đều: Chất lượng giáo dục giữa các vùng miền, các trường học còn chênh lệch.

Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao: Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cao, nhưng số lượng lao động có trình độ chuyên môn cao còn thiếu.

Chảy máu chất xám: Nhiều lao động trẻ có trình độ cao di cư sang nước ngoài làm việc.

3. Giải pháp:

Nâng cao chất lượng giáo dục: Đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Phát triển đào tạo nghề nghiệp: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động.

Tạo môi trường thu hút nhân tài: Có chính sách thu hút nhân tài, tạo môi trường làm việc tốt để giữ chân lao động có trình độ cao.

4. Kết luận:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, là chìa khóa để phát triển đất nước. Mỗi cá nhân cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe!

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Mẫu 5

Kính thưa các thầy cô giáo, các bạn học sinh!

Hôm nay, em xin được trình bày bài thuyết trình về vấn đề trí tuệ nhân tạo với thanh niên.

Theo quy luật tồn tại của tự nhiên, vạn vật có sinh - diệt, có bắt đầu - kết thúc, có tồn tại cũng sẽ có đổi thay. Đứng giữa thế kỉ XXI, với tốc độ phát triển như vũ bão của kỉ nguyên số, tôi cảm nhận rất rõ cái cũ, cái lạc hậu sẽ nhường chỗ cho cái mới, cái phát triển. Trong thời đại 4,0 khi định nghĩa công dân toàn cầu xuất hiện, ô tô không người lái ra đời, robot Sophia được trình diện, chat GPT trở thành chủ đề hot trên các trang mạng xã hội thì liệu chăng nhân loại đang tiến gần hơn tới cuộc sống số cùng sự phát triển toàn diện. Nhưng cũng chính từ sự phát triển vượt bậc ấy khiến tôi suy nghĩ về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Liệu trí tuệ nhân tạo phát triển có ảnh hưởng đến tôi lựa chọn nghề nghiệp như thế nào cho bản thân?

Chắc hẳn trong những ngày gần đây, ta đã ít nhiều đều nghe đến công cụ mới được ra mắt: chat GPT - một công cụ được xem là toàn năng khi có thể giải đáp tất cả mọi thứ. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của nó đã chứng tỏ trí tuệ nhân tạo ngày càng có bước tiến vượt bậc, khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội loài người. Trí tuệ nhân tạo với tên tiếng Anh viết tắt là AI là một lĩnh vực công nghệ cho phép máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính mô phỏng quá trình suy nghĩ, học tập của con người. Con người tạo ra trí thông minh nhân tạo này với mục đích tự động hóa các hành động thông minh giống như con người, do đó giảm sức lao động của con người và có tính chuẩn xác cao hơn.

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo dường như đã và đang có mặt trong đời sống hằng ngày với mọi lĩnh vực. Chẳng hạn như với một vật bất li thân thời đại ngày nay là những chiếc điện thoại thông minh, từ phần mềm nhận diện khuôn mặt đến các trợ lí ảo,..đều ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Những gợi ý về tin tức, các đoạn video hay các bản nhạc trên mạng xã hội, những trải nghiệm mua sắm trực tuyến,... đều do trí tuệ nhân tạo chí phối. Chúng ta sẽ chẳng thể nào quên được sự kiện robot Sophia trở thành robot hình người đầu tiên được cấp quyền công dân hợp phát vào năm 2017, có những phát ngôn và thể hiện cảm xúc giống như con người. Không chỉ là biểu tượng trong lĩnh vực robot, Sophia còn là một họa sĩ và nhà phê bình tranh tầm cỡ thế giới, đồng thời cô cũng giảng dạy về các đề tài khoa học và công nghệ, tham gia những buổi thảo luận cùng nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Chỉ là một con robot nhưng Sophia đã có thể làm được những công việc của con người mà không cần đến sự trợ giúp. Điều này đặt ra dấu chấm hỏi cho những ngành nghề sau này của con người? Liệu robot có thể thay thế con người làm hết mọi việc hay không? Liệu robot có phá hủy cuộc sống con người hay không? Hay những ngày gần đây, chat GPT là chủ đề được mang ra bàn tán xôn xao vì nó có thể soạn giáo án dài sáu trang trong vòng sáu phút, trả lại bài văn tức thì khi được đưa ra yêu cầu. Tất cả những điều đó thuộc về trí tuệ nhân tạo đã khiến giới trẻ phải lo lắng cho tương lai nghề nghiệp của bản thân: mình sẽ làm gì khi AI có thể làm được mọi việc mà con người làm?

Trí tuệ nhân tạo đang đi vào cuộc sống của mỗi quốc gia, mỗi con người, biến những điều không tưởng thành hiện thực. Chắc chắn mỗi người trẻ chúng ta đứng trước sự phát triển vượt bậc ấy đều có những khủng hoảng nhất định về cuộc sống, về nghề nghiệp của chính mình. Nhờ sự ra đời của AI, có những nghề được dự báo là sẽ biến mất trong tương lai như thu ngân, người mẫu thời trang, lái xe, chuyên viên phân tích tín dụng, nhân viên ngân hàng, nhân viên bán hàng, điện thoại viên,... Tuy nhiên mỗi một vấn đề đều giống như con dao hai lưỡi. Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển, thâm nhập sâu vào đời sống kinh tế xã hội, song song với những ngành nghề bị mất đi thì cũng xuất hiện rất nhiều nhu cầu và vấn đề cần giải quyết. Từ đó sẽ xuất hiện những công việc, những nhóm ngành công nghệ sẽ dẫn đầu xu hướng như công nghệ thông tin, logistics,.... Bên cạnh đó, những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy và xúc cảm của con người rất khó bị thay thế nhưng ngành y, pháp luật, giáo dục,.. AI có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe bệnh nhân nhưng sẽ không bao giờ có được sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với người bệnh. Một con robot có thể giảng bài đúng cho học sinh nhưng chung quy lại vẫn chỉ là một cái máy, không thể nào giống như giáo viên “người thật việc thật” truyền thụ cảm hứng, kinh nghiệm sống cho học sinh. Hay robot cũng không thể thay thế con người thực thi pháp luật cho một đất nước. Vì vậy, robot không thể triệt để thay thế những ngành nghề của con người mà còn mở thêm một số hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Robot được tạo ra từ con người nên chắc chắn sẽ không thể nào thay thế con người. Ở nhóm ngành có nguy cơ, đã, đang, sẽ bị robot thay thế thì nó cũng chỉ thay thế được những vị trí thấp,..còn ở cấp quản lý, điều hành, hoạch định chiến lược thì đòi hỏi phải có bộ óc và bàn tay con người điều tiết. Tuy nhiên, trong xã hội mà Internet có thể làm thay đổi mọi thứ, con người cần phải làm mới mình, cần phải thành thạo ngoại ngữ, làm chủ công nghệ thông tin,... để chất lượng công việc tốt hơn, để không bị đào thải, để thực sự trở thành chủ nhân của những con robot mà không cần lo lắng đặt ra câu hỏi “Robot có thay thế mình hay không?”, “AI có khiến ta thất nghiệp hay không?”. Để sống chung thoải mái với trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ, nhân loại phải không ngừng học, nâng cấp bản thân để có thể điều khiển và chủ động trong mọi vấn đề. Như câu nói: “Giống như thời xưa, người cưỡi ngựa luôn thắng người đi bộ, nhưng phải học cưỡi nó, ai càng giỏi chế ngự thì chạy càng nhanh”. Trí tuệ nhân tạo chính là con ngựa mà ta phải học cách để chế ngự nó. Chỉ cần tâm đủ vững, đầu đủ tỉnh táo để nắm bắt và điều khiển trí tuệ nhân tạo thì chắc chắn nó sẽ không còn gây cản trở cho việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người

Đứng trước ngưỡng cửa vào đời, lại sống trong thế kỷ XXI phát triển nhanh, tôi nhận thức rất rõ tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo trong đời sống con người và sự ảnh hưởng của nó đến việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Vì thế, tôi luôn quan niệm cần phải trau dồi bản thân, phát triển các kỹ năng để cho dù có trở thành ai, làm bất cứ ngành nghề gì cũng sẽ có được chỗ đứng vững chắc trong xã hội.

Pascal đã từng nói: “Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ”. Con người có thể phát minh ra những công nghệ tiên tiến giúp cải thiện cuộc sống, trí tuệ nhân tạo để cuộc sống được thuận tiện và đơn giản hơn nhưng mãi mãi sẽ không bao giờ thay thế được con người. Vì vậy, con người cần phải có những hiểu biết sâu sắc về nó, làm chủ nó để trí tuệ nhân tạo như robot, chat gpt không còn là mối đe dọa, sự trăn trở về nghề nghiệp nói riêng và cuộc sống của con người nói chung. Hãy để công nghệ đúng nghĩa là một công cụ có ích giúp đỡ cho cuộc sống của con người, hãy chung sống với trí tuệ nhân tạo như những người bạn cùng giúp đỡ nhau phát triển, hoàn thiện bản thân.

Cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe!

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Mẫu 6

Kính thưa các thầy cô giáo, các bạn học sinh!

Hôm nay, em xin được trình bày bài thuyết trình về vấn đề toàn cầu hóa với các nước đang phát triển.

Quá trình toàn cầu hóa đang bước vào một kỷ nguyên mới, được định hình không chỉ bởi dòng chảy hàng hóa và vốn qua biên giới, mà còn bởi dòng chảy dữ liệu và thông tin ngày càng gia tăng. Sự dịch chuyển này dường như có lợi cho các nền kinh tế tiên tiến, nơi có những ngành công nghiệp đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ số trong các sản phẩm và quy trình vận hành của mình. Liệu các nước đang phát triển có bị bỏ lại phía sau?

Trong hàng thập kỷ, với các nước thu nhập thấp, ganh đua để thu hút các doanh nghiệp sản xuất với chi phi thấp có vẻ là phương pháp hứa hẹn nhất để vươn lên. Thương mại hàng hóa toàn cầu tăng từ 13,8% GDP toàn cầu năm 1985 (2.000 tỷ USD) lên đến 26,6% GDP (16.000 tỷ USD) năm 2007. Được thúc đẩy bởi nhu cầu và việc thuê ngoài từ các nước phát triển, các thị trường mới nổi giành được thị phần ngày càng lớn trong khối lượng giao dịch hàng hóa ngày một gia tăng này. Tính đến 2014, các nước này chiếm hơn một nửa khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu.

Tuy vậy, kể từ cuộc Đại Suy Thoái (2007-08), sự tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu đã khựng lại, chủ yếu do nguồn cầu suy giảm ở các nền kinh tế chủ chốt của thế giới và sự sụt giảm giá cả hàng hóa. Nhưng những thay đổi cấu trúc sâu xa hơn cũng có vai trò trong chuyện này. Rất nhiều công ty đang đơn giản hóa và làm gọn chuỗi cung ứng của họ. Với nhiều loại hàng hóa, tự động hóa có nghĩa là vị trí sản xuất và các quyết định thuê ngoài không còn phụ thuộc vào chi phí nhân công nữa. Chất lượng của nhân tài, cơ sở hạ tầng, chí phí năng lượng, và tốc độ tiếp cận thị trường có tầm quan trọng lớn hơn trong các quyết định trên. Trong tương lai gần, công nghệ in 3D có thể làm giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua các cự ly dài.

Nếu tỉ lệ thương mại hàng hóa toàn cầu so với GDP toàn cầu đã đạt đỉnh, thì các nước nghèo như ở Châu Phi, Mỹ Latinh, và Châu Á sẽ khó mà phát triển bằng cách trở thành các công xưởng tiếp theo của thế giới. Nhưng toàn cầu hóa tự nó cũng sẽ không thoái trào. Trong khi thương mại hàng hóa toàn cầu đã chững lại và dòng chảy tài chính xuyên biên giới đã sụt giảm mạnh từ năm 2007, thì dòng chảy thông tin số đã bùng nổ: Lưu lượng băng thông xuyên biên giới đã tăng gấp 45 lần trong thập kỷ qua, giúp truyền tải các ý tưởng, hàm lượng tri thức, và các sáng kiến đổi mới đi khắp thế giới.

Về cơ bản, việc chuyển dịch sang toàn cầu hóa kỹ thuật số có vẻ sẽ gây hại cho các nước đang phát triển có nhiều nhân công giá rẻ mà thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục. Các nền kinh tế phát triển thống trị bảng Chỉ số Mức độ Kết nối gần đây nhất của MGI. Chỉ số này xếp hạng các nước dựa vào dòng chảy vào và ra của hàng hóa, dịch vụ, tài chính, con người, và dữ liệu so với kích cỡ của nước đó cũng như tỉ trọng của nó trong từng dạng dòng chảy toàn cầu. Những dòng chảy này tập trung chủ yếu vào một nhóm nhỏ các quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Đức, và Singapore, với khoảng cách khổng lồ giữa những người dẫn đầu này và những nước bị bỏ lại phía sau. Trung Quốc là quốc gia đang phát triển duy nhất nằm trong top 10 danh sách này (Việt Nam xếp thứ 37 – NBT).

Dù vậy dòng chảy số đem lại cho các nước đang phát triển phương thức tương tác mới với nền kinh tế toàn cầu. Chí phí cận biên xấp xỉ bằng không của giao tiếp và giao dịch số tạo ra những khả năng mới để kinh doanh xuyên biên giới ở một quy mô khổng lồ. Alibaba, Amazon, eBay, Flipkart, và Rakuten đang biến hàng triệu doanh nghiệp nhỏ trên khắp thể giới trở thành các nhà xuất khẩu “đa quốc gia siêu nhỏ”. Các công ty nằm tại các nước đang phát triển có thể vượt qua những ràng buộc của thị trường địa phương và kết nối với khách hàng, nhà cung ứng, nguồn tài chính, và nhân tài khắp toàn cầu. Mười hai phần trăm lượng thương mại hàng hóa toàn cầu đã được hoàn thành ở các kênh thương mại điện tử.

Hơn thế nữa, các nước không cần phải phát triển Thung lũng Silicon cho riêng mình mới có thể hưởng lợi được từ xu thế này. Các quốc gia nằm ở rìa của mạng lưới các dòng chảy dữ liệu toàn cầu có thể có lợi nhiều hơn các quốc gia nằm tại trung tâm mạng lưới đó. Kết nối số khuyến khích gia tăng năng suất. Thật vậy, chúng có thể giúp các quốc gia đang phát triển tăng năng suất tối đa bằng cách khiến các doanh nghiệp của họ tiếp cận với các ý tưởng, nghiên cứu, công nghệ, các phương thức quản lý và vận hành tốt nhất, và bằng cách xây dựng các kênh mới nhằm phục vụ thị trường toàn cầu rộng lớn.

Nhưng Internet không thể tạo ra những tiến bộ trong hiệu suất và sự minh bạch trừ khi các quốc gia này xây dựng được cơ sở hạ tầng số cần thiết để kết nối với lượng dân số khổng lồ vẫn chưa được tiếp cận internet. Số lượng người dùng internet toàn cầu hiện này là hơn 3,2 tỷ người, nhưng tính đến cuối 2015, 57% dân số thế giới, hay 4 tỷ người, vẫn còn chưa được tiếp cận internet, và rất nhiều người online nhưng chỉ sử dụng điện thoại cơ bản. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, tốc độ kết nối quá chậm, không ổn định, hay quá tốn kém để các nhà khởi nghiệp và cá nhân có thể thu được toàn bộ lợi ích của các cơ hội kinh doanh và giáo dục toàn cầu mới.

Các hệ thống giáo dục cũng cần phải bắt kịp với nhu cầu cần có sự thành thạo ngôn ngữ và kỹ năng số. Trong khi 40% dân số thế giới có kết nối với Internet, thì 20% vẫn không biết đọc, biết viết. Theo một nghiên cứu gần đây khác của MGI, cũng có khoảng cách lớn giữa hai giới tính về cơ hội tiếp cận với các công nghệ số trên khắp thế giới, và sự thiếu hụt tiếp cận này ngăn cản việc nâng quyền kinh tế và xã hội cho phụ nữ. Các nước đi sau thất bại trong việc khuyến khích bình đẳng giới, đầu tư vào giáo dục, và áp dụng các cải cách quản lý và điều tiết nói chung có nguy cơ tụt hậu sâu hơn nữa trong quá trình gặt hái các lợi ích đáng kể của quá trình toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa trong thế kỷ 21, được thúc đẩy bởi công cuộc số hóa và các thay đổi nhanh chóng trong lợi thế cạnh tranh, có thể phá hủy các ngành nghề, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, đồng thời gây suy giảm việc làm dù nó giúp gia tăng năng suất, số lượng việc làm nói chung, và tạo ra những lợi ích tổng thể khắp nền kinh tế. Các chính phủ cần cẩn thận cân nhắc những đánh đổi này và phát triển các phương pháp để hỗ trợ những người bị thiệt hại bởi các dòng chảy toàn cầu, đem lại cho họ các vai trò và phương kế mưu sinh khác. Đến nay, rất ít chính phủ đã làm vậy. Trớ trêu ở chỗ, phản ứng chính trị chống lại toàn cầu hóa đang ngày càng chiếm ưu thế ở nhiều nơi ngay cả khi công cuộc số hóa giúp gia tăng cơ hội và các lợi ích kinh tế mà quá trình toàn cầu hóa đem lại.

Cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe!

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Mẫu 7

Kính thưa các thầy cô giáo, các bạn học sinh!

Hôm nay, em xin được trình bày bài thuyết trình về vấn đề kỷ nguyên số với lực lượng lao động trẻ.

Trong thời đại kỷ nguyên số, vấn đề xây dựng và bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn. Làm thế nào để bảo tồn và phát triển văn hóa trong thời đại 4.0, đó không còn là câu chuyện riêng mà là của mọi người, trong đó có trách nhiệm rất lớn của thế hệ trẻ.

Có rất nhiều định nghĩa về tuổi trẻ mà mẫu số chung là: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sức bật, sự đổi mới, sáng tạo, tinh thần dấn thân, dám nghĩ, dám làm. Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người thì người trẻ - thế hệ trẻ là mùa xuân của xã hội.

Khác với nhiều quốc gia, Việt Nam có lợi thế về dân số trẻ, đồng nghĩa với việc có một lực lượng thanh niên đông đảo nói chung, lao động trẻ nói riêng. Sôi nổi, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, thanh niên Việt Nam đã và đang chứng tỏ vai trò là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Sức trẻ, khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ Việt Nam đã in dấu ở trong và ngoài nước, ở nhiều vùng miền, đã tỏa sáng ở nhiều lĩnh vực.

Quá trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa đặt ra những thuận lợi lớn, vừa có không ít khó khăn với những người trẻ. Phát huy hơn nữa sức trẻ, sự sáng tạo để thế hệ trẻ có đóng góp xứng đáng cho công cuộc này là đòi hỏi rất thời sự.

Thế giới đã bước vào kỷ nguyên 4.0. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tuổi trẻ là lực lượng đóng vai trò quan trọng, nếu nói không quá thì đây là lực lượng nòng cốt. Bởi lẽ, với tri thức và hoài bão, khả năng sáng tạo, đổi mới, tuổi trẻ có thể tạo ra những đột phá mới làm thay đổi thế giới. Trong những thập niên vừa qua, có hàng loạt điển hình khởi nghiệp thành công trước ngưỡng tuổi 30 ở các quốc gia đã bước vào kỷ nguyên 4.0: Steve Jobs là một trong ba nhà đồng sáng lập Apple khi mới 25 tuổi. Ở tuổi 21, Bill Gates đã cùng Paul Allen thành lập hãng phần mềm Microsoft. Larry Page và Sergey Brin đều 25 tuổi khi họ bắt đầu thành lập Google. Vào năm 19 tuổi, Michael Dell đã bắt đầu những bước đi đầu tiên cho quá trình thành lập Hãng máy tính Dell…

Cuộc cách mạng 4.0 với các thành tố như internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), robot thông minh... đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số chính là cốt lõi. Sức bật, khả năng sáng tạo chính là lợi thế của tuổi trẻ trong Cách mạng công nghiệp 4.0. Nhưng nếu không phát huy được thì cuộc Cách mạng 4.0 cũng chính là rào cản với mỗi người trẻ khi trí tuệ nhân tạo, robot, quá trình tự động hóa… sẽ cạnh tranh gay gắt với chính con người. Điều này đòi hỏi thế hệ trẻ phải nhanh nhạy nắm bắt, làm chủ công nghệ và tạo ra những sản phẩm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Công nghệ số, cốt lõi của Cách mạng 4.0 mở ra những tài nguyên không giới hạn để thế hệ trẻ phát huy sức bật, năng lực sáng tạo của mình, để từ đó những hạt giống tiềm năng sẽ thực sự đóng vai trò, công sức xứng đáng cho đất nước.

Công nghệ số là nhân tố tạo ra nền tảng kinh tế số. Và chính kinh tế số sẽ mở ra kỷ nguyên số cho mỗi quốc gia. Từ thông điệp của người đứng đầu Chính phủ, có thể thấy phát huy sức trẻ, khả năng sáng tạo trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phục vụ yêu cầu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế không chỉ là yêu cầu hết sức thời sự mà còn được tạo “bệ phóng” thuận lợi, để từ đó mỗi người trẻ có cơ hội phát huy đầy đủ tài năng, đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

Cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe!

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Mẫu 8

Kính thưa các thầy cô giáo, các bạn học sinh!

Hôm nay, em xin được trình bày bài thuyết trình về vấn đề biến đổi khí hậu với sự phát triển kinh tế xã hội.

Có một câu nói được khá phổ biến thế này: Con người đối xử với thiên nhiên như thế nào thì thiên nhiên sẽ đối xử với con người như thế ấy. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của các nền kinh tế, sự xuất hiện tràn lan của các khu công nghiệp và số lương ngày càng tăng lên của phương tiện giao thông, mặt trái của sự phát triển đang ngày càng đặt ra những thách thức khó giải quyết về môi trường đối với tất cả loài người trên địa cầu. Một trong những vấn đề nhức nhối nhất chính là biến đổi khí hậu.

Thực vậy, nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa… đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại. Các nhà khoa học gọi chung nguồn gốc của những vấn đề ấy là Biến đối khí hậu. Vậy thực chất biến đổi khí hậu là gì? Theo định nghĩa của Công ước Khung Liên Hiệp Quốc, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được.

Có rất nhiều biểu hiện của việc khí hậu bị biến đổi. Đặc trưng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự nóng lên toàn cầu được thể hiện rất rõ ràng với việc nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên gây hiện tượng El-nino, sự tan băng trên diện rộng và mực nước biển dâng cao bất bình thường. Điều này gây nên những hậu quả không thể lường trước được đến chính đời sống con người trên mọi quốc gia hay vùng lãnh thổ.

Nguyên nhân trực tiếp gây nên những điều đó là hiệu ứng nhà kính. Theo các nghiên cứu, hiệu ứng nhà kính tự nhiên giúp duy trì và phát triển sự sống ở trái đất. Nhưng dưới tác động của khí thải xả ra môi trường trong hoạt động sản xuất, phát triển công nghiệp, hiệu ứng nhà kính có diễn biến phức tạp và biến đổi theo hướng tiêu cực. Vậy nhưng đó chỉ là nguyên nhân trên bề mặt. Nguyên nhân sâu xa, là nguồn cơn của mọi chuyện lại chính là do con người. Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học, rồi khói và chất thải công nghiệp, chất thải đô thị xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà không qua xử lí đã làm thủng tầng ozon gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên…

Tất cả việc làm của con người sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Rồi đến một ngày nào đó, nhân loại sẽ bị diệt vong do chính những việc làm mà mình gây ra. Và điều đó đang xảy ra ngay trong chính cuộc sống của chúng ta, diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Trước tiên, biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Hậu quả là thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm. Và kéo theo là hàng loạt các vấn đề y tế, xã hội liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. Không chỉ vậy, nhiệt độ Trái Đất tăng cao bất thường đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.

Về kinh tế: Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.

Chưa bao giờ giới y học lại bất lực trước các chủng loại virus, vi khuẩn như hiện nay. Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.Hàng năm có khoảng hơn 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ dân số thế giới. Thậm chí ở một số quốc gia đã có sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh gây rối loạn cho việc nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh. Ngay cả ở Việt Nam, chúng ta cũng đang cùng chung một số phận như vậy.

Trong khi đang chờ đợi những quyết sách ở các cuộc họp bàn của các nhà khoa học, các nguyên thủ quốc gia, mỗi người trong chúng ta hãy tự cứu lấy mình bằng cách chung tay bảo vệ môi trường thông qua những hành động thiết thực: Không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp có thể xảy đến bất cứ lúc nào.Nhà nước phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm…Đặc biệt cần nâng cao ý thức cũng như kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên – lứa tuổi gánh vác trên mình trọng trách của đất nước trong tương lai không xa.

Để có một tương lai tươi sáng, việc khắc phục và cải tạo thiên nhiên cần đặt lên hàng đầu. Con người nên nhớ chỉ một hành động rất nhỏ của mình cũng có thể đẩy trái đất đi đến ngày tận thế. Đồng thời cả nhân loại phải cùng chung tay giải quyết biến đổi khí hậu – một vấn đề toàn cầu chứ không phải vấn đề của riêng quốc gia hay cá nhân nào khác.

Cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe!

Đánh giá

0

0 đánh giá