Soạn bài Lão Hạc (Nam Cao) | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12

4.5 K

Tài liệu soạn bài Lão Hạc (Nam Cao) Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Lão Hạc (Nam Cao)

Trước khi đọc

Câu hỏi trang 31 Ngữ văn 12 Tập 1: Hãy hình dung khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói và túng quẫn, họ sẽ có cách phản ứng như thế nào?

Lời giải:

Đói nghèo cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp,... gây hậu quả và tác động tiêu cực đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói và túng quẫn, họ sẽ dễ bị tha hoá và trở thành kẻ lưu manh.

Đọc văn bản

Câu 1 trang 31 Ngữ văn 12 Tập 1: Câu chuyện trong đoạn này được kể qua điểm nhìn của ai?

Lời giải:

Nhìn từ nhân vật “tôi", tức là ông giáo

Câu 2 trang 33 Ngữ văn 12 Tập 1: Đây là lời kể của ai?

Lời giải:

Nhân vật ông giáo

Câu 3 trang 34 Ngữ văn 12 Tập 1: Bạn nghĩ gì về tình cảm, thái độ của lão Hạc dành cho con qua đoạn văn này?

Lời giải:

- Là người thương con vô bờ bến

- Quyết tâm giữ mảnh vườn, ngôi nhà của mình cho thằng con trai. Ông mong những điều tốt đẹp sẽ đến với con trai của mình

- Hằng ngày vẫn mong mỏi đứa con nơi phương xa

Câu 4 trang 35 Ngữ văn 12 Tập 1: Đoạn văn này cho thấy lão Hạc là người như thế nào?

Lời giải:

+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn

+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nổi nỗi đau

 + Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. 

→ Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy.

Câu 5 trang 37 Ngữ văn 12 Tập 1: Đây là lời của nhân vật “tôi" hay lão Hạc?

Lời giải:

Nhân vật “tôi"

Câu 6 trang 38 Ngữ văn 12 Tập 1: Bạn có đồng tình với suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc trong đoạn này?

Lời giải:

Suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc phù hợp bởi ai rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, họ có thể sẽ làm những việc trái với lương tâm của mình.

Sau khi đọc

Câu 1 trang 39 Ngữ văn 12 Tập 1: Tóm tắt cốt truyện Lão Hạc

Lời giải:

Truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là câu chuyện kể về lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn có vợ và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí nên đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su trong miền Nam. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để dành cho con trai của lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng, lại cộng thêm một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm cho con trai đã mang ra dùng gần hết. Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão coi như người bạn trung thành nhất. Nhưng cũng vì muốn dành tiền cho con trai mà lão đã quyết định bán con chó đi. Quyết định này đã dằn vặt lão rất nhiều. Thế rồi, lão quyết định chọn chết bằng bả chó - một cái chết đau đớn và dữ dội. Lão cũng tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không làm phiền đến bà con hàng xóm. Lão chọn cái chết ấy để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể đó là cách để lão giải thoát cho bản thân mình sau khoảng thời gian sống cùng cực, đau khổ. Câu chuyện được kể lại qua lời kể của ông giáo - người chứng kiến mọi sự khổ đau của lão Hạc và dường như trong nhân vật này, người đọc cũng có thể thấy hiện lên chính giọng kể của tác giả.

Câu 2 trang 39 Ngữ văn 12 Tập 1: Nêu một số nét tính cách nổi bật của nhân vật lão Hạc và cho biết:

a. Lão Hạc tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội đương thời?

b.Hoàn cảnh sống đã tác động như thế nào đến số phận, tính cách của nhân vật?

Lời giải:

a. Lão Hạc là hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng. Dù trong hoàn cảnh nghèo khó, ông vẫn giữ được phẩm chất của một người nông dân chất phát và hiền lành.

b. - Một lão nông già yếu, cô đơn → tình cảnh bi đát 

- Vì nghèo, lão dự định bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình - và chọn con đường kết thúc cho mình.

→ Dù hoàn cảnh sống có khốn cùng đến đâu, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp, cốt cách sáng ngời

Câu 3 trang 39 Ngữ văn 12 Tập 1: Xác định ngôi kể, điểm nhìn và chỉ ra tác dụng của cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn đó trong văn bản.

Lời giải:

- Kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn từ ông giáo. 

→ Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

Câu 4 trang 39 Ngữ văn 12 Tập 1: Bạn suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc? Vì sao một người gần gũi, thân tình với lão Hạc như nhân vật ông giáo mà vẫn có lúc không hiểu hoặc hiểu lầm lão Hạc?

Lời giải:

- Lão Hạc chết là vì lão muốn dành dụm tiền cho con. Một tình thương con cao cả, cũng chính tình yêu con đó đã tạo sức hút cho tử thần, muốn lôi kéo Lão Hạc đi. Vì đó mà lão quyết không ăn vào tiền dành dụm cho con mình cưới vợ, mà ông kiếm được gì ăn nấy, rồi khi không còn gì ăn, có lẽ cũng là lúc cánh cửa của tử thần đã rộng mở để đón lão, lão đến nhờ ông giáo để gửi tiền gửi lại cho con lão. Xong xuôi mọi việc lão quyết định đi qua cánh cửa tử thần bằng cách xin bả chó của binh tư để tự kết liễu mình. Qua đó ta có thể thấy lòng yêu còn cực kì đáng quý trọng của Lão Hạc, vì yêu con có thể bỏ cả tính mạng để cho con mình được sống hạnh phúc.

- Khi thấy Lão Hạc xin con chó của Binh Tư, ông giáo hiểu lầm rằng Lão Hạc đã từ bỏ nhân cách và đối mặt với đói khổ. Tuy nhiên, ông giáo cảm thấy sự đau lòng và thấu hiểu: Lão Hạc bị cuốn vào nghề trộm chó để tồn tại và ông giáo tự hỏi làm sao một người tốt như Lão Hạc có thể suy thoái đạo đức đến mức này.

Câu 5 trang 39 Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…” (Lão Hạc). Cho biết:

a. Đoạn văn là lời của ai nói với ai, trong trường hợp nào và với mục đích gì?

b. Tinh thần “cố tìm mà hiểu" “những người quanh ta" có ý nghĩa, tác dụng gì đối với chính nhà văn Nam Cao trong trường hợp ông viết Lão Hạc?

Lời giải:

a. Đoạn văn trên là dòng suy nghĩ của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao.

Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh: 

+Kể cho vợ nghe về việc Lão Hạc sang nhờ ông giáo giữ tiền và tài sản cho con và gửi tiền làm ma sau này lão Hạc chết và lời đề nghị giúp đỡ của ông giáo đối với Lão Hạc

b. Là con người, ai cũng có những nỗi khổ của riêng mình. Khi chúng ta “cố mà tìm hiểu" “những người quanh ta" sẽ cho chúng ta cách nhìn vị tha hơn về những người xung quanh, ta nên có cái nhìn thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi khổ đau của họ.

Câu 6 trang 39 Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc Lão Hạc, bạn nhận xét như thế nào về cuộc sống của người dân nghèo ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Lời giải:

Đọc tác phẩm, người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng. Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy, có những con người, những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng. Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.

Câu 7 trang 39 Ngữ văn 12 Tập 1: Theo bạn, tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách lãng mạn hay phong cách hiện thực? Căn cứ vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

Lời giải:

- Phong cách hiện thực

- Văn bản phản ánh hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng.

Tóm tắt Lão Hạc

Truyện ngắn Lão Hạc do nhà văn Nam Cao viết, phản ánh hiện thực nước ta trong khoảng thời gian trước cách mạng tháng Tám. Câu chuyện kể về cuộc đời đầy khó khăn và bế tắc của một người nông dân hiền lành chân chất, tốt bụng, tự trọng và thương con mà mọi người thường gọi là Lão Hạc. Vợ Lão mất sớm, con trai Lão vì gia cảnh không đủ cho thách cưới của nhà gái mà không lấy được vợ đã bỏ đi làm đồn điền cao su nhiều năm không về. Lão sống cùng cậu Vàng, con chó mà con trai Lão mua về. Lão xem cậu Vàng như người bầu bạn và yêu thương thế nhưng sau một trận ốm nặng Lão đành đi đến quyết định bán chó. Sau khi bán chó xong Lão gửi số tiền bán được cộng với tiền dành dụm trước đó cùng với mảnh vườn cho ông Giáo một người hàng xóm của Lão. Những ngày sau đó Lão chỉ ăn khoai, hết khoai thì chế được cái gì sẽ ăn cái đó. Cuộc sống khó khăn nhưng Lão vẫn không nhận sự giúp đỡ của ông Giáo. Một ngày Lão xin Binh Tư ít bả chó nói để bẫy con chó lạc sau vườn, Binh Tư kể với ông Giáo chuyện đó. Sau khi biết tin ông Giáo rất thất vọng và về nhà được một lúc lâu thì ông Giáo lại hay Lão chết, cái chết đột ngột và đau đớn, chẳng ai hiểu chuyện gì xảy ra có lẽ chỉ ông Giáo và Binh Tư mới hiểu được.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập trang 28

Lão Hạc (Nam Cao).

Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm)

Thực hành tiếng Việt trang 49

Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi-chi-y-0).

 

Đánh giá

0

0 đánh giá