Tài liệu chuyên đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Hóa học 10 gồm lý thuyết và các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa học 10.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 10 word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Chuyên đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
A. PHẦN LÍ THUYẾT
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM BÀI 5: CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
* Nguyên tắc sắp xếp
- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột (trừ nhóm VIIIB).
* Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Ô nguyên tố: mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào 1 ô trong bảng tuần hoàn.
Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử Z
- Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tăng dần.
Số thứ tự chu kì = số lớp electron
- Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.
Số thứ tự nhóm nguyên tố = số electron hóa trị
Electron hóa trị = electron lớp ngoài cùng + phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa.
* Phân loại nguyên tố
- Nguyên tố s: là nguyên tố mà electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp s. Gồm nhóm IA, IIA và He.
- Nguyên tố p: là nguyên tố mà electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp p. Gồm nhóm IIIA - VIIIA (trừ He).
- Nguyên tố d: là nguyên tố mà electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp d. Gồm nhóm IB – VIIIB.
- Nguyên tố f: là nguyên tố mà electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp f
II. ĐỀ TỰ LUYỆN PHẦN LÍ THUYẾT
2.1. Phần tự luận
Câu 1: Chu kì 2 gồm các nguyên tố cùng có hai lớp electron. Hỏi các nguyên tố nào sau đây thuộc về chu kì 2? Mg (Z = 12), Li (Z = 3), P (Z = 15), F ( Z= 9).
Câu 2: Nguyên tố X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 21 và 35. Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của X, Y (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì và nhóm) trong bảng tuần hoàn.
Câu 3: Viết cấu hình electron và xác định vị trí của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn. Cho biết chúng thuộc khối nguyên tố nào (s, p, d, f) và chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm:
a) Neon tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng điện chân không, được sử dụng rộng rãi trong các biển quảng cáo. Cho biết Ne có số hiệu nguyên tử là 10.
b) Magnesium (Mg) được sử dụng để làm cho hợp kim bền nhẹ, đặc biệt được sử dụng cho ngành công nghiệp hàng không. Cho biết Mg có số hiệu nguyên tử là 12.
Câu 4: Dãy nào gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau? Vì sao?
a) Oxygen (Z = 8), nitrogen (Z = 7), carbon (Z = 6);
b) Lithium (Z = 3), sodium (Z = 11), potassium (Z = 19);
c) Helium (Z = 2), neon ( Z = 10), argon (Z = 18).
Câu 5: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
a) Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IIA.
b) Nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 3.
Câu 6: Nitrogen là thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thực vật. Biết nitrogen có số hiệu nguyên tử là 7.
a) Viết cấu hình electron của nitrogen.
b) Nitrogen là nguyên tố s, p, d hay f?
c) Nitrogen là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Câu 7: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết: 12Mg, 15P, 26Fe, 18Ar thuộc loại nguyên tố nào sau đây.
a) Nguyên tố s, p, d hay f?
b) Nguyên tố phi kim, kim loại hay khí hiếm?
Câu 8: Nguyên tố phosphorus (P) có Z = 15, có trong thành phần của một loại phân bón, diêm, pháo hoa; nguyên tố calcium (Ca) có Z = 20, đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là xương và răng. Xác định vị trí của hai nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn và cho biết chúng thuộc loại nguyên tố s, p hay d; kim loại, phi kim hay khí hiếm.
Câu 9: Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dung để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,… Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố S nằm ở chu kì 3, nhóm VIA.
a) Nguyên tử của nguyên tố S có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng?
b) Các electron lớp ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?
c) Viết cấu hình electron nguyên tử của S.
d) S là nguyên tố kim loại hay phi kim?
Câu 10: Sự phân bố electron trong nguyên tử của ba nguyên tố như sau: X: (2/8/1); Y (2/5); Z (2/8/8/1). Hãy xác định vị trí của các nguyên tố này trong bảng tuần hoàn.
Câu 11: Xác định vị trí (ô, chu kì và nhóm) trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố sau:
a) X: có số hiệu nguyên tử là 20, là nguyên tố giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa những bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.
b) Y: Nguyên tử có 9 electron, được sử dụng để điều chế một số dẫn xuất hydrocarbon, làm sản phẩm trung gian để sản xuất ra chất dẻo.
c) Z: Nguyên tử có 28 proton, được dùng trong việc chế tạo hợp kim chống ăn mòn.
d) T: Nguyên tử có số khối là 52 và 28 neutron, dùng chế tạo thép không gỉ.
Câu 12: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố và xác định tên nguyên tố:
a) Chu kì 3, nhóm IIIA, được dùng trong ngành công nghiệp chế tạo, cụ thể là tạo ra các chi tiết cho xe ô tô, xe tải, tàu hỏa, tàu biển và cả máy bay.
b) Chu kì 4, nhóm IB, được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các nguyên liệu như dây điện, que hàn, tay cầm, các đồ dùng nội thất trong nhà, các tượng đúc, nam châm điện từ, các động cơ máy móc,…
Câu 13: Anion X– và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Hãy xác định vị trí của các nguyên tố X, Y trong bảng tuần hoàn.
Câu 14: Cation M3+ và anion Y2– đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Hãy xác định vị trí của các nguyên tố M, Y trong bảng tuần hoàn.
2.2. Đáp án phần tự luận
Câu 1: Chu kì 2 gồm các nguyên tố cùng có hai lớp electron. Hỏi các nguyên tố nào sau đây thuộc về chu kì 2? Mg (Z = 12), Li (Z = 3), P (Z = 15), F ( Z= 9),
Đáp án:
+ Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 chu kì 3.
+ P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 chu kì 3.
+ Li (Z = 3): 1s22s1 chu kì 2.
+ F (Z = 9): 1s22s22p5 chu kì 2.
Câu 2: Nguyên tố X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 21 và 35. Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của X, Y (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì và nhóm) trong bảng tuần hoàn.
Đáp án:
+ X (Z = 21): 1s22s22p63s23p63d14s2 ô số 24, chu kì 4, nhóm IIIB.
+ Y (Z = 35): 1s22s22p63s23p63d104s24p5 ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIA.
Câu 3: Viết cấu hình electron và xác định vị trí của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn. Cho biết chúng thuộc khối nguyên tố nào (s, p, d, f) và chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm:
a) Neon tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng điện chân không, được sử dụng rộng rãi trong các biển quảng cáo. Cho biết Ne có số hiệu nguyên tử là 10.
b) Magnesium (Mg) được sử dụng để làm cho hợp kim bền nhẹ, đặc biệt được sử dụng cho ngành công nghiệp hàng không. Cho biết Mg có số hiệu nguyên tử là 12.
Đáp án:
a) Ne (Z = 10): 1s22s22p6 ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA, thuộc nguyên tố p, khí hiếm.
b) Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA, thuộc nguyên tố s, kim loại.
Câu 4: Dãy nào gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau? Vì sao?
a) Oxygen (Z = 8), nitrogen (Z = 7), carbon (Z = 6);
b) Lithium (Z = 3), sodium (Z = 11), potassium (Z = 19);
c) Helium (Z = 2), neon ( Z = 10), argon (Z = 18).
Đáp án:
a)
+ O (Z = 8): 1s22s22p4 nhóm VIA
+ N (Z = 7): 1s22s22p3 nhóm VA
+ C (Z = 6): 1s22s22p2 nhóm IVA
Tính chất hóa học khác nhau, do không cùng nhóm A.
b)
+ Li (Z = 3): 1s22s1 nhóm IA
+ Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 nhóm IA
+ K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 nhóm IA
Tính chất hóa học tương tự nhau, do cùng nhóm IA (kim loại kiềm).
c)
+ He (Z = 2): 1s2 nhóm VIIIA
+ Ne (Z = 10): 1s22s22p6 nhóm VIIIA
+ Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6 nhóm VIIIA
Tính chất hóa học tương tự nhau, do cùng nhóm VIIIA (khí hiếm).
Câu 5: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
a) Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IIA.
b) Nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 3.
Đáp án:
a) Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IIA:
1s22s22p63s23p64s2
b) Nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 3:
1s22s22p63s23p6
Câu 6: Nitrogen là thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thực vật. Biết nitrogen có số hiệu nguyên tử là 7.
a) Viết cấu hình electron của nitrogen.
b) Nitrogen là nguyên tố s, p, d hay f?
c) Nitrogen là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Đáp án:
a) N (Z = 7): 1s22s22p3.
b) N thuộc nguyên tố p.
c) N là phi kim.
Câu 7: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết: 12Mg, 15P, 26Fe, 18Ar thuộc loại nguyên tố nào sau đây.
a) Nguyên tố s, p, d hay f?
b) Nguyên tố phi kim, kim loại hay khí hiếm?
Đáp án:
+ Mg (Z = 12): ô 12, chu kì 3, nhóm IIA nguyên tố s, kim loại.
+ P (Z = 15): ô 15, chu kì 3, nhóm VA nguyên tố p, phi kim.
+ Fe (Z = 26): ô 12, chu kì 4, nhóm VIIIB nguyên tố d, kim loại.
+ Ag (Z = 18): ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA nguyên tố p, khí hiếm.
Câu 8: Nguyên tố phosphorus (P) có Z = 15, có trong thành phần của một loại phân bón, diêm, pháo hoa; nguyên tố calcium (Ca) có Z = 20, đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là xương và răng. Xác định vị trí của hai nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn và cho biết chúng thuộc loại nguyên tố s, p hay d; kim loại, phi kim hay khí hiếm.
Đáp án:
+ P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 (ô 15, chu kì 3, nhóm VA) nguyên tố p, phi kim.
+ Ca (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2 (ô 20, chu kì 4, nhóm IIA) nguyên tố s, kim loại.
Câu 9: Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dung để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,… Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố S nằm ở chu kì 3, nhóm VIA.
a) Nguyên tử của nguyên tố S có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng?
b) Các electron lớp ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?
c) Viết cấu hình electron nguyên tử của S.
d) S là nguyên tố kim loại hay phi kim?
Đáp án:
a) S có 6 electron lớp ngoài cùng (nhóm VIA).
b) Các electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
c) S (ở chu kì 3, nhóm VIA): 1s22s22p63s23p4.
d) S là nguyên tố phi kim.
Câu 10: Sự phân bố electron trong nguyên tử của ba nguyên tố như sau: X: (2/8/1); Y (2/5); Z (2/8/8/1). Hãy xác định vị trí của các nguyên tố này trong bảng tuần hoàn.
Đáp án:
+ X (2/8/1): ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.
+ Y (2/5): ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.
+ Z (2/8/8/1): ô số 19, chu kì 4, nhóm IA.
Câu 11: Xác định vị trí (ô, chu kì và nhóm) trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố sau:
a) X: có số hiệu nguyên tử là 20, là nguyên tố giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa những bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.
b) Y: Nguyên tử có 9 electron, được sử dụng để điều chế một số dẫn xuất hydrocarbon, làm sản phẩm trung gian để sản xuất ra chất dẻo.
c) Z: Nguyên tử có 28 proton, được dùng trong việc chế tạo hợp kim chống ăn mòn.
d) T: Nguyên tử có số khối là 52 và 28 neutron, dùng chế tạo thép không gỉ.
Đáp án:
a) X (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2. Vị trí X: ô số 20, chu kì 4, nhóm IIIA.
b) Y (Z = 9): 1s22s22p5. Vị trí Y: ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
c) Z (Z = 28): 1s22s22p63s23p63d84s2. Vị trí Z: ô số 28, chu kì 4, nhóm VIIIB.
d) T (Z = 52 – 28 = 24): 1s22s22p63s23p63d54s1. Vị trí T: ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB.
Câu 12: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố và xác định tên nguyên tố:
a) Chu kì 3, nhóm IIIA, được dùng trong ngành công nghiệp chế tạo, cụ thể là tạo ra các chi tiết cho xe ô tô, xe tải, tàu hỏa, tàu biển và cả máy bay.
b) Chu kì 4, nhóm IB, được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các nguyên liệu như dây điện, que hàn, tay cầm, các đồ dùng nội thất trong nhà, các tượng đúc, nam châm điện từ, các động cơ máy móc,…
Đáp án:
a) Chu kì 3, nhóm IIIA: 1s22s22p63s23p1.
b) Chu kì 4, nhóm IB: 1s22s22p63s23p63d104s1
Câu 13: Anion X– và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Hãy xác định vị trí của các nguyên tố X, Y trong bảng tuần hoàn.
Đáp án:
a) X + 1e X– (3s23p6)
- Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p5.
- Vị trí X: ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
b) Y Y2+ (3s23p6) + 2e
- Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p64s2.
- Vị trí X: ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 14: Cation M3+ và anion Y2– đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Hãy xác định vị trí của các nguyên tố M, Y trong bảng tuần hoàn.
Đáp án:
a) M M3+ (2s22p6) + 3e
- Cấu hình electron của M: 1s22s22p63s23p1.
- Vị trí M: ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
b) Y + 2e Y2– (2s22p6)
- Cấu hình electron của Y: 1s22s22p4.
- Vị trí Y: ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA.
2.3. Phần trắc nghiệm (20 câu)
Câu 1: Mendeleev sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn dựa theo quy luật về
A. khối lượng nguyên tử.
B. cấu hình electron.
C.số hiệu nguyên tử.
D. số khối.
Câu 2: Silicon là một nguyên tố phổ biến và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Silicon siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử. Ngoài ra, nguyên tố này còn được sử dụng để chế tạo pin mặt trời nhằm mục đích chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện để cung cấp cho các thiết bị trên tàu vũ trụ. Vị trí của nguyên tố silicon (Z = 14) trong bảng tuần hoàn là
A.chu kì 3, nhóm IVA.
B. chu kì 3, nhóm IVB.
C. chu kì 4, nhóm IIA.
D. chu kì 3, nhóm IIB.
Câu 3: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 4: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là
A. 8 và 18.
B. 18 và 8.
C. 8 và 8.
D. 18 và 18.
Câu 5: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo ba nguyên tắc. Nguyên tắc nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử khối tăng dần.
B. Cùng số lớp electron xếp cùng cột.
C.Điện tích hạt nhân tăng dần
D. Cùng số electron hóa trị xếp cùng hàng.
Câu 6: Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây?
A. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.
B.Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
D. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thàng một cột.
Câu 7: Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào sau đây?
A. Kí hiệu nguyên tố.
B. Tên nguyên tố.
C. Số hiệu nguyên tử.
D.Số khối của hạt nhân.
Câu 8: Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng
A. số electron.
B.số lớp electron.
C. số electron hóa trị.
D. số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 9: Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là
A.7 và 9.
B. 7 và 8.
C. 7 và 7.
D. 6 và 7.
Câu 10: Nguyên tố Al (Z = 13) thuộc chu kì 3, có số lớp electron là
A. 1.
B. 2.
C.3.
D. 4.
Câu 11: Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng
A. số electron.
B. số lớp electron.
C.số electron hóa trị.
D. số electron ở phân lớp ngoài cùng.
Câu 12: Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là
A.18, 8, 8.
B. 18, 8, 10.
C. 18, 10, 8.
D. 16, 8, 8.
Câu 13: Số thứ tự của nhóm (trừ hai cột 9, 10 của nhóm VIIIB) bằng
A. số electron.
B. số lớp electron.
C.số electron hóa trị.
D. số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 14: Nguyên tố Cl (Z = 17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hóa trị là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D.7.
Câu 15: Vị trí của nguyên tố có Z = 15 trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm VIB.
B.chu kì 3, nhóm VA.
C. chu kì 4, nhóm IIA.
D. chu kì 3, nhóm IIB.
Câu 16: X là nguyên tố cần thiết cho sự chuyển hóa cảu calcium, phosphorus, sodium, potassium, vitamin C và các vitamin nhóm B.Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A.12.
B. 13.
C. 14.
D. 11.
Câu 17: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 3, nhóm IVA.
B. chu kì 3, nhóm VIA.
C. chu kì 4, nhóm VIA.
D. chu kì 4, nhóm IIIA.
Câu 18: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là
A. 1s22s22p3.
B.1s22s22p63s23p1.
C. 1s22s22p5.
D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 19: Tìm câu sai trong các câu sau đây:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp eletron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Câu 20: Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên tử sulfur?
A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron.
B.Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kì 3.
D. Sulfur nằm ở nhóm VIA.
2.4. Đáp án phần trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
C |
A |
C |
B |
D |
B |
A |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
A |
C |
D |
B |
A |
B |
B |
C |
B |
III. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM BÀI 6: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ, NHÓM A
* Xu hướng biến đổi một số tính chất nguyên tử các nguyên tố trong 1 chu kì và trong 1 nhóm A
- Trong một chu kì từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì:
+ Bán kính nguyên tử giảm dần.
+ Độ âm điện tăng dần.
+ Tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.
+ Số electron hóa trị của các nguyên tố nhóm A (trừ chu kì 1) tăng từ 1 – 8.
- Trong một nhóm A từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì:
+ Bán kính nguyên tử tăng dần.
+ Độ âm điện giảm dần.
+ Tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.
* Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong 1 chu kì
- Trong một chu kì từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì:
+ Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I – VII (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine).
+ Tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
................................
................................
................................