Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 6: Một kì quan thế giới sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc: Một kì quan thế giới
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giới thiệu được một cảnh vật là niềm tự hào của người dân Việt Nam; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung của bài đọc: Giới thiệu sự kì vĩ và vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng – báu vật thiên nhiên ban tặng và là niềm tự hào của Việt Nam.
- Đọc được thơ, ca dao về danh lam thắng cảnh, quê hương đất nước.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, biết bảo vệ và góp phần gìn giữ cảnh vật, phong tục, truyền thống tốt đẹp.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh SHS phóng to.
- Tranh, ảnh hoặc video giới thiệu về hang Sơn Đoòng (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Sơn Đoòng không chỉ rộng lớn” đến “trên mặt đất”
- Tranh, ảnh hoặc video về hoạt động giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đường phố, trường lớp (nếu có).
- Một số bài thơ, bài ca dao về danh lam, thắng cảnh, quê hương đất nước.
- Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT luyện từ và câu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng tương tác.
b. Đối với học sinh
- SHS, SBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, giới thiệu về một cảnh vật là niềm tự hào của người dân Việt Nam. - GV mời 1 – 2 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, gợi ý: Vịnh Hạ Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, Tòa nhà búp sen, chùa Một Cột,... - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ với nội sung khởi động, đọc tên và phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài mới “Một kì quan thế giới”. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện. - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, tự hào; nhấn giọng ở những từ ngữ nói về thông tin và miêu tả vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng. – HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: + Từ khó: vùi, chi chit, lộng lẫy,... + Một số câu dài: Sơn Đoòng không chỉ rộng lớn mà bên trong còn ẩn chứa hệ sinh thái độc đảo/ và một khu rừng nhiệt đới. // Trong hang có một dòng sông ngầm/ dài 2 ki-lô-mét rưỡi/ và cả những cột nhũ đả/ cao tới 70 mét/ Vùi mình trong Sơn Đoòng qua hàng triệu năm/ còn là chi chit những quần thể san hô và di tích thủ hoa thạch.//;.. – GV tổ chức HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. |
- HS hoạt động nhóm. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS nghe GV đọc mẫu. - HS đọc và luyện đọc. - HS đọc bài thành tiếng. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án Nói về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nói được một việc làm góp phần bảo vệ môi trường.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Biết giới thiệu, biết trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.
b. Năng lực đặc thù.
- Năng lực nói và nghe khi kể.
3. Phẩm chất.
- Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Chia sẻ về các việc làm để môi trường xung quang luôn xanh – sạch – đẹp a. Mục tiêu: - Xác định được yêu cầu đề bài. - Nói ề một việc làm bảo vệ mội trường. - b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của BT1: Em và bạn bè, người thân xung quanh đã làm những việc gì để môi trường xung quanh luôn xanh – sạch – đẹp? - GV tổ chức cho HS quan sát tranh gợi ý, trao đổi trong nhóm theo kĩ thuật Khăn trải bàn. - GV tổ chức cho HS trò chơi tiếp sức để chia sẻ kết quả trước lớp, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Nói về hoạt động đã làm cùng bạn bè, người thân,... để góp phần giữ gìn nhà cửa, trường lớp,... xanh – sạch – đẹp. a. Mục tiêu: - Nắm được cách thực hành bài nói trước lớp. - Vận dụng vào BT hoặc những câu hỏi có liên quan. b. Tổ chức thực hiện: - GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của BT2: Nói về hoạt động đã làm cùng bạn bè, người thân,... để góp phần giữ gìn nhà cửa, trường lớp,... xanh – sạch – đẹp. - GV hướng dẫn cho HS thêm về BT: + Giới thiệu về việc làm đó (thời gian, địa điểm mục đích,...) + diễn biến sự việc (cách thực hiện, cảm xúc khi thực hiện,...) + Kết quả của việc làm đó. + Ý nghĩa mà việc làm mang lại. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả (có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh, video clip về hoạt động bảo vệ môi trường ở trường lớp hoặc địa phương), các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. |
- HS xác định yêu cầu BT. - HS quan sát tranh, trao đổi nhóm. - HS hoạt động theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS hoạt động nhóm. - HS chia sẻ kết quả. |
................................
................................
................................
Giáo án Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc (trang 62, 63)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Viết được đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài tho đã nghe, đã đọc. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Ôn lại được kiến thức về bài văn nêu tình cảm, cảm xúc. - Thực hành viết đoạn văn b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS xác đinh yêu cầu của BT1: Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc. - GV hướng dẫn cho HS ôn, nhớ lại những nội dung đã ghi chép ở tiết trước, viết đoạn văn vào VBT. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Viết được đoạn văn theo yêu cầu. - Đọc và chỉnh sửa đoạn văn. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT2: Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em. - GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn văn vừa viết và tự điều chỉnh. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 3: Nghe bạn nhận xét để hoàn chỉnh đoạn văn. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Chỉnh sửa được bài viết. - Hoàn thiện bài viết. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu BT3: Nghe bạn nhận xét và hoàn chỉnh đoạn văn: - GV tổ chức cho HS chia sẻ bài làm trong nhóm, nghe bạn nhận xét, góp ý và điều chỉnh (nếu cần) theo gợi ý của GV. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 4: Cùng bạn trưng bày và bình chọn đoạn văn yêu thích. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hoàn thiện bài viết. - Bình chọn đoạn văn. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT4: Cùng bạn trưng bày và bình chọn đoạn văn yêu thích. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm trước lớp bằng kĩ thuật Phòng tranh. - GV tổ chức cho HS bình chọn đoạn văn mình yêu thích. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. |
- HS xác định yêu cầu BT. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS chia sẻ kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc yêu cầu BT. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT. - HS chia sẻ bài làm. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT. - HS thực hiện theo hướng dẫn GV. - HS bình chọn. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một kì quan thế giới.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc