Sách bài tập Địa lí 10 Bài 19 (Cánh diều): Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

2.3 K

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Câu 1 trang 34 SBT Địa Lí 10: Cơ cấu kinh tế bao gồm:

A. cơ cấu theo ngành, vốn đầu tư và thuế.

B. cơ cấu theo vùng kinh tế và vốn đầu tư nước ngoài.

C. cơ cấu theo thành phần kinh tế và vốn đầu tư nước ngoài.

D. cơ cấu theo ngành, theo thành phần và cơ cấu theo lãnh thổ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 34 SBT Địa Lí 10: Nhìn vào cơ cấu kinh tế theo ngành có thể thấy được

A. trình độ phát triển và thể mạnh đặc thù của mỗi vùng.

B. năng lực khai thác và tổ chức sản xuất của từng vùng.

C. sự tham gia của các ngành kinh tế ở từng vùng.

D. nguồn lực phát triển của từng vùng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 34 SBT Địa Lí 10: Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế

A. chỉ huy động được nguồn lực trong nước.

B. sẽ huy động được tối đa các nguồn lực.

C. có khả năng tác động tới nguồn lực lao động.

D. chỉ huy động được vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 trang 34 SBT Địa Lí 10: Tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), không phân biệt họ cư trú ở lãnh thổ nào, gọi là

A. tổng thu nhập quốc gia.

B. tổng sản phẩm trong nước.

C. tổng giá trị các loại hàng hoá.

D. tổng thu nhập bình quân đầu người.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 5 trang 35 SBT Địa Lí 10: Cho bảng số liệu sau:

Cho bảng số liệu sau: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta năm 2015 và năm 2020

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta năm 2015 và năm 2020.

b) Rút ra nhận xét về cơ cấu GDP của nước ta.

Lời giải:

Yêu cầu a) Vẽ biểu đồ:

Cho bảng số liệu sau: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta năm 2015 và năm 2020

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2015 và năm 2020

Yêu cầu b) Nhận xét:

- Thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất; thuế sản phẩm trờ trợ cấp sản phẩm chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

- Tỉ trọng các thành phần có sự chuyển dịch, tuy nhiên còn chậm:

+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng tăng (tăng 2%).

+ Các thành phần kinh tế khác có tỉ trọng giảm (thành phần kinh tế nhà nước giảm 1.4%; thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm: 0.4%; thuế sản phẩm trừ nợ trợ cấp sản phẩm giảm: 0.2%).

Câu 6 trang 35 SBT Địa Lí 10: Khi nào thì một đất nước có GNI lớn hơn GDP? Liên hệ với Việt Nam.

Lời giải:

- Những nước có GNI lớn hơn GDP thường là những nước phát triển, có đầu tư ra nước ngoài nhiều. Những nước có GNI nhỏ hơn GDP thường là những nước đang hoặc kém phát triển, đang tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

- Việt Nam thường có GNI nhỏ hơn GDP vì Việt Nam là nước đang phát triển, đang tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 21: Đại lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

I. Cơ cấu kinh tế

Là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Cơ cấu kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản.

+ Cơ cấu theo ngành

+ Cơ cấu theo thành phần kinh tế

+ Cơ cấu theo lãnh thổ

a. Cơ cấu kinh tế theo ngành

- Thành phần: nông nghiệp - lâm nghệp - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ

- Đặc điểm: Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều (ảnh 1)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018

b. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

- Thành phần: khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Đặc điểm: Được hình thành dựa trên chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

 

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều (ảnh 1)

c. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

- Thành phần: vùng kinh tế; tiểu vùng kinh tế

- Đặc điểm: Kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều (ảnh 1)

II. Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

- Khái niệmLà tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bên trong lãnh thổ một nước, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Đối tượng đóng góp: Không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra.

- Đo lường: GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế.

- Ý nghĩa: Chỉ số GDP được dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia.

2. Tổng thu nhập quốc gia (GNI)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều (ảnh 1)

- Khái niệm: Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

- Đối tượng đóng góp: Không phân biệt họ cư trú ở lãnh thổ nào (kể cả ở trong nước và ở nước ngoài).

- Đo lường: GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế, chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải làm ra.

- Ý nghĩa: GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực.

3. GDP và GNI bình quân đầu người

+ Được tính bằng cách chia GDP và GNI cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định (thường là một năm).

+ Là những tiêu chí quan trọng dùng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia; là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá