Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Câu 1 trang 33 SBT Địa Lí 10: Nguồn lực không bao gồm
A. vị trí địa lí, tải nguyên thiên nhiên.
B. hệ thống tài sản quốc gia, nhân lực.
C. đường lối chính sách, vốn, thị trường.
D. các nguồn tài nguyên chưa xác định được.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. Vị trí địa lí.
B. Tự nhiên.
C. Kinh tế - xã hội.
D. Vốn đầu tư của nước ngoài.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 3 trang 33 SBT Địa Lí 10: Nhận định nào sau đây là đúng với vai trò của nguồn lực thước ngoài?
A. Chỉ chi phối tới sự phát triển của một bộ phận lãnh thổ đất nước.
B. Chỉ ảnh hưởng tới thị trường nhưng không tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
C. Là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
D. Không mang tính quyết định nhưng lại rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 4 trang 33 SBT Địa Lí 10: Nối ý ở cột A (nguồn lực) với ý ở cột B (vai trò) sao cho đúng.
Lời giải:
Ghép nối:
1 - D |
2 - A |
3 - E |
4 - B |
5 - C |
a) Hãy nêu tên một số nguồn vốn mà nước ta đã thu hút được từ bên ngoài trong giai đoạn hiện nay
b) Tại sao nước ta cần phải sử dụng hợp lí, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài? Lời giải:
Lời giải:
Yêu cầu a) Một số nguồn vốn từ bên ngoài vào nước ta là:
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA
+ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài – FDI
+ Vốn của các tổ chức: WB, UNICEF, UNESCO, WWF…
Yêu cầu b) Hiện nay, nước ta còn gặp nhiều khó khăn và cần sự hỗ trợ của các nguồn vốn từ bên ngoài để phát huy tốt nguồn lực bên trong, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Lời giải:
- Theo em, hiện nay, ở Việt Nam, nguồn vốn phát triển khoa học – công nghệ là quan trọng nhất. Vì: Khoa học – công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng nhất thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa
Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Bài 21: Đại lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
I. Khái niệm nguồn lực
- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường,... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
II. Phân loại nguồn lực
- Có nhiều cách phân loại nguồn lực khác nhau, như: phân loại theo nguồn gốc hình thành, phân loại theo phạm vi lãnh thổ, phân loại theo tính chất,...
- Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành.
a. Phân loại nguồn lực theo phạm vi lãnh thổ
- Nguồn lực trong nước, gồm:
+ Tài nguyên thiên nhiên
+ Nguồn lao động
Lực lượng lao động là một trong những nguồn lực trong nước
+ Nguồn đầu tư
+ Khoa học - công nghệ
+ Lịch sử - văn hóa
+ Hệ thống tài sản quốc gia
+ Đường lối chính sách
+ Thị trường trong nước
Thị trường trong nước (minh họa)
- Nguồn lực ngoài nước, gồm:
+ Vốn đầu tư nước ngoài
+ Lao động nước ngoài
+ Tri thức, kinh nghiệm tổ chức và quản lí
+ Khoa học - công nghệ
+ Thị trường ngoài nước
b. Phân loại nguồn lực theo nguồn gốc hình thành
- Nguồn lực về vị trí địa lí, gồm: tự nhiên; kinh tế; chính trị…
- Nguồn lực về tự nhiên, gồm: đất; địa hình; khoáng sản; khí hậu; nước; sinh vật…
- Nguồn lực về kinh tế - xã hội, gồm:
+ Nguồn lao động
+ Nguồn vốn đầu tư
+ Thị trường
+ Khoa học - công nghệ
+ Thương hiệu quốc gia
+ Lịch sử - văn hóa
+ Đường lối chính sách
III. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế
Nguồn lực đóng vai trò là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
- Vị trí địa lí có vai trò quan trọng trong giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế,... giữa các nước.
- Nguồn lực tự nhiên tạo điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, góp phần tích luỹ vốn, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế.
+ Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.
+ Vốn đầu tư là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, tăng tích luỹ cho nền kinh tế.
+ Khoa học - công nghệ giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy móc, góp phần mở rộng sản xuất.
Khoa học - công nghệ giúp tăng năng suất lao động