Giải SGK Địa Lí 10 Bài 19 (Cánh diều): Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

11.7 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 19: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 19 từ đó học tốt môn Địa 10.

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 19: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Video giải Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều

1. Cơ cấu kinh tế

Câu hỏi trang 68 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 19, hãy

- Trình bày khái niệm cơ cấu kinh tế.

- Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế.

Địa Lí 10 Bài 19: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục “Cơ cấu kinh tế”, quan sát hình 19.

Trả lời:

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế:

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

+ Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế được hình thành dựa trên chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,..

2. Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Câu hỏi trang 69 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy so sánh sự khác biệt giữa GDP và GNI, GDP và GNI bình quân đầu người.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục “Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia”.

Trả lời:

* Sự khác biệt giữa GDP và GNI:

Địa Lí 10 Bài 19: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia | Cánh diều (ảnh 2)

* Sự khác biệt giữa GDP và GNI bình quân đầu người

- GDP bình quân đầu người: GDP/tổng số dân ở 1 thời điểm nhất định (thường là 1 năm).

- GNI bình quân đầu người: GNI/tổng số dân ở 1 thời điểm nhất định (thường là 1 năm).

Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1 trang 69 Địa Lí 10: Cho bảng số liệu

Địa Lí 10 Bài 19: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia | Cánh diều (ảnh 3)

Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP của thế giới năm 2010 và năm 2019. Rút ra nhận xét và giải thích.

Phương pháp giải:

- Vẽ biểu đồ:

+ Vẽ 2 biểu đồ tròn có bán kính bằng nhau, lần lượt thể hiện cơ cấu GDP của thế giới năm 2010 và năm 2019.

+ Kẻ 1 đường bán kính hướng 12 giờ. Sau đó, dùng thước đo góc để thể hiện GDP của từng ngành.

Ví dụ: Để thể hiện GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (2010), ta lấy 3,8 x 3,6= 16,68o

(Chú ý: Làm tương tự với các ngành khác, lấy số liệu trong bảng lần lượt nhân 3,6 sẽ ra số độ, dùng thước đo góc để thể hiện trên biểu đồ).

+ Ghi chú số liệu lên biểu đồ.

+ Ghi chú giải và tên biểu đồ.

- Nhận xét, giải thích dựa vào biểu đồ đã vẽ.

Trả lời:

a. Vẽ biểu đồ

Địa Lí 10 Bài 19: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia | Cánh diều (ảnh 4)

Biểu đồ cơ cấu GDP của thế giới năm 2010 và năm 2019 (%)

b. Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Cơ cấu GDP của thế giới năm 2010 và 2019 có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng công nghiệp, xây dựng; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm và tăng tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ.

Cụ thể:

+ Tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng từ 3,8% (2010) lên 4,0% (2019), tăng 0,2%.

+ Tỉ trọng dịch vụ tăng từ 63,4% (2010) lên 64,9% (2019), tăng 1,5%.

+ Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng giảm từ 27,7% (2010) xuống 26,7% (2019), giảm 1,0%.

+ Tỉ trọng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm từ 5,1% (2010) xuống 4,4% (2019), giảm 0,7%.

- Trong cơ cấu GDP của thế giới ngành dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, đứng thứ 2 là ngành công nghiệp, xây dựng; ngành nông lâm thủy sản đứng vị trí thứ 3 và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm có tỉ trọng thấp nhất.

* Giải thích

Thế giới bước sang nền kinh tế tri thức, các sản phẩm từ dịch vụ được ưu tiên sử dụng và đóng góp ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế thế giới.

Vận dụng 2 trang 69 Địa Lí 10: Hãy tìm hiểu về tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi em sinh sống.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,...

Trả lời:

- Quy mô GDP của Hà Nội năm 2020 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.016 nghìn tỷ đồng.

- GDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD).

- Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,24% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67%; khu vực dịch vụ chiếm 62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3%.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

I. Cơ cấu kinh tế

Là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Cơ cấu kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản.

+ Cơ cấu theo ngành

+ Cơ cấu theo thành phần kinh tế

+ Cơ cấu theo lãnh thổ

a. Cơ cấu kinh tế theo ngành

- Thành phần: nông nghiệp - lâm nghệp - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ

- Đặc điểm: Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều (ảnh 1)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018

b. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

- Thành phần: khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Đặc điểm: Được hình thành dựa trên chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

 

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều (ảnh 1)

c. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

- Thành phần: vùng kinh tế; tiểu vùng kinh tế

- Đặc điểm: Kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều (ảnh 1)

II. Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

- Khái niệmLà tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bên trong lãnh thổ một nước, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Đối tượng đóng góp: Không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra.

- Đo lường: GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế.

- Ý nghĩa: Chỉ số GDP được dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia.

2. Tổng thu nhập quốc gia (GNI)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều (ảnh 1)

- Khái niệm: Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

- Đối tượng đóng góp: Không phân biệt họ cư trú ở lãnh thổ nào (kể cả ở trong nước và ở nước ngoài).

- Đo lường: GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế, chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải làm ra.

- Ý nghĩa: GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực.

3. GDP và GNI bình quân đầu người

+ Được tính bằng cách chia GDP và GNI cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định (thường là một năm).

+ Là những tiêu chí quan trọng dùng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia; là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người.

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp. thuỷ sản

Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Đánh giá

0

0 đánh giá