Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Câu 1 trang 40 SBT Địa Lí 10: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất.
B. Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật thuận lợi.
C. Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
D. Giảm thiểu mối liên hệ lẫn nhau giữa các ngành kinh tế.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. Trang trại.
B. Hộ gia đình.
C. Vùng nông nghiệp.
D. Thể tổng hợp nông nghiệp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 3 trang 40 SBT Địa Lí 10: Trang trại có đặc điểm nào sau đây?
A. Quy mô sản xuất tương đối lớn.
B. Sử dụng lao động và vốn của gia đình là chủ yếu.
C. Sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình.
D. Kĩ thuật canh tác và công cụ sản xuất đơn giản, ít thay đổi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Lời giải:
- Đặc điểm vùng nông nghiệp:
+ Lãnh thổ rộng lớn, có đặc điểm tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, có ranh giới xác định.
+ Chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh của vùng với các sản phẩm đặc trưng.
+ Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, nhằm đạt hiệu quả cao.
- Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,...
“Hoa Kỳ là nước có nền nông nghiệp phát triển hiện đại hàng đầu thế giới, lao động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1 % dân số, nhưng tạo nên một khối lượng của cải lớn. Khoa học kĩ thuật được áp dụng ở mọi khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ kĩ thuật biến đổi gen, họ đã có nhiều giống cây trồng mới cho năng xuất cao, chịu được sâu bệnh, bảo quản trong thời gian dài, không gây hại sức khoẻ người tiêu dùng. Máy móc được sử dụng ở mọi khâu. Khi đến các vùng trồng trọt sẽ khó nhìn thấy lớp đất vì người nông dân sử dụng lớp phủ dẻo phủ lên đất để giữ nước và chồng cỏ mọc, chất độc hại. Nước thải và phân bón đã được tính toán theo hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới ngay vào gốc" .
Lời giải:
- Những biểu hiện nào thể hiện sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kỳ mang tính hiện đại:
+ Tỉ lệ lao động nông nghiệp thấp nhưng khối lượng của cải lớn.
+ Khoa học kĩ thuật được áp dụng ở mọi khâu.
+ Nhiều giống mới cho năng suất cao.
+ Lượng nước tưới và phân bón đã được tính toán,...
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 21: Đại lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 24: Địa Lí một số ngành công nghiệp
Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
I. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
1. Quan niệm và vai trò
a. Quan niệm
- Là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
b. Vai trò
- Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp, tập trung tư liệu sản xuất, lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Nâng cao năng suất lao động và góp phần quy hoạch theo lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân.
- Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
- Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ.
- Giảm thiểu tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
1. Trang trại
- Vai trò:
+ Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn.
+ Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
+ Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường.
- Đặc điểm:
+ Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Quy mô sản xuất tương đối lớn.
+ Thường thuê lao động.
+ Tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hoá, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Trang trại bò sữa ở Mộc Châu
2. Thể tổng hợp nông nghiệp
- Vai trò:
+ Khai thác thế mạnh của lãnh thổ.
+ Thúc đẩy liên kết kinh tế trong chế biến sản xuất và tiêu thụ nông sản.
+ Thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Đặc điểm:
+ Là lãnh thổ có diện tích tương đối lớn; không có ranh giới rõ ràng; sản xuất tập trung một vài cây trồng hoặc vật nuôi.
+ Có mối liên kết giữa các nông hộ, trang trại,... với cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm và phát triển thành các chuỗi giá trị nông sản..
+ Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, tạo ra các nông sản có giá trị và khối lượng lớn, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu.
3. Vùng nông nghiệp
- Vai trò:
+ Sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng.
+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các vùng.
Thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên
- Đặc điểm:
+ Lãnh thổ rộng lớn, có đặc điểm tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, có ranh giới xác định.
+ Chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh của vùng với những sản phẩm đặc trưng của vùng.
+ Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao.
III. Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại
- Cơ giới hoá và tự động hoá trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.
- Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...
- Công nghệ sinh học: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học,...
- Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: canh tác trên giá thể, canh tác thuỷ canh, khí canh,...
Nghiên cứu tạo ra những giống cây trồng mới
IV. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
- Gắn với thị trường: liên kết trong sản xuất nông nghiệp hình thành và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
- Ứng dụng công nghệ cao: phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh,...
- Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.