Với giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99 Ôn tập học kì 1 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 3. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99 Ôn tập học kì 1
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 88, 89, 90, 91 Ôn tập các số trong phạm vi 1 000
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 88 Bài 1:
a) Đúng ghi , sai ghi .
Các số sau được đọc là:
275: Hai trăm bảy mươi lăm.
609: Sáu trăm linh chín.
121: Một trăm hai mươi một.
584: Năm trăm tám mươi tư.
930: Chín ba không.
b) Viết số.
c) Viết mỗi số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
748 = ………………………………………………………………………
805 = ………………………………………………………………………
160 = ………………………………………………………………………
Lời giải
Để đọc (hoặc viết số) số có 3 chữ số ta đọc (hoặc viết) từ trái sang phải từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
a) 275: Hai trăm bảy mươi lăm.
609: Sáu trăm linh chín.
121: Một trăm hai mươi một.
584: Năm trăm tám mươi tư.
930: Chín ba không.
b) Viết số.
c) Viết mỗi số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Để viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị ta xác định hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của mỗi số rồi viết thành tổng.
748 = 700 + 40 + 8
805 = 800 + 5
160 = 100 + 60
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 89 Bài 2:
a) >, <, =
b) So sánh các số dưới đây và viết vào chỗ chấm.
(So sánh các chữ số từ hàng trăm, hàng chục đến hàng đơn vị.)
- Số bé nhất là: …….…………………………………………........
- Số lớn nhất là: ……………………………………………….........
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn:…………………………
c) Tô màu vàng vào ô có số lớn nhất, tô màu xanh vào ô có số bé nhất trong các số sau.
Lời giải
a)
574 < 702 465 > 461 683 = 600 + 80 + 3
236 > 98 157 < 170 1 000 > 900 + 90 + 9
b) Trong các số trên, ta có:
- Số bé nhất là: 87.
- Số lớn nhất là: 401.
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 87; 325; 329; 401.
c) Ta có các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: 752; 725; 275; 257.
Số lớn nhất là: 752.
Số bé nhất là: 257.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 89 Bài 3: Đã tô màu của hình nào?
Lời giải
Đếm số phần bằng nhau ở mỗi hình và số phần được tô màu, từ đó xác định hình đã tô màu .
Hình A được chia làm 4 phần bằng nhau và tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu hình A.
Hình A được chia làm 3 phần bằng nhau và tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu hình B.
Hình C được chia làm 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu hình C.
THỬ THÁCH: Màu gì?
Hình chữ nhật sau được tô theo ba màu xanh đậm, xanh nhạt và xám.
Đã tô số ô vuông của hình màu ………….
Đã tô số ô vuông của hình màu ………….
Đã tô số ô vuông của hình màu ………….
Lời giải
Đếm tổng số ô vuông có trong hình và số ô vuông màu xanh đậm, màu xanh nhạt và màu xám.
Sau đó, lấy tổng số ô vuông lần lượt chia cho 6; 3; 2 rồi trả lời câu hỏi.
Đã tô số ô vuông của hình màu xanh nhạt.
Đã tô số ô vuông của hình màu xanh đậm.
Đã tô số ô vuông của hình màu xám.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 90 Bài 4:
a) Làm tròn số đến hàng chục.
• Ví dụ:
• Số?
Làm tròn số 17 đến hàng chục thì được số ……
Làm tròn số 435 đến hàng chục thì ta được số ……
Làm tròn số 384 đến hàng chục thì ta được số ..…..
b) Làm tròn số đến hàng trăm.
• Ví dụ:
• Số?
Làm tròn số 854 đến hàng trăm thì ta được số ……
Làm tròn số 947 đến hàng trăm thì ta được số ……
Làm tròn số 370 đến hàng trăm thì ta được số ……
Lời giải
a) Làm tròn đến hàng chục.
Nếu chữ số hàng đơn vị lớn hơn hoặc bằng 5 thì em cộng 1 đơn vị vào số đứng trước, nếu hàng đơn vị bé hơn 5 thì em giữa nguyên, sau khi làm tròn hàng đơn vị là số 0.
Làm tròn số 17 đến hàng chục thì được số 20.
Làm tròn số 435 đến hàng chục thì ta được số 440.
Làm tròn số 384 đến hàng chục thì ta được số 380.
b) Làm tròn đến hàng trăm.
Nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng một đơn vị vào số đứng trước, nếu hàng chục nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên, sau khi làm tròn hàng chục và đơn vị là số 0.
Làm tròn số 854 đến hàng trăm thì ta được số 900.
Làm tròn số 947 đến hàng trăm thì ta được số 900.
Làm tròn số 370 đến hàng trăm thì ta được số 400.
KHÁM PHÁ:Số?
Lời giải
Làm tròn đến hàng trăm: Nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng 1 đơn vị vào chữ số hàng trăm, nếu hàng chục nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên chữ số hàng trăm, sau khi làm tròn ta viết hàng chục và đơn vị là số 0.
Con mực này nặng khoảng 500 kg. (Vì chữ số hàng chục là 9, ta cộng thêm 1 đơn vị vào chữ số hàng trăm).
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 91 Bài 5: Số?
a) 387 gồm ...... trăm, .... chục, .... đơn vị.
b) Số liền sau của 799 là …..
c) Số tròn chục lớn hơn 25 nhưng bé hơn 35 là …..
d) Số có hai chữ số, làm tròn đến hàng chục thì được số 30 là …...
Lời giải
Trước tiên, em xác định số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Số liền sau của một số thì lớn hơn số đó 1 đơn vị. Số tròn chục là số có chữ số hàng đơn vị bằng 0. Từ đó, dựa vào cách làm tròn số đến hàng chục để trả lời câu hỏi.
a) 387 gồm 3 trăm, 8 chục, 7 đơn vị.
b) Số liền sau của 799 là 800.
c) Số tròn chục lớn hơn 25 và nhưng bé hơn 35 là 30.
d) Số có hai chữ số làm tròn đến hàng chục thì được số 30 là 25; 26; 27; 28; 29.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 91 Bài 6: Hình vẽ có bao nhiêu mảnh ghép?
Ước lượng: Có khoảng ….. mảnh ghép.
Đếm: Có ….. mảnh ghép.
Lời giải
Trước hết, đếm số mảnh ghép trong mỗi hàng và số hàng, từ đó ước lượng số mảnh ghép.
Sau đó, đếm số mảnh ghép trong bước ảnh.
Mỗi hàng có khoảng 10 mảnh ghép, và có 6 hàng. Vậy ta ước lượng có khoảng 60 mảnh ghép.
Ước lượng: Có khoảng 60 mảnh ghép.
Đếm: Có 61 mảnh ghép.
TRÒ CHƠI: Bảng nhân và thú cưng.
(Thực hiện theo hướng dẫn trong SGK).
Lời giải
Học sinh thực hiện theo các bước trong SGK.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 92, 93, 94, 95 Ôn tập các phép tính
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 92 Bài 1:tổng hay hiệu.
a)
b)
c)
Lời giải
Em quan sát hình vẽ và đền vào chỗ chấm như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 92 Bài 2: Viết vào chỗ chấm tích hay thương.
a)
b)
c)
Lời giải
Em quan sát hình vẽ và đền vào chỗ chấm như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 93 Bài 3: Số?
a)
b)
Lời giải
a) Số học sinh cả hai khối là:
245 + 280 = 525 (học sinh)
Số học sinh khối 2 ít hơn khối 3 là:
280 – 245 = 35 (học sinh)
Ta điền vào bảng như sau:
b) Số học sinh ở 8 bàn là:
2 × 8 = 16 (học sinh)
Số học sinh ở 17 bàn là:
2 × 17 = 34 (học sinh)
Ta điền vào bảng như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 93 Bài 4: Số?
a) Số bé gấp lên .... lần thì được số lớn.
b) Số lớn giảm đi .... lần thì được số bé.
c) Số lớn gấp .... lần số bé.
Lời giải
Quan sát sơ đồ để điền số thích hợp.
Số bé: 1 phần
Số lớn: 5 phần
a) Số bé gấp lên 5 lần thì được số lớn.
b) Số lớn giảm đi 5 lần thì được số bé.
c) Số lớn gấp 5 lần số bé.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 93 Bài 5: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Số lớn gấp 3 lần số bé và số lớn hơn số bé 8 đơn vị.
Số lớn và số bé lần lượt là:
A. 6 và 2
B. 10 và 2
C. 12 và 4
Lời giải
Trước hết ta vẽ sơ đồ, sau đó tìm hiệu số phần bằng nhau và giá trị của 1 phần.
Từ đó, tìm số lớn, số bé.
Số bé là:
8 : 2 = 4
Số lớn là:
4 × 3 = 12
Vậy chọn C.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 93 Bài 6: Tính nhẩm.
a) 20 + 530 = ………. b) 690 – 70 = ……..
c) 90 × 6 = ……… d) 270 : 3 = ……..
Lời giải
Đây là các số tròn chục, tròn trăm nên để tính nhẩm em sẽ viết thành:
2 chục + 53 chục = 55 chục hay 20 + 530 = 550.
Thực hiện tương tự với các phép tính còn lại.
a) 20 + 530 = 550 b) 690 – 70 = 620
c) 90 × 6 = 540 d) 270 : 3 = 90
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 94 Bài 7: Đặt tính rồi tính.
a) 172 × 4 b) 785 : 8
Lời giải
Em đặt tính. Sau đó thực hiện tính:
Đối với phép nhân: Thực hiện tính từ phải sang trái
Đối với phép chia: Thực hiện chia từ trái sang phải
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 94 Bài 8: Số?
a) 610 + ……… = 970
b) 4 × ……… = 80
c) ……. : 3 = 70
Lời giải
a) Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
970 – 610 = 360
b) Muốn tìm thừa số đã biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
80 : 4 = 20
c) Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
70 × 3 = 210
Vậy ta điền số như sau:
a) 610 + 360 = 970
b) 4 × 20 = 80
c) 210 : 3 = 70
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 94 Bài 9: Tính giá trị biểu thức.
a) 493 – 328 + 244 b) 210 : 6 × 5
c) 36 + 513 : 9 d) 2 × (311 – 60)
Lời giải
Đối với biểu thức chỉ chứa phép cộng, trừ hoặc phép nhân, chia em thực hiện từ trái sang phải.
Đối với biểu thức có phép cộng, trừ, nhân, chia em thực hiện phép nhân, chia trước, thực hiện phép cộng, trừ sau.
Nếu biểu thức có dấu ngoặc em thực hiện tính trong ngoặc trước.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 94 Bài 10: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
a) Một số khi nhân với 1 bằng:
A. 1
B. 0
C. chính số đó
b) Một số khi nhân với 0 thì bằng:
A. 1
B. 0
C. chính số đó
c) Giá trị của biểu thức 3 × (27 – 27) là:
A. 1
B. 0
C. 54
d) Lớp em sử dụng loại bàn 2 chỗ ngồi (mỗi bàn có 1 hoặc 2 bạn). Để 35 bạn đủ chỗ ngồi thì cần ít nhất là:
A. 17 cái bàn
B. 18 cái bàn
C. 35 cái bàn
Lời giải
a) Một số khi nhân với 1 bằng chính số đó.
Chọn đáp án C.
b) Một số khi nhân với 0 thì bằng 0.
Chọn đáp án B.
c) Tính giá trị biểu thức, ta được:
3 × (27 – 27) = 3 × 0
= 0
d) Để tìm số bàn ít nhất ta thực hiện phép chia 35 : 2 = 17 (dư 1)
Chọn đáp án B.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 95 Bài 11: Lớp em dự định tặng mỗi bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn một túi quà gồm 2 quyển sách và 5 quyển vở. Số sách sẽ tặng là 52 quyển. Hỏi để chuẩn bị đủ các túi quà, lớp em cần có bao nhiêu quyển vở?
Lời giải
Trước hết, ta cần tính số túi quà bằng cách thực hiện phép chia lấy số sách sẽ tặng chia số quyển sách trong mỗi túi.
Sau đó để tính số quyển vở cần chuẩn bị ta thực hiện phép nhân lấy số quyển vở trong mỗi túi quà nhân với số túi quà.
Bài giải
Số túi quà cần chuẩn bị là:
52 : 2 = 26 (túi quà)
Số quyển vở cần chuẩn bị là:
26 × 5 = 130 (quyển)
Đáp số: 130 quyển
VUI HỌC: Trò chơi Ai thuộc bảng nhân?
(Thực hiện theo hướng dẫn trong SGK.)
Lời giải
Học sinh thực hiện theo các bước trong SGK.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 96, 97, 98 Ôn tập hình học và đo lường
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 96 Bài 1: Quan sát các hình bên.
a) Gọi tên các hình.
b) Đánh dấu vào hình có đúng 4 đỉnh, 4 cạnh.
c) Khoanh vào hình có 12 cạnh, 6 mặt.
Lời giải
a) Hình trên gồm có: Khối lập phương, hình vuông, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật, khối trụ, tam giác, tứ giác, hình tròn, khối cầu.
b) Các hình có đúng 4 đỉnh, 4 cạnh là hình vuông và hình chữ nhật, hình tứ giác.
c) Các hình có 12 cạnh, 6 mặt là hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 96 Bài 2: Vẽ hình chú gà con.
Lời giải
Học sinh quan sát hình ảnh chú gà con ở thực tế hoặc trong sách vở để vẽ.
Một số hình ảnh tham khảo.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 96 Bài 3: Số?
…… dm = 1 m ……. cm = 1 dm ……. mm = 1 cm
1 km = ……. m 1 m = ……. cm 1 m = ……. mm
Lời giải
Dựa vào mỗi liên hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học để điền số thích hợp vào chỗ chấm.
10 dm = 1 m 10 cm = 1 dm 10 mm = 1 cm
1 km = 1 000 m 1 m = 100 cm 1 m = 1 000 mm
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 97 Bài 4: Viết vào chỗ chấm: ki-lô-mét, mét, xăng-ti-mét hay mi-li-mét.
- Nên đo chiều dài sân bóng rổ theo đơn vị ………………………………….
- Nên đo chiều dài của con kiến theo đơn vị ………………………………….
- Nên đo chiều cao của em theo đơn vị ……………………………………….
- Nên đo khoảng cách giữa hai thành phố theo đơn vị ………………………..
Lời giải
Em ước lượng chiều dài và lựa chọn đơn vị đo thích hợp.
- Nên đo chiều dài sân bóng rổ theo đơn vị mét.
- Nên đo chiều dài của con kiến theo đơn vị mi-li-mét.
- Nên đo chiều cao của em theo đơn vị xăng-ti-mét.
- Nên đo khoảng cách giữa hai thành phố theo đơn vị ki-lô-mét.
KHÁM PHÁ. Viết vào chỗ chấm: cao hơn hay thấp hơn.
Lời giải
Đầu tiên, em tính chiều cao của tòa nhà. Từ đó so sánh chiều cao tòa nhà với tổ mối. Lưu ý nhớ đổi đơn vị về cùng một đơn vị khi so sánh.
Chiều cao tòa nhà là:
360 × 2 + 200 = 920 (cm)
Đổi 9 m = 900 cm.
Mà 900 cm < 920 cm.
Do đó tòa nhà cao hơn tổ mối.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 97 Bài 5: Số?
Lời giải
Đọc giờ trên mỗi đồng hồ rồi xác định khoảng thời gian giữa hai đồng hồ liên tiếp. Từ đó xác định thời gian ở đồng hồ thứ 5.
Em có thể thấy đồng hồ sau chỉ thời gian nhiều hơn đồng hồ trước 5 phút.
Vậy đồng hồ thứ 5 chỉ 3 giờ 2 phút.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 98 Bài 6: Nối nhiệt kế phù hợp với hình ảnh.
Lời giải
Em quan sát tranh đọc nhiệt độ trên nhiệt kế dựa vào mức thủy ngân đậm màu.
Rồi từ đó chọn hình phù hợp và nối.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 98 Bài 7: Em chọn một con vật dưới đây rồi xếp hình.
Lời giải
Học sinh tự thực hành.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 99 Ôn tập: Thống kê có thể, chắc chắn, không thể
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 99 Bài 1: Thống kê các dụng cụ học tập.
a) Thu thập
Một số dụng cụ vẽ tranh của bạn Lâm.
b) Phân loại
Có thể phân loại như sau:
Bút chì – Bút sáp – Dụng cụ gọt bút chì – Cục tẩy (cục gôm).
Viết vào chỗ chấm: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau, nhiều nhất hay ít nhất.
• Số bút sáp ……………………….
• Số dụng cụ gọt bút chì ……………………
• Số bút chì và số cục tẩy ……………………
• Số bút sáp ……………………. số bút chì.
• Số cục tẩy …………………… số bút sáp.
Số?
• Số bút sáp gấp …….. lần số bút chì.
• Số cục tẩu gấp ……... lần số dụng cụ gọt bút chì.
Lời giải
a) Quan sát tranh và đếm số dụng cụ mỗi loại.
b) Dựa vào mẫu phân loại
c) Kiểm đếm
- Có 2 bút chì.
- Có 12 bút sáp.
- Có 1 dụng cụ gọt bút chì.
- Có 2 cục tẩy.
d) Biểu đồ tranh.
Em quan sát biểu đồ tranh, thực hiện đếm và điền vào chỗ trống
• Số bút sáp nhiều nhất.
• Số dụng cụ gọt bút chì ít nhất.
• Số bút chì và số cục tẩy bằng nhau.
• Số bút sáp nhiều hơn số bút chì.
• Số cục tẩy ít hơn số bút sáp.
Dựa vào số lượng của mỗi loại thực hiện phép tính.
• Số bút sáp gấp 6 lần số bút chì.
• Số cục tẩy gấp 2 lần số dụng cụ gọt bút chì.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 99 Bài 2: Viết vào chỗ chấm: Có thể, chắc chắn hay không thể.
Ba hộp quà dưới đây đựng ba con thú bông khác nhau: mèo, chó, thỏ.
Dũng chọn một hộp quà bất kì. Hộp Dũng chọn:
a) .... có xe đồ chơi.
b) .... có một con thú bông.
c) .... có thỏ bông.
Lời giải
a) Trong ba hộp quà không có hộp nào có xe đồ chơi nên
Hộp Dũng chọn: Không thể có xe đồ chơi.
b) Cả ba hộp quà là ba con thú bông khác nhau nên
Hộp Dũng chọn: Chắc chắn có một con thú bông
c) Cả ba hộp quà đựng ba con thú bông khác nhau: mèo, chó, thỏ nên
Hộp Dũng chọn: Có thể có thỏ bông.
Xem thêm các bài giải VBT Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng