Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 5: Tờ báo tường của tôi
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Tờ báo tường của tôi. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời đối thoại của các nhân vật trong câu chuyện.
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời nói, suy nghĩ,...
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Câu chuyện thể hiện sự dũng cảm, tấm lòng nhân hậu của cậu bé. Cậu đã can đảm vượt qua nỗi sợ hãi cùng với những khó khăn khi một mình phải chạy trên con đường rừng vắng vẻ vào lúc chiều muộn để báo tin cho các chú bộ đội kịp thời cứu giúp người bị nạn.
- Hiểu được giá trị và biết làm những việc thể hiện tình yêu thương và biết quan tâm đến người khác.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu, hiểu được giá trị của tình yêu, biết quan tâm đến những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, video về tấm gương trẻ em làm việc tốt trên phương tiện truyền thông.
- Video về tiết mục biểu diễn khèn của người Mông.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 -3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Qủa ngọt cuối mùa. - GV nhận xét, đánh giá. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu video về việc tốt của một bạn nhỏ: https://www.youtube.com/watch?v=BA_H8n_Dpks - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về một tấm gương trẻ em làm việc tốt mà em biết. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.24: - GV yêu cầu HS: Em hãy nêu nội dung của tranh minh họa. - GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: Chú bộ đội biên phòng đang cầm súng đứng gác trước cổng doanh trại. Cậu bé trong dáng vẻ đang chạy hối hả về phía chú bộ đội. - GV dẫn dắt vào bài đọc: Không gian núi rừng lúc chiều tối. Cậu bé trong trang phục dân tộc Nùng đang sải bước chạy về phía đồn biên phòng. Chúng ta tò mò muốn biết vì sao chú bé lại chạy hối hả, vội vã như vậy? Khuôn mặt của chú bé lộ rõ vẻ lo lắng. Các em sẽ nghe đọc và đọc kĩ bài đọc Tờ báo tường của tôi đề tìm câu trả lời... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Tờ báo tường của tôi với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện suy nghĩ nội tâm của nhân vật trong câu chuyện - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát video. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 6: Tiếng ru
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Tiếng ru, biết nhẫn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện lời khuyên nhủ, mong ước của cha mẹ dành cho con cái.
- Nhận biết được các hình ảnh thơ trong việc biểu đạt nội dung của mỗi khổ thơ. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đóng chỉ.
- Sử dụng được một tính từ trong bài thơ để viết câu Xác định được chủ ngữ, vị ngữ của câu đã viết.
- Biết thể hiện tình cảm, sự trân trọng với người thân và bạn bè.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm, sự trân trọng với bạn bè và người thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Tiếng ru.
- Từ điển tiếng Việt.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 – 2 HS đọc một đoạn bài Tờ báo tường của tôi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm của nhân vật cậu bé trong câu chuyện. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và khen ngợi HS biết nêu ý kiến riêng và có suy luận hợp lí. - GV đưa ra đáp án gợi ý: Nhân vật cậu bé trong câu chuyện là người có lòng dũng cảm và đây tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người gặp nạn. Tình yêu thương đã giúp cậu bé có thêm can đảm vượt qua nỗi sợ hãi cùng với những khó khăn khi một mình phải chạy trên con đường rừng vãng vẻ vào lúc chiều muộn. Không chỉ dũng cảm và giàu lòng yêu thương, cậu bé còn rất thông minh. Ngay trong lúc sợ hãi, tim đập thình thịch, cậu bé đã đưa ra một quyết định sáng suốt: tìm đến các chú bộ đội biên phòng và chạy theo con đường ngắn nhất. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn một bài học cuộc sống mà em nhận được từ người thân. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS). - GV gợi ý HS một số trường hợp: + Có khi nào vì thức khuya để xem một trận bóng hấp dẫn nên em đã ngủ dậy muộn và bị trễ giờ đi học không? + Khi đó, cha mẹ sẽ nói gì với em? + Em nghĩ thế nào về những lời nói của cha mẹ? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và tổng hợp đáp án: + Quên không chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đi học. + Đi học muộn. + Bị đau bụng do ăn quả vật không rõ nguồn gốc. + Ăn cơm thường vội vàng không nhai kĩ. - Nếu lớp học có những HS có số phận không may mắn (chẳng hạn, ít được hưởng sự giáo dục từ cha mẹ, ông bà) thì GV nên khích lệ HS nói về những cố gắng vươn lên trong cuộc sống của bản thân). - GV nhấn mạnh: Những lời khuyên của ông bà, cha mẹ có khi là lời tâm sự thủ thỉ, ăn tình, nhưng đôi khi có thể là trách mắng. Nhưng dù thế nào thì những lời khuyên ấy cũng chan chứa tình yêu thương, niềm hi vọng của người thân dành cho con. Những bài học về cuộc sống mà các em nhận được từ người thân góp phần định hình tính cách, tâm hồn, giúp các em khôn lớn trưởng thành. - GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.44. - GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Bài thơ Tiếng ru sẽ giúp các em hiểu được những lời tâm tình, khuyên nhủ cùng những mong ước của cha mẹ dành cho con cái. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát. - HS lắng nghe. |
................................
................................
................................
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 21.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây