Giáo án Nếu chúng mình có phép lạ | Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 31: Nếu chúng mình có phép lạ sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 31: Nếu chúng mình có phép lạ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, mơ ước của bạn nhỏ.

- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, mơ ước của bạn nhỏ.

- Biết trận trọng ước mơ của bản thân, bạn bè và những người xung quanh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng ước mơ, niềm đam mê, trí tưởng tượng phong phú đồng thời trân trọng, tôn trọng ước mơ của mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, bài thơ về ước mơ của em và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Cánh chim nhỏ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu nhận xét của em về việc làm của cậu bé mơ ước biết bay.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS trao đổi Nếu có một phép lạ, em muốn dùng phép lạ đó để làm gì?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.132, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Giáo án Nếu chúng mình có phép lạ lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ là ước mơ có phép lạ của bạn nhỏ. Đó có thể là những ước mơ bình dị, nhưng cũng có thể là những ước mơ lớn lao. Nhưng tất cả những ước mơ ấy đều là những mong muốn đẹp đẽ cho các bạn thân yêu của mình, cho loài người nói chung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Nếu chúng mình có phép lạ với giọng đọc diễn cảm.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai, đọc diễn cảm những từ thể hiện ước mơ, cảm xúc.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.132:

+ Bom: vũ khí, vỏ kim loại, chứa chất nổ, gây sát thương, thường do máy bay thả xuống.

+ Thuốc nổ: chất có khả năng phá hoại và sát thương bằng sức ép của nó khi bị gây nổ.

- GV đọc diễn cảm, nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện ước mơ, cảm xúc của bạn nhỏ.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: phép lạ, nảy mầm, ngọt lành, người lớn, lặn, lái máy bay, thuốc nổ,...

+ Đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc nhấn giọng vào những từ ngữ chỉ ước mơ, cảm xúc của bạn nhỏ.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, mỗi HS đọc tiếp nối, luân phiên đến hết bài.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 2 - 5 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Nếu chúng mình có phép lạ.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Nếu có phép lạ, bạn nhỏ ước những điều gì?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

+ GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bạn nhỏ đã ước: cây nhiều quả chín, lớn nhanh, lặn xuống biển, lái máy bay không còn mùa đông, hoa trái bom thành trái ngon, không còn chiến tranh,...

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Theo em, hai điều ước "không còn mùa đông” và “hoá trái bom thành trải ngon" có ý nghĩa gì?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.

+ GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

+ GV chốt đáp án:

Ước “không còn mùa đông” có nghĩa là ước thời tiết dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những hiểm hoạ tự nhiên đe doạ cuộc sống của con người.

Ước “hoả trái bom thành trái ngon” có nghĩa là ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh để mọi người được sống yên vui.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3:Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, khích lệ HS giải thích hợp lý.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4:Việc lặp lại hai lần câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” ở cuối bài thơ nói lên điều gì?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV khen ngợi những HS có ý kiến hay, trình bày rõ ràng, rành mạch.

+ GV gợi ý đáp án: Việc lặp lại hai lần câu thơ nói lên mong ước có phép lạ một cách tha thiết, mãnh liệt để có thể làm gì đó cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe và đọc thầm theo.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo cặp

- HS làm việc các nhân.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về danh từ, động từ, tình từ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết được sự khác biệt giữa danh từ, động từ, tính từ và nhận diện được chúng trong ngữ cảnh (văn bản).

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Tìm từ không cùng loại trong mỗi nhóm từ..

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm từ không cùng loại trong mỗi nhóm từ.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Tìm từ không cùng loại trong mỗi nhóm từ và đọc to các nhóm từ.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Nhóm danh từ từ không cùng loại là “biến” (vì là động từ).

+ Nhóm động từ: từ không cùng loại là “quả” (vì là danh từ).

+ Nhóm tính từ từ không cùng loại là “bom” (vì là danh từ).

Hoạt động 2: Chọn từ ngữ thích hợp thay cho bông hoa.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm được từ thích hợp điền vào bông hoa.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Chọn từ ngữ thích hợp thay cho bông hoa và đọc to đoạn văn, các từ đã cho

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV chốt lại:

+ a. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình kiến đỏ đông đúc. Gia đình tôi có hàng nghìn miệng ăn, tuy không thật sung túc nhưng ai cũng được no đủ quanh năm. Tất cả chị em chúng tôi sống quây quần bên nhau, dưới một mái nhà ấm cúng, yên vui

+ b. Nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. Tôi và để tri trú mưa dưới tàu lá chuối, cả đêm nghe mưa rơi như đánh trống trên đầu. Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn. Tôi nhìn ra trước mặt, thấy một làn nước mưa chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ. Đấy là một con sông mà đêm qua tối trời, chúng tôi không nhìn rõ.

Hoạt động 3: Viết 4 – 5 câu về chủ đề tự chọn, trong đó sử dụng các từ: mơ, bà tiên, kì lạ.

a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Viết 4 – 5 câu về chủ đề tự chọn, trong đó sử dụng các từ cho trước.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Viết 4 – 5 câu về chủ đề tự chọn, trong đó sử dụng các từ: mơ, bà tiên, kì lạ.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm.

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS viết đúng và hay.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc trước nội dung Tiết học sau: Tìm hiểu cách viết thư SGK tr.134.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện

................................

................................

................................

Giáo án Tìm hiểu cách viết thư

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ: Biết cách viết một bức thư.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (viết thư theo yêu cầu).

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Đọc báo cáo và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phát triển kĩ năng viết thư.

b. Cách thức tiến hành

- GV nêu khái quát mục tiêu, nhiệm vụ của bài tập 1: Đọc bức thư và trả lời lần lượt 2 câu hỏi

+ a. Bức thư của ai gửi cho ai? Dựa vào đâu mà em biết.

+ b. Bức thư gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.

+ GV hướng dẫn HS thực hiện làm việc nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu ý kiến trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án:

a. Bức thư của bạn Phương Linh viết cho bạn Việt Phương. Em biết điều đó dựa vào lời chào đầu thư và cuối thư.)

b. Bức thư gồm có 3 phần phần mở đầu nội dung, kết thúc. Phần mở đầu gồm thời gian, địa điểm viết thư, lời chào; Phẩm nội dung, hỏi thăm bạn Việt Phương, kể về chuyến đi chơi công viên Thủ Lệ của gia đình minh, ước mơ và cách bạn sẽ làm để thực hiện ước mơ của mình;...Phần kết thúc, hỏi về ước mơ của người bạn, chúc, xưng hô, chào.

- GV mời 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK tr.134.

Hoạt động 2: Trao đổi những thông tin em muốn viết trong thư gửi cho bạn ở xa.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trao đổi những thông tin em muốn viết trong thư gửi cho bạn ở xa.

b. Cách thức tiến hành

- GV nêu yêu cầu bài tập 2: Trao đổi những thông tin em muốn viết trong thư gửi cho bạn ở xa.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Thăm hỏi bạn hoặc gia đình bạn (sức khoẻ, công việc, học tập,...).

+ Chia sẻ thông tin về trưởng, lớp, gia đình, ước mơ,... (những thay đổi, hoạt động, li do).

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có ý sáng tạo, lời hỏi thăm linh cảm, chân thành, quan tâm tới người nhận thư.

Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Viết 3 – 4 câu về tình cảm với người thân hoặc bạn bè, trong đó có sử dụng các động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc.

b. Cách thức tiến hành

- GV nêu yêu cầu bài tập: Viết 3 – 4 câu về tình cảm với người thân hoặc bạn bè, trong đó có sử dụng các động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:

+ Xác định các động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc muốn viết trong câu.

+ Viết 3 – 4 câu về tình cảm với người thân hoặc bạn bè.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, khen ngợi những HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc trước Tiết tiếp theo: Anh Ba SGK tr.135.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc SGK.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Bài 31.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 30: Cánh chim nhỏ

Giáo án Bài 32: Anh Ba

Giáo án Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1

Giáo án Bài 1: Hải thượng lãn ông

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

 

Đánh giá

0

0 đánh giá