Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 Hóa học 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024

I. TRẮC NGHIỆM:

ALKANE – HYDROCARBON KHÔNG NO - ARENE

Câu 1: Chất nào sau đây không phải là hydrocarbon?

A. CH3CH3.

B. CH2=CH2.  

C. CH≡CH.    

D. CH3CH2OH.

Câu 2: Alkane X có chứa 14 nguyên tử H trong phân tử. Số nguyên tử carbon trong phân tử X là

A. 4.       

B. 5.       

C. 6.     

D. 7.

Câu 3: Hợp chất X tên gọi là: 4-ethyl-3,3-dimethylhexane. CTCT của X là

A. CH3-CH2-C(CH3)2-CH(C2H5)-CH2-CH3.

B. CH3-CH2-C(CH3)2-CH(C2H5)- CH3.

C. CH3- C(CH3)2- CH2-CH(C2H5)-CH2-CH3.    

D. CH3-CH(CH3)2-CH2-CH2-CH3.

Câu 4: Cho các hydrocarbon sau:

Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (ảnh 1)

Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (ảnh 2)

Một số nhận định về các hydrocarbon trên là:

(1) Số phân tử hydrocarbon không no bằng 5;  

(2) Số phân tử alkene bằng 3;

(3) Số phân tử alkyne bằng 2;  

(4) Số phân tử thuộc dãy đồng đẳng của benzene bằng 4.

(5) Số phân tử arenen bằng 5.

Trong các nhận định này, số nhận định đúng

A. 1.      

B. 2.   

C. 3.        

D. 4.

Câu 5: Tên gọi của chất nào sau đây không đúng?

Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (ảnh 3)

Câu 6: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2-chloropropene.   

B. But-2-ene.  

C. 1,2-dichloroethane.    

D. But-2-yne.

Câu 7: Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là

A. 3.         

B. 2.   

C. 1.       

D. 4.

Câu 8: Cho các alkene sau: CH2=CH-CH3; (CH3)2C=C(CH3)2; CH3CH=CHCH3 và CH3CH=CHC2H5. Số alkene có đồng phân hình học là

A. 2.      

B. 4.         

C. 1.         

D. 3.

Câu 9: Alkane (A) có công thức phân tử C8H18. (A) tác dụng với chlorine đun nóng chỉ tạo một dẫn xuất monochloro duy nhất. Tên gọi của (A) là

A. octane.    

B. 2-methylheptane.   

C. 2,2-dimethylhexane.

D. 2,2,3,3-tetramethylbutane.

Câu 10: Cho isopentane tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1: 1, số sản phẩm monochloro tối đa thu được là

A. 2.      

B. 3.        

C. 5.      

D. 4.

Câu 11: Tên gọi của alkane nào sau đây đúng?

A. 2-ethylbutane.    

B. 2,2-dimethylbutane.     

C. 3-methylbutane.    

D. 2,3,3-trimethylbutane.

Câu 12: Alkane (A) có công thức phân tử C5H12. (A) tác dụng với chlorine khi đun nóng chỉ tạo một dẫn xuất monochloro duy nhất. Tên gọi của (A) là

A. pentane.   

B. 2-methylbutane.   

C. 2,2-dimethylpropane.

D. 3-methylbutane.

Câu 13: Khi cho alkane X (trong phân tử có phần trăm khối lượng carbon bằng 83,72%) tác dụng với chlorine theo tỉ lệ số mol 1: 1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monochloro đồng phân của nhau. Tên của X là (Cho H = 1; C = 12; Cl = 35,5)

A. 2-methylpropane.  

B. 2,3-dimethylbutane.   

C. butane.  

D. 3-methylpentane.

Câu 14: Hợp chất X có công thức phân tử C5H12 khi tác dụng với chlorine (có chiếu sáng) tạo được bốn dẫn xuất thế monochlorine. X là

A. pentane.   

B. isopentane.  

C. neopentane.       

D. isobutane.

Câu 15: Khi được chiếu sáng, hydrocarbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với chlorine theo tỉ lệ mol 1: 1, thu được ba dẫn xuất monochloro là đồng phân cấu tạo của nhau?

A. neopentane.      

B. pentane.   

C. butane.     

D. isopentane.

Câu 16: Chất nào sau đây là đồng phân của CH≡C-CH2CH3?

A. CH≡C-CH3.      

B. CH3C≡C-CH3.

C. CH2=CH-CH2CH3.   

D. CH2=CH-C≡CH.

Câu 17: Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?

A. CH3CH=CH-CH3.

B. (CH3)2C=CH-CH3.

C. CH3-CH=CH-CH(CH3)2. 

D. (CH3)2CHCH=CHCH(CH3)2.

Câu 18: Ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu alkyne đồng phân của nhau?

A. 3.        

B. 4.       

C. 2.     

D. 5.

Câu 19: Theo IUPAC alkyne CH3-C≡C-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3 có tên gọi là

A. 4-dimethylhex-1-yne.  

B. 4,5-dimethylhex-1-yne.  

C. 4,5-dimethylhex-2-yne.  

D. 2,3-dimethylhex-4-yne.

Câu 20: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?

A. Benzene.     

B. Ethylene.    

C. Methane.     

D. Butane.

Câu 21: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?

A. Acetylene.   

B. Propylene.  

C. Ethylen.    

D. Methane.

Câu 22: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?

A. Methane.    

B. Ethylen.   

C. Benzene.   

D. Propyne.

Câu 23: Cho các chất sau: propane, propene, propyne, butane, but-l-yne, but-2-yne, but-1-ene và cis-but-2-ene. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là

A. l.       

B. 2.    

C. 3.        

D. 4.

Câu 24: Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-chlorobutane?

A. But-1-ene.     

B. Buta-1,3-diene.  

C. But-2-yne.  

D. But-1-yne.

Câu 25: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là

A. CO2.     

B. CH4.      

C. N2.       

D. Cl2.

Câu 26: Arene (B) có công thức phân tử C8H10. Khi có mặt bột Fe, (B) tác dụng với bromine tạo một sản phẩm thế monobromo duy nhất. Số công thức cấu tạo phù hợp với (B) là

A. 3.    

B. 4.       

C. 1.      

D. 2.

Câu 27: Cho các chất sau: methane, ethylene, acetylene, benzene, toluene và naphthalene. Số chất ở thể lỏng trong điều kiện thường là

A. 1.        

B. 2.     

C. 3.       

D. 4.

Câu 28: Chất lỏng X có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường. X là chất nào trong các chất sau đây?

A. Benzene.   

B. Toluene.  

C. Styrene.    

D. Naphtalene.

Câu 29: Ba hydrocarbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

A. alkane.    

B. arene.      

C. alkene.    

D. alkyne.

Câu 30: Chất X có công thức: CH3–CH(CH3)–CH=CH2. Tên thay thế của X là

A. 2-methylbut-3-ene.

B. 3-methylbut-1-yne.

C. 3-methylbut-1-ene.

D. 2-methylbut-3-yne.

Câu 31: Khi cho but-1-ene tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.  

B. CH3-CH2-CHBr-CH3.

C. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br. 

D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 32: Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 không thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. But-1- yne và but-2-yne.

B. Acetylene và ethylene.   

C. Propyne và but-1-yne.  

D. But-2-ene và propyne.

Câu 33: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Alkane không tham gia phản ứng cộng.

B. Phản ứng đặc trưng của alkene và alkyne là phản ứng cộng.

C. Benzene và đồng đẳng dễ tham gia phản ứng thế hơn phản ứng cộng.

D. Styrene dễ tham gia phản ứng thế hơn phản ứng cộng.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây về alkane là không đúng?

A. Trong phân tử alkane chỉ có liên kết đơn.

B. Chỉ các alkane là chất khí ở điều kiện thường được dùng làm nhiên liệu.

C. Các alkane lỏng được dùng sản xuất xăng, dầu và làm dung môi.

D. Các alkane rắn được dùng làm nhựa đường, nguyên liệu cho quá trình cracking.

Câu 35: Cho các chất sau: methane, ethylen, but-2-yne và acetylene. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch bromine.

B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.

C. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch bromine. 

D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch KMnO4.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng (ở điều kiện thường)?

A. Các alkane từ C1 đến C4 và neopentane ở trạng thái khí.

B. Các alkene, alkyne từ C2 đến C4 ở trạng thái khí (trừ but-2-yne ở thể lỏng).

C. Các alkane không tan hoặc tan rất ít trong nước và nhẹ hơn nước.

D. Các alkane không tan hoặc tan rất ít trong các dung môi hữu cơ.

Câu 37: Cho các phát biểu sau:         

(1) Propane và butane được sử dụng làm khí đốt.

(2) Các alkene được sử dụng để tổng hợp polymer.

(3) Acetylene được sử dụng làm nhiên liệu trong hàn, cắt kim loại.

(4) Styrene được dùng để sản xuất polystyrene, một chất dẻo đa dụng trong cuộc sống.

(5) p-xylene là nguyên liệu sản xuất tơ polyester.

Số phát biểu đúng

A. 5.     

B. 2.   

C. 3.      

D. 4.

Câu 38: Cho 3 hydrocarbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử carbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Trong các phát biểu sau:

(a) 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H2 (Ni, to).  

(b) Chất Z có đồng phân hình học.

(c) Chất Y có tên gọi là but-1-yne.

(d) Ba chất X, Y và Z đều có mạch carbon không phân nhánh.

Số phát biểu đúng

A. 3.    

B. 1.

C. 4.    

D. 2.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

A

C

A

B

B

A

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

B

B

B

B

B

A

C

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

D

B

A

B

C

C

C

C

C

31

32

33

34

35

36

37

38

 

 

B

C

D

B

C

D

A

D

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá