Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Toán 4 Bài 32: Luyện tập chung sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Toán 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Toán lớp 4 Bài 32 (Kết nối tri thức): Luyện tập chung
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
- Nhận biết được hình bình hành, hình thoi.
- Thực hiện được việc vẽ đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song bằng thước thẳng và ê ke.
- Thực hiện được việc đo, vẽ, lắp ghép, tạo lập một số hình phẳng đã học.
- Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến vẽ hình, lắp ghép, tạo lập hình gắn với một số hình phẳng đã học.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: qua việc mô tả các hiện tượng quan sát được, diễn giải câu trả lời được đưa ra.
- Năng lực giao tiếp toán học: qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra.
2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Hình vẽ trong bài.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SHS.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
TIẾT 1: LUYỆN TẬP |
|
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: |
|
- GV chiếu hình ảnh sau. - GV mời 1 HS lên bảng chỉ ra những đường thẳng song song với nhau. - GV có thể hỏi một số câu hỏi: “Các em có biết đây là cây gì không?”, “Cái cây được tạo thành bởi những hình nào?” - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc lại về hai đường thẳng song song. Cô trò mình sẽ cùng luyện tập kiến thức này trong “Bài 32: Luyện tập chung – Tiết 1: Luyện tập” |
- HS giơ tay lên bảng chỉ ra các cặp đường thẳng song song. - HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập. |
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng định hướng trong không gian và nhận biết một số loại hình phẳng đã học. - Củng cố kĩ năng nhận biết hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. b. Cách thức tiến hành |
|
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Chọn câu trả lời đúng. Việt có 4 miếng dán như sau: Biết Việt dán hình bình hành sau khi dán hình vuông và trước khi dán hình tam giác. Hỏi hình nào dưới đây là sản phẩm của Việt? - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, phân tích đề bài và các đáp án để chọn ra đáp án đúng. - GV gợi ý: Việt dán hình bình hành sau khi dán hình vuông và trước khi dán hidnh tam giác có nghĩa là 3 hình đó được dán theo thứ tự từ trước đến sau là: hình vuông, hình bình hành, hình tam giác. Hình dán trước sẽ là hình ở bên dưới trong hình vẽ. - GV gọi một số HS đọc phương án của mình. - GV nhận xét, chữa bài, chốt đáp án. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Quan sát hình sau, hãy chỉ ra: a) Hai đoạn thẳng song song với nhau. b) Hai đoạn thẳng vuông góc với nhau. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, có thể sử dụng thước thẳng, ê ke để xác định cặp đường thẳng nào song song, cặp đường thẳng nào vuông góc. - GV mời 2 HS đọc to kết quả. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 a) Vẽ đường thẳng AB và điểm H không nằm trên đường thẳng AB (theo mẫu). b) Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm H và vuông góc với đường thẳng AB. c) Vẽ đường thẳng EG đi qua điểm H và song song với đường thẳng AB. - GV cho HS thực hiện từng yêu cầu của bài toán vào vở. - GV có thể vẽ hình lên bảng và gọi HS lên bảng kẻ đường thẳng theo yêu cầu. - GV nhận xét và chữa bài. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Lấy các que tính xếp thành hình bên. Di chuyển 2 que tính để được 2 hình thoi. - GV tổ chức HS hoạt động nhóm 4 người, thảo luận để sắp xếp que tính. - GV yêu cầu HS xếp các que tính hoặc bút để tạo thành hình như trong SGK, rồi di chuyển 2 que tính (hoặc bút) để được 2 hình thoi. - GV gợi ý: Có một hình to và một hình nhỏ. - GV chữa bài. |
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: + Phương án A loại vì hình bình hành được dán trước khi dán hình vuông. + Phương án B loại vì lí do tương tự phương án A. + Phương án C loại vì hình bình hành được dán sau khi dán hình tam giác. + Phương án D phù hợp với mô tả. - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) Hai đoạn thẳng EG và HK song song với nhau. b) Hai đoạn thẳng AB và BC vuông góc với nhau. - HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: - HS hoạt động theo nhóm, suy nghĩ để xếp que tính theo yêu cầu. - Kết quả: - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 22 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Toán 4 Kết nối tri thức Bài 32: Luyện tập chung
Để mua Giáo án Toán 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây
Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: