Giáo án Địa Lí 11 Bài 14 (Kết nối tri thức 2024): Thực hành tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ Giáo án Địa Lí lớp 11 bộ Kết nối tri thức mới nhất được biên soạn đầy đủ bám sát chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời Thầy/cô và các bạn đón xem:

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Bài 14: Thực hành tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế (về du lịch và xuất khẩu) của khu vực Đông Nam Á.

- Đánh giá được tương quan về một số chỉ tiêu kinh tế của khu vực Đông Nam Á Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2020

- Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2020. Phân tích biểu đồ để rút ra nhận xét.

- Tính toán, xử lí số liệu tính chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2020.

2.Năng lực:

- Học sinh có khả năng tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm, năng lực giải quyết vấn đề.

Nhận thức khoa học địa lí: thấy được lịch và phát triển của ngành ngoại thương rất quan trọng trong phát triển kinh tế Đông Nam Á.

- Tìm hiểu địa lí: sử dụng số liệu thống kê, sử dụng lược đồ, tranh ảnh, tính số liệu, nhận xét biểu đồ đã vẽ

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: liên hệ thực tế với phát triển du lịch tại địa phương

3. Phẩm chất:

- Sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước; có ý thức bảo vệ môi trường

- Chăm chỉ trong chăm học, hăng say tìm hiểu để phát triển bản thân và trở thành công dân có ích cho xã hội.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1.Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- SGK Địa lí 11

- Bảng số liệu, biểu đồ, các nội dung kiến thức có liên quan tới hoạt động du lịch và tình hình xuất nhập khẩu của Đông Nam Á.

2. Học sinh

- Các dụng cụ vẽ biểu đồ, SGK, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: HS biết các địa điểm du lịch nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á. Tính được cán cân xuất nhập khẩu ở khu vực.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS ghi ra giấy

* Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á

* Năm 2020, khu vực Đông Nam Á giá trị xuất khẩu đạt 1676,3 tỉ USD, giá trị nhập khẩu 1526,6 tỉ USD. Cán cân xuất nhập khẩu toàn khối đạt giá trị…..

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

2.1: Hoạt động tìm hiểu về du lịch khu vực Đông Nam Á

a) Mục tiêu: HS hiểu được tiềm năng du lịch khu vực Đông Nam Á.

- Tính toán, xử lí số liệu tính chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát máy chiếu với bảng số liệu, bản đồ, để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

GỢI Ý CẤU TRÚC BÁO CÁO:

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

a. Tiềm năng du lịch khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, với đặc điểm đặc trưng về các điều kiện tự nhiên. Trong đó phải kể đến địa hình, khí hậu, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên,… Các điều kiện tự nhiên này tác động du lịch

Giáo án Địa lí 11 Bài 14 (Kết nối tri thức 2024): Thực hành tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á (ảnh 1)

Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam của châu Á. Đây là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Lào là quốc gia duy nhất thuộc Đông nam á không giáp biển.

Chủ yếu là đồi núi và núi lửa, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Biển mang đến lợi thế, thuận lợi thực hiện các hoạt động khai thác, phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó là các ngành nuôi trồng và chế biến sản phẩm nuôi trồng. Biển mang đến cách thức di chuyển, giao thương và hợp tác khác cho các quốc gia trong khu vực.

Các địa hình khác nhau cũng mang đến đặc trưng về khí hậu.

– Khí hậu của Đông Nam Á mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

– Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng có mùa đông lạnh ở phía Bắc Việt Nam và Myanmar.

– Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.

Đông Nam Á có đặc điểm cảnh quan tương đối đa dạng, đặc trưng cho các kiểu khí hậu.

b. Tình hình phát triển du lịch

- Số lượt khách

Số lượt khách có xu hướng tăng nhanh từ 49,3 triệu lượt người (2005) tăng lên 138,5 triệu người (2019)

- Doanh thu

Doanh thu có xu hướng tăng nhanh từ 33,8 tỉ USD (2005) tăng lên 147,6 tỉ USD (2019)

Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu ở từng khu vực

Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD

Mức chi tiêu bình quân = (Chi tiêu của khách du lịch / Số khách du lịch)×1000= (USD/Người).

Đơn vị: USD / người

Năm

2005

2010

2015

2019

Mức chi tiêu bình quân khách du lịch

685,6

973,0

1041,3

1065,7

 

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chia lớp thành các cặp đôi, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân hoàn thành nội dung sau:

- Tiềm năng du lịch

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 14: Thực hành tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á.

Để mua Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Xem thêm các bài giáo án Địalớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Giáo án Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Giáo án Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

Giáo án Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

Giáo án Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, và dân cư Hoa Kỳ

Đánh giá

0

0 đánh giá