Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ Giáo án Địa Lí lớp 11 bộ Kết nối tri thức mới nhất được biên soạn đầy đủ bám sát chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời Thầy/cô và các bạn đón xem:
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, em sẽ:
- Viết được báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á
- HS biết khai thác, chọn lọc thông tin từ internet và các nguồn thông tin khác liên quan đến vấn đề dấu khi ở khu vực Tây Nam Á và viết báo cáo
2. Năng lực
*. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập như khai thác hình ảnh, video để trả lời câu hỏi. Biết lưu giữ thông tin, chủ động ghi chép lại những nội dung chính của bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự giác để thảo luận với HS khác đồng thời đánh giá, nhận xét được kết quả học tập của HS khác. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để báo cáo kết quả học tập.*. *. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Xác định được các bước cần thiết để viết báo cáo về một vấn đề địa lí.
+ Xác định được các nội dung để viết được báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
Khai thác, chọn lọc, thu thập được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí có liên quan đến ngành dầu mỏ của Tây Nam Á.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Phân tích tác động của ngành dầu khí đến phát triển kinh tế-xã hội toàn khu vực và trên thế giới hiện nay.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng. Có trách nhiệm cao trong bảo vệ tài nguyên, môi trường và tinh thần hợp tác quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Tài liệu cho HS và giao nhiệm vụ từ tiết trước
*GV gợi ý HS thu thập tư liệu
- Thu thập tư liệu từ các sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam Á
- Một số website có tư liệu về tài nguyên dầu mỏ và kai thác ở khu vực Tây Nam Á:
+ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): https://www.opec.org
+ Ngân hàng thế giới (WB): https://www.worldbank.org
và hướng dẫn Hs khai thác thông tin như sau
- Dựa vào kiến thức đã học, thông tin tham khảo và thông tin thu thập được, nêu vai trò của tài nguyên dầu mỏ đối với khu vực Tây Nam Á.
– Dựa vào bảng 17, cho biết:
+ Trũ lượng, sản lượng khai thác, sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của khu vực (có thể so
sánh với thế giới).
+ Trữ lượng, sản lượng khai thác, sản lượng xuất khẩu khi tự nhiên của khu vực (có thể so sánh với thế giới).
- Dựa vào thông tin tham khảo, chọn lọc các thông tin liên quan đến nội dung báo cáo.
2. Học sinh
Tư liệu về dầu khí một số nước Tây Nam Á, phiếu đánh giá. Dàn ý bài báo cáo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
(Cá nhân/5 phút)
a) Mục tiêu
- Kiến thức: Tạo hứng thú cho Hs khi bước vào bài học.
- Kĩ năng: phân tích khai thác thông tin, dữ liệu từ truyền thông.
b) Nội dung: Hs chơi trò chơi theo nhóm
c) Sản phẩm:
Câu trả lời miệng của HS
d) Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm. GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn. Gv có 4 câu hỏi, nhóm nào nhanh hơn thì được quyền trả lời, trả lời đúng thì đc cộng điểm, sai thì đội khác có quyền bổ sung
Câu hỏi 1: Điền từ tích hợp vào chỗ trống
Tây Nam Á được xem là…….. thế giới ( Từ liên quan đến tài nguyên dầu mỏ)- Rốn dầu
Câu hỏi 2: Đất nước nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Tây Nam Á ? - Ả rập xê út
Câu hỏi 3: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới có tên viết tắt là gì? OPEC
Câu hỏi 4: Dầu mỏ được phát hiện đầu tiên ở I ran vào năm nào? Năm 1908
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tham gia trò chơi theo nhóm
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày trình bày
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chuẩn kiến thức, nhận xét tinh thần học tập, tổng kết trò chơi và dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1:Kiểm tra nội dung chuẩn bị bài báo cáo ở nhà
a) Mục tiêu
- Kiến thức: tư liệu và dàn ý bài báo cáo.
- Kĩ năng: + HS biết thu thập, chọn lọc, hệ thống hóa tư liệu về tài nguyên dầu mỏ và khai thác dầu mỏ khu vực Tây Nam Á. Lập đề cương để viết báo cáo
+ HS biết kiểm tra và nhận xét công tác chuẩn bị
b) Nội dung: Hs kiểm tra chéo sản phẩm chuẩn bị của bạn
c) Sản phẩm: Sản phẩm chuẩn bị ở nhà của HS bào gồm các tư liệu và đề cương
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.
Để mua Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây
Xem thêm các bài giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á
Giáo án Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, và dân cư Hoa Kỳ
Giáo án Bài 19: Kinh tế Hoa Kỳ