25 câu Trắc nghiệm Lượm lớp 6 - Cánh diều

398

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Lượm sách Cánh diều. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Lượm

G.4. Vài nét về tác giả Tố Hữu

Câu 1. Đâu là nhận xét đúng nhất về thơ Tố Hữu?

A. Ông là gương mặt tiêu biểu của trường phái thơ siêu thực

B. Ông là con chim đầu đàn của phong trào thơ mới

C. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.

D. Ông là nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca hiện đại

Đáp án: C

Giải thích: 

Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.

Câu 2. Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?

A. Việt Bắc

B. Đêm nay Bác không ngủ

C. Sáng tháng năm

D. Mẹ Suốt

Đáp án: B

Giải thích:

Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ

Câu 3. Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

A. 1995

B. 1996

C. 1997 

D. 1998

Đáp án: B

Giải thích:

Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Câu 4. Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?

A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.

B. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết

C. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.

D. Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.

Đáp án: 

Giải thích:

Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.

Câu 5. Địa danh nào sau đây là quê hương của Tố Hữu? 

A. Hậu Giang

B. Huế

C. Hà Nội

D. Hải Dương

Đáp án: B

Giải thích:

Tố Hữu quê ở Thừa Thiên Huế

Câu 6. Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm, khi ông còn đang đi học, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi còn đang học ở trường Quốc học Huế.

Câu 7. Thơ ca Tố Hữu có sự thống nhất với?

A. Cuộc sống

B. Thiên nhiên

C. Tình yêu

D. Cách mạng

Đáp án: D

Giải thích:

Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.

G.5. Tìm hiểu chung Lượm

Câu 1. Ai là tác giả bài thơ Lượm?

A. Huy Cận

B. Tế Hanh

C. Tố Hữu

D. Xuân Diệu

Đáp án: C

Giải thích:

Tố Hữu là tác giả bài thơ Lượm

Câu 2. Trong bài thơ Lượm, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự, biểu cảm

C. Biểu cảm

D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

Đáp án: D

Giải thích:

Đọc lại tác phẩm

Câu 3. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

A. Thể lục bát

B. Thể ngũ ngôn

C. Thể thất ngôn

D. Thể thơ bốn chữ

Đáp án: D

Giải thích:

Bài thơ được làm theo thể thơ bốn chữ

Câu 4. Văn bản Lượm được viết trong thời kỳ nào?

A. Trước CMT8

B. Trong kháng chiến chống Pháp

C. Trong kháng chiến chống Mỹ

D. Khi đất nước hòa bình

Đáp án: B

Giải thích:

Năm 1946, diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và Pháp tại Huế, đến tháng 2 năm 1947 quân ta chuyển địa điểm lên chiến khu. Tại thời điểm này, nhà thơ Tố Hữu vừa từ Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm. Không lâu sau đó, trong một chuyến công tác, nhà thơ hay tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường làm nhiệm vụ. Xúc động, nhớ thương trước chú bé liên lạc nhỏ bé mà can trường này, ông đã sáng tác nên bài thơ. => Thời kỳ chống Pháp.

Câu 5. Bài thơ "Lượm" viết về đối tượng nào?

A. Lãnh đạo cách mạng

B. Thanh niên xung phong

C. Chú bé liên lạc

D. Người nông dân

Đáp án: C

Giải thích:

Bài thơ viết về Lượm - một chú bé liên lạc hồn nhiên, hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ

Câu 6. Nội dung chính của văn bản là gì?

A. Hình ảnh đẹp đẽ của chú bé liên lạc

B. Vai trò của các chú bé liên lạc trong chiến đấu

C. Tình cảm của tác giả đối với nhân vật

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
- Qua đây, tác giả cũng bày tỏ niềm cảm phục, trân trọng, ngợi ca trước sự hi sinh to lớn của các em bé giao liên như Lượm đã đóng góp quan trọng vào sự thành công của cách mạng nước nhà. 

Câu 7. Chọn các đáp án đúng

Nét đặc sắc trong nghệ thuật văn bản này là gì?

A. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

B. Xây dựng nhân vật thành công

C. Tình huống truyện kịch tính

D. Nội tâm nhân vật giằng xé

E. Thể thơ 4 chữ dễ đọc, dễ nhớ

G. Sử dụng hệ thống tự láy gợi hình, gợi cảm

Đáp án: A, B, E, G

Giải thích:

Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ 4 chữ dễ đọc, dễ nhớ, cách gieo vần cách hợp lí phù hợp với lối kể chuyện.
- Kết hợp linh hoạt giữa phương thức kể, miêu tả và biểu cảm.

- Hệ thống từ láy gợi hình, gợi cảm làm nổi bật lên ngoại hình cũng như tính cách, phẩm chất nhân vật.

- Khắc họa nhân vật thành công, để lại nhiều cảm xúc.

G.6. Phân tích chi tiết Lượm

Câu 1. Nhân vật Lượm gặp nhân vật xưng “chú” ở đâu?

A. Hàng Bè (Huế)

B. Hà Nội

C. Sài Gòn

D. Hà Tĩnh

Đáp án: A

Giải thích:

Hoàn cảnh gặp gỡ: ngày Huế đổ máu ở Hàng Bè

Câu 2. Nhân vật Lượm hiện lên với hình dáng thế nào?

A. Khỏe mạnh, cứng cáp

B. Mập mạp, dễ thương

C. Bé loắt choắt

D. Cả A và B

Đáp án: C

Giải thích:

Nhân vật Lượm hiện lên với hình dáng bé loắt choắt

Câu 3. Nhân vật Lượm trong 2 khổ thơ đầu có vẻ đẹp gì?

A. Khỏe mạnh, cứng cáp

B. Nhanh nhẹn, hồn nhiên

C. Hiền lành, dễ thương

D. Rắn rỏi, cương quyết

Đáp án: B

Giải thích:

Nhân vật Lượm trong 2 khổ thơ đầu có vẻ đẹp nhanh nhẹn, hồn nhiên

Câu 4. Yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?

A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm

B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu

C. Biện pháp so sánh

D. Gồm 3 ý trên

Đáp án: D

Giải thích:

Từ láy cùng phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên.

Câu 5. Từ xưng hô nào không phải để gọi Lượm trong bài thơ?

A. Cháu

B. Cháu bé

C. Chú bé

D. Chú đồng chí nhỏ

Đáp án: B

Giải thích:

Từ “cháu bé” không phải để gọi Lượm trong bài thơ

Câu 6. Lượm hi sinh trong hoàn cảnh nào?

A. Khi chú bé bệnh hiểm nghèo

B. Khi chú bé bị giặc tra tấn

C. Khi chú bé đang làm nhiệm vụ

D. Khi chú bé đang chơi đùa cùng bạn

Đáp án: C

Giải thích:

Lượm hi sinh khi em đang làm nhiệm vụ và trúng đạn của giặc

Câu 7. Hình ảnh của Lượm hiện lên thế nào khi chú bé hi sinh?

A. Đau đớn

B. Sợ hãi

C. Anh dũng

D. Cả 3 phương án trên

Đáp án: 

Giải thích:

Lượm đã hi sinh một cách anh dũng khi em đang làm nhiệm vụ và trúng đạn của giặc

Câu 8. Ý nghĩa của khổ thơ:

                        Cháu nằm trên lúa

                        Tay nắm chặt bông

                        Lúa thơm mùi sữa

                        Hồn bay giữa đồng

A. Tâm hồn Lượm hòa vào với đồng quê

B. Tâm hồn Lượm thơm ngát như đồng quê

C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng

D. Gồm cả 3 ý: A, B, C

Đáp án: D

Giải thích:

Dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện vào đồng lúa quê hương và quê hương như đang ôm ấp chú bé vào lòng.

Câu 9. Lượm là nhân vật như thế nào?

A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái

B.  Dũng cảm

C. Giàu lòng yêu nước và ý chí chiến đấu kiên cường

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Lượm là cậu bé hồn nhiên, vui tươi, dũng cảm và giàu lòng yêu nước

Câu 10. Bài thơ có câu “Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt gần cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Câu nói thể hiện sự xúc động của tác giả trước sự mất mát to lớn, sự hi sinh của Lượm

Câu 11. Chọn các đáp án đúng

Văn bản trên đã gửi đến chúng ta bài học gì cho cuộc sống hôm nay?

A. Yêu quý bạn bè

B. Biết tiết kiệm

C. Trân trọng hòa bình

D. Chăm chỉ học tập

E. Vứt rác đúng nơi quy định

Đáp án: A, C, D

Giải thích:

Từ những gian khổ của nhân vật, ngày nay chúng ta thấy yêu hơn cuộc sống hòa bình, quý trọng bè bạn và tự nhủ gắng sức học tập để phục vụ cho Tổ quốc thân yêu.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Đêm nay Bác không ngủ

Trắc nghiệm Lượm

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 36, 37

Trắc nghiệm Lý thuyết hoán dụ

Trắc nghiệm Lý thuyết so sánh ẩn dụ và hoán dụ

Trắc nghiệm Gấu con chân vòng kiềng

Đánh giá

0

0 đánh giá