21 câu Trắc nghiệm Đêm nay Bác không ngủ lớp 6 - Cánh diều

396

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Đêm nay Bác không ngủ sách Cánh diều. Bài viết gồm 21 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Đêm nay Bác không ngủ

G.1. Vài nét về tác giả Minh Huệ

Câu 1. Minh Huệ bắt đầu viết văn từ khi nào?

A. Trước CMT8

B. Kháng chiến chống Pháp

C. Kháng chiến chống Mỹ

D. Khi đất nước hòa bình

Đáp án: B

Giải thích:

Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi (kháng chiến chống Pháp)

Câu 2. Đâu là tác phẩm nổi tiếng nhất của Minh Huệ?

A. Đêm nay Bác không ngủ

B. Rừng xưa rừng nay

C. Tiếng hát quê hương

D. Mùa xanh đến

Đáp án: A

Giải thích:

Trong số tất cả những sáng tác của mình, “Đêm nay Bác không ngủ” là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

Câu 3. Chọn các đáp án đúng

Minh Huệ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật với các tập thơ nào?

A. Đêm nay Bác không ngủ

B. Rừng xưa rừng nay

C. Tiếng hát quê hương

D. Mùa xanh đến

E. Đất chiến hào

Đáp án: A, C, E

Giải thích:

Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970).

Câu 4. Địa danh nào sau đây là quê hương của Minh Huệ? 

A. Nam Định

B. Ninh Bình

C. Hà Nội

D. Nghệ An

Đáp án: D

Giải thích:

Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái quê hương ông ở Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Câu 5. Đâu là năm sinh, năm mất của Minh Huệ?

A. 1910 - 2000

B. 1927 - 2003

C. 1930 - 2015

D. 1940 - 2020

Đáp án: B

Giải thích:

Minh Huệ (1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái.

Câu 6. Minh Huệ chưa từng làm công việc gì dưới đây? 

A. Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV

B. Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình

C. Giáo viên

D. Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An

Đáp án: C

Giải thích:

Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV, Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học, Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An. => Ông chưa từng làm giáo viên.

G.2. Tìm hiểu chung Đêm nay Bác không ngủ

Câu 1. Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả nào?

A. Tố Hữu

B. Tế Hanh

C. Minh Huệ

D. Viễn Phương

Đáp án: C

Giải thích:

Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả Minh Huệ

Câu 2. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám

B. Trong thời kì chống Pháp

C. Thời kì chống Mĩ

D. Khi đất nước hòa bình

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ được sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc chiến đấu

Câu 3. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả

Đáp án: D

Giải thích:

Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả.

Câu 4. Nhân vật trung tâm trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ?

A. Anh đội viên

B. Đoàn dân công

C. Anh đội viên và Bác Hồ

D. Bác Hồ

Đáp án: D

Giải thích:

Nhân vật anh đội viên là nhân vật trữ tình

Câu 5. Bài thơ Đêm nay bác không ngủ được làm theo thể thơ gì?

A. Thể lục bát

B. Thể ngũ ngôn

C. Thể song thất lục bát

D. Thể tứ tuyệt

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ Đêm nay bác không ngủ được làm theo thể thơ ngũ ngôn

Câu 6. Nội dung chính của văn bản "Đêm nay Bác không ngủ" là gì?

A. Nỗi thống khổ của nhân dân trong chiến tranh

B. Tấm lòng thương yêu của Bác Hồ dành cho bộ đội

C. Sự kính yêu của chiến sĩ dành cho lãnh tụ

D. Đáp án B và C

Đáp án: D

Giải thích:

Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Câu 7. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản "Đêm nay Bác không ngủ"?

A. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

B. Hình ảnh, chi tiết chân thực, giản dị

C. Nhân vật được cường điệu hóa, hiện lên sinh động, hấp dẫn

D. Thể thơ 5 chữ gần gũi, dễ dàng bộc lộ cảm xúc

Đáp án: C

Giải thích:

Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện.

- Phương thức biểu đạt tự sự, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố biểu cảm và miêu tả.

- Hình ảnh, chi tiết giản dị, chân thực, cảm động.

Câu 8. Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?

A. Sống tiết kiệm

B. Quan tâm, yêu thương mọi người

C. Cần cù trong lao động

D. Khiêm tốn

Đáp án: B

Giải thích:

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản trên, em có thể rút ra được bài học đạo đức về sự quan tâm, yêu thương mọi người.

G.3. Phân tích chi tiết Đêm nay Bác không ngủ

Câu 1. Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ những phương diện nào?

A. Vẻ mặt, dáng hình

B. Cử chỉ, hành động

C. Anh đội viên và Bác Hồ

D. Dáng vẻ, hành động, lời nói

Đáp án: D

Giải thích:

Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ phương diện dáng vẻ, hành động, lời nói.

Câu 2. Lý do Bác không ngủ trong bài Đêm nay Bác không ngủ?

A. Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường

B. Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ lại ở rừng

C. Bác lo lắng cho chiến dịch

D. Cả ba ý trên

Đáp án: D

Giải thích:

Bác không ngủ được vì thương chiến sĩ, dân công và lo lắng cho chiến dịch.

Câu 3. Ý nghĩa của 3 câu thơ kết bài của văn bản "Đêm nay Bác không ngủ"?

A. Đêm nay chỉ là một đêm trong rất nhiều đêm Bác không ngủ

B. Cả cuộc đời Bác dành trọn vẹn cho dân, cho nước

C. Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả, chỉ quên mình” của Bác

D. Gồm cả 3 ý

Đáp án: D

Giải thích:

Tất cả các đáp án trên đều thể hiện ý nghĩa ba câu thơ cuối bài 

Câu 4. Trong những từ sau, từ nào không xuất hiện trên bài thơ?

A. Lâm thâm

B. Thâm trầm

C. Trầm ngâm

D. Nằng nặc

Đáp án: B

Giải thích:

Từ láy “thâm trầm” không xuất hiện trong văn bản.

Câu 5. Hình ảnh Bác Hồ trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ được liên tưởng với ai?

A. Người anh

B. Người mẹ

C. Người cha

D. Người lãnh tụ vĩ đại

Đáp án: C

Giải thích:

Hình ảnh Bác Hồ trong văn bản được liên tưởng với người cha.

Câu 6. Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm gì?

A. Tình yêu quê hương, đất nước

B. Tình cảm gia đình

C. Tình bạn

D. Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng

Đáp án: D

Giải thích:

Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng là tình cảm nổi bật trong văn bản trên

Câu 7. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ chứng tỏ nhân vật anh đội viên có tấm lòng yêu thương, ngưỡng mộ, gắn bó của người chiến sĩ dành cho Bác, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Trắc nghiệm Đêm nay Bác không ngủ

Trắc nghiệm Lượm

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 36, 37

Trắc nghiệm Lý thuyết hoán dụ

Trắc nghiệm Lý thuyết so sánh ẩn dụ và hoán dụ

Đánh giá

0

0 đánh giá