10 câu Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 36, 37 lớp 6 - Cánh diều

278

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Thực hành tiếng Việt trang 36, 37 sách Cánh diều. Bài viết gồm 09 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 36, 37

Câu 1. Từ nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ được xếp vào nhóm từ gì?

A. Từ ghép đẳng lập

B. Từ ghép chính phụ

C. Từ đơn

D. Từ láy hoàn toàn

Đáp án: B

Câu 2. Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

A. Từ đơn và từ ghép

B. Từ đơn và từ láy

C. Từ đơn

D. Từ ghép và từ láy

Đáp án: D

Giải thích: Từ phức từ có hai tiếng trở lên. Gồm từ láy và từ ghép

Câu 3. Từ phức gồm mấy tiếng?

A. hai hoặc nhiều hơn hai

B. ba

C. bốn

D. nhiều hơn hai

Đáp án: A

Giải thích: Từ phức có 2 tiếng hoặc từ 2 tiếng trở lên.

Câu 4. Từ in đậm trong câu sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. […]

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa 

Đáp án: B

Giải thích: Bàn tay mẹ chỉ sự lao động vất vả nhọc nhằn của người mẹ. → Mối quan hệ tương đồng – ẩn dụ.

Tác dụng: Làm nổi bật những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình.Từ phức có 2 tiếng hoặc từ 2 tiếng trở lên.

Câu 5. Từ in đậm trong câu sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau Hàng Bè

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa 

Đáp án: C

Giải thích: Đổ máu là dấu hiệu của mất mát – ám chỉ chiến tranh. → Mối quan hệ tương cận: lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật – hoán dụ.

Tác dụng: Làm giảm bớt sự đau thương, mất mát của đất nước trong bối cảnh chiến tranh.

Câu 6. Các từ ngữ được viết hoa trong bài thơ Lượm là?

A. Hàng Bè

B. Mang Cá

C. Hà Nội

D. Lượm

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: E

Câu 7. Các từ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông, mau mau là các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ”.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 8. Từ tươi tốt, dạy dỗ, học hỏi, học hành là từ láy. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Nghĩa của các tiếng cấu tạo nên các từ trên đều có nghĩa, các từ trên là từ ghép đẳng lập.

Câu 9. Từ “khanh khách” là từ gì?

A. Từ đơn

B. Từ ghép đẳng lập

C. Từ ghép chính phụ

D. Từ láy tượng thanh

Đáp án: D

Giải thích: Từ “khanh khách” là từ láy tượng thanh, mô phỏng âm thanh tiếng cười của tự nhiên.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lượm

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 36, 37

Trắc nghiệm Lý thuyết hoán dụ

Trắc nghiệm Lý thuyết so sánh ẩn dụ và hoán dụ

Trắc nghiệm Gấu con chân vòng kiềng

Trắc nghiệm Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Đánh giá

0

0 đánh giá