Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sách Cánh diều. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
Câu 1. Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện phải viết theo lối truyền thống để tăng tính chân thực, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện phải viết theo lối truyền thống hoặc đồ họa thông tin.
Câu 2. Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, có thể viết theo những hình thức nào?
A.Viết tay
B. Thiết kế văn bản trên máy tính
C. Viết lên bảng
D. Viết lên tường
E. Viết ra cát
Đáp án: A, B
Giải thích:
Khi viết bài văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, có thể viết tay hoặc viết trên máy tính.
Câu 3. Sắp xếp các bước chuẩn bị viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc sao cho hợp lý.
Thu thập thông tin về sự kiện từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet,...
Dự kiến cách trình bày bài viết: theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.
Chọn sự kiện để thuật lại.
Dự kiến bố cục của bài (theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin).
Đáp án:
Các bước:
- Chọn sự kiện để thuật lại.
- Thu thập thông tin về sự kiện từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet,...
- Dự kiến cách trình bày bài viết: theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.
- Dự kiến bố cục của bài (theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin).
Câu 4. Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì?
A. Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện
B. Giới thiệu tóm tắt về sự kiện
C. Nêu nhân vật có trong sự kiện
D. Cả ba phương án trên
Đáp án: B
Giải thích:
Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò giới thiệu tóm tắt về sự kiện.
Câu 5. Cho quy trình viết:
- Đặt tiêu đề cho bài viết
- Viết sa pô
- Viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài theo dàn ý đã lập.
Quy trình viết ở trên là viết theo cách nào?
A. Theo cách truyền thống
B. Theo đồ họa thông tin
Đáp án: A
Giải thích:
Quy trình viết ở trên là viết theo cách truyền thống.
Câu 6. Thuyết minh là gì?
“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản”.
A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật
B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó
C. Trình bày diễn biến một vụ việc
D. Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó
Đáp án: A
Giải thích:
Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của đối tượng.
Câu 7. Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là:
A. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn độc đáo
B. Giới thiệu, cung cấp tri thức về lễ hội
C. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.
D. Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong gia đình
Đáp án: C
Giải thích:
Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.
Câu 8. Sắp xếp các bước dưới đây để đúng với trình tự viết bài văn thuyết minh:
Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin
Tìm các thông tin về sự kiện
Sử dụng chữ viết và hình ảnh để trình bày
Xác định sự kiện cần thuật lại
Trình bày theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin
Đáp án:
Các bước:
1. Xác định sự kiện cần thuật lại
2. Tìm các thông tin về sự kiện
3. Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin
4. Sử dụng chữ viết và hình ảnh để trình bày
5. Trình bày theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin
Câu 9. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ
B. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
C. Giờ Trái Đất
D. Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ
Đáp án: D
Giải thích:
Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ không phải là văn bản thuyếtminh thuật lại một sự kiện.
Câu 10. Đâu không phải đặc điểm chung của ba văn bản thuyết minh Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập, Chiến dịch Điện Biên Phủ và Giờ Trái Đất?
A. Thuật lại sự kiện bằng cách nêu các sự việc cụ thể và sắp xếp các sự kiện ấy theo trật tự thời gian (mở đầu, diễn biến và kết thúc). Với mỗi sự việc cụ thể, thường nên thời gian và địa điểm diễn ra sự việc ấy.
B. Nêu lên sự kiện được thuật lại ở tiêu đề của văn bản.
C. Chủ yếu sử dụng kiểu câu rút gọn, nhiều câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn,... để thuật lại sự kiện.
D. Tóm tắt thông tin quan trọng về sự kiện bằng sa pô.
Đáp án: C
Giải thích:
Chủ yếu sử dụng kiểu câu rút gọn, nhiều câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn,... để thuật lại sự kiện không phải là đặc điểm chung của văn bản này.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
Trắc nghiệm Lý thuyết trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
Trắc nghiệm Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1