30 câu Trắc nghiệm Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ lớp 6 - Cánh diều

246

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ sách Cánh diều. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ

D.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Đăng Mạnh

Câu 1. Về già, Nguyễn Đăng Mạnh sống tại Hà Nội? Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

 - Sai

 - Về già, Nguyễn Đăng Mạnh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 2. Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm:

“Nguyễn Đăng Mạnh được coi là ……….về văn học Việt Nam hiện đại”

A. Nhà nghiên cứu đầu ngành

B. Nhà văn học đầu ngành

C. Nhà thơ đầu ngành

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại.

Câu 3. Nguyễn Đăng Mạnh được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm bao nhiêu?

A. 2000

B. 2001

C. 2002

D. 2003

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyễn Đăng Mạnh được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2002.

Câu 4. Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh?

A. Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945

B. Nhà văn, tư tưởng và phong cách

C. Nguyên Hồng và Hải Phòng

D. Giọt nắng

Đáp án: D

Giải thích:

Tập thơ Giọt nắng – Mai Văn Phấn.

Câu 5. Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh được nhận giải thưởng nào dưới đây? 

Chọn đáp án không phù hợp:

A. Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam

B. Giải thưởng Nhà nước

C. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

Đáp án: A, B

Giải thích:

Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh được nhận giải thưởng:

- Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam

- Giải thưởng Nhà nước

Câu 6. Nguyễn Đăng Mạnh sinh ra tại:

A. Hà Nam

B. Hà Nội

C. Ninh Bình

D. Nam Định

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyễn Đăng Mạnh sinh ra tại Nam Định.

Câu 7. Thiếu thời, Nguyễn Đăng Mạnh đã từng theo học ngôi trường nào?

A. Chu Văn An

B. Nguyễn Tất Thành

C. Nguyễn Bỉnh Khiêm

D. Lê Hồng Phong

Đáp án: A

Giải thích:

Thiếu thời, Nguyễn Đăng Mạnh học trường Chu Văn An.

Câu 8. Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại giảng dạy tại ngôi trường nào?

A. Đại học Văn hóa

B. Đại học Tổng hợp

C. Đại học Sư phạm Hà Nội

D. Đại học Ngoại ngữ Hà Nội

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy.

Câu 9. Nguyễn Đăng Mạnh được phong học hàm Giáo sư năm bao nhiêu?

A. 1991

B. 1992

C. 1993

D. 1994

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyễn Đăng Mạnh được phong hàm Giáo sư năm 1991.

Câu 10. Nguyễn Đăng Mạnh được trao tặng danh hiệu nào dưới đây?

Chọn đáp án không đúng:

A. Nhà giáo Ưu tú

B. Nhà giáo Nhân dân

C. Nhà giáo Cống hiến

Đáp án: C

Giải thích:

Thầy giáo Nguyễn Đăng Mạnh được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và Nhà giáo Nhân dân.

Câu 11. Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất năm bao nhiêu?

A. 1986

B. 1987

C. 1988

D. 1989

Đáp án: A

Giải thích:

Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất năm 1986.

D.2. Tìm hiểu chung Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Câu 1. Tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Nguyễn Đăng Mạnh

C. Bình Nguyên

D. Đinh Nam Khương

Đáp án: B

Giải thích:

Tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ của Nguyễn Đăng Mạnh.

Câu 2. Tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ được trích từ?

A. Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945

B. Nhà văn, tư tưởng và phong cách

C. Nguyên Hồng và Hải Phòng

D. Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh

Đáp án: D

Giải thích:

Xuất xứ: trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh

Câu 3. Tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ là văn bản thuyết minh? Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Thể loại: văn nghị luận

Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ là:

A. nghị luận

B. tự sự

C. miêu tả

D. biểu cảm

Đáp án: A

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nhớ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc. […] Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình”.

(Nguyễn Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Nguyễn Đăng Mạnh)

A. Giới thiệu cuộc đời, tiểu sử của nhà văn Nguyên Hồng

B. Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động

C. Giới thiệu sự nghiệp của nhà văn Nguyên Hồng

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Có thể xem đây là một trong nhiều lý do đã bồi đắp nên tính nhạy cảm nói trên của Nguyên Hồng. Con người ấy thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ông mồ côi cha từ năm 12 tuổi. Mẹ lại đi bước nữa và thường phải đi làm ăn xa. […] Còn thân phận chú bé mồ côi phải sống nhờ vào một bà cô cay nghiệt nào đó thì nhà văn đã thuật lại trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu”.

(Nguyễn Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Nguyễn Đăng Mạnh)

A. Đề tài tuổi thơ là đề tài chính trong các sáng tác của Nguyên Hồng

B. Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động

C. Tuổi thơ thiếu tình thương của nhà văn Nguyên Hồng

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Tuổi thơ thiếu tình thương của nhà văn Nguyên Hồng

Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích sau:

Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Ngay từ tuổi cắp sách đến trường, ông đã phải tự lăn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn” nơi vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng… […] Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thực sự là nhà văn của nhân dân lao động.

(Nguyễn Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Nguyễn Đăng Mạnh)

A. Hoàn cảnh sống cực khổ của Nguyên Hồng

B. Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động

C. Tuổi thơ thiếu tình thương của nhà văn Nguyên Hồng

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Hoàn cảnh sống cực khổ của Nguyên Hồng

Câu 8. Qua tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã cho thấy Nguyên Hồng là nhà văn như thế nào?

A. Nhạy cảm, khao khát tình yêu thương và là nhà văn của người lao động, người dân nghèo.

B. Đôn hậu và tinh tế, nhà văn của người dân thành thị nghèo

C. “Trong nóng, ngoài lạnh”, nhà văn của người nông dân nghèo

D. Sắc sảo, trí tuệ

Đáp án: A

Giải thích:

Qua tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã cho thấy Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thương và là nhà văn của người lao động, người dân nghèo.

Câu 9. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ?

Chọn đáp án không đúng:

A. Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng 

B. Kết hợp thành công các biện pháp tu từ liệt kê, so sánh, điệp

C. Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ

Đáp án: A

Giải thích:

Nghệ thuật:

- Kết hợp thành công các biện pháp tu từ liệt kê, so sánh, điệp

- Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ

Câu 10. Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyên Hồng?

A. Bức tranh của em gái tôi

B. Bài học đường đời đầu tiên

C. Gió lạnh đầu mùa

D. Trong lòng mẹ

Đáp án: D

Giải thích:

Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

D.3. Phân tích chi tiết Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Câu 1. Nguyên Hồng là ai?

A. Một nhà văn

B. Nhà cách mạng

C. Họa sĩ

D. Chính trị gia

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên Hồng là một nhà văn

Câu 2. Sắp xếp các luận điểm dưới đây cho đúng thứ tự xuất hiện trong văn bản Nguyên Hồng, nhà văn của những người cùng khổ.

Nguyên Hồng là con người có tính nhạy cảm

Hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyên Hồng

Thuở ấu thơ bất hạnh của Nguyên Hồng

Đáp án: 

Thứ tự đúng:

- Nguyên Hồng là con người có tính nhạy cảm

- Thuở ấu thơ bất hạnh của Nguyên Hồng

- Hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyên Hồng

Câu 3. Trong đoạn đầu văn bản, tác giả khắc họa Nguyên Hồng là một người?

A. Mạnh mẽ

B. Hài hước  

C. Dễ xúc động

D. Khôn ngoan

Đáp án: C

Giải thích:

Trong đoạn đầu văn bản, tác giả khắc họa Nguyên Hồng là một người dễ xúc động, dễ khóc.

Câu 4. Khi nhắc tới những lần Nguyên Hồng khóc, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh và liệt kê

B. Điệp từ, điệp cấu trúc và liệt kê

C. Nhân hóa và liệt kê

D. Ẩn dụ và liệt kê

Đáp án: B

Giải thích:

Khi nhắc tới những lần Nguyên Hồng khóc, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ,  điệp cấu trúc và liệt kê.

Câu 5. Theo văn bản Nguyên Hồng, nhà văn của những người cùng khổ, Nguyên Hồng không khóc khi nào?

A. Khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt 

B. Khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân 

C. Khi nói đến công ơn của Tổ quốc

D. Khi mình được làm cha

Đáp án: D

Giải thích:

Văn bản không nói về vấn đề khi Nguyên Hồng được làm cha

Câu 6. Nguyên Hồng đã có một tuổi thơ no ấm, hạnh phúc, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên Hồng đã có một tuổi thơ thiếu thốn, bất hạnh.

Câu 7. Đáp án nào không nêu lên hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng?

A. Mẹ bị gia đình chồng ghét bỏ

B. Mẹ túng quẫn phải đi tha hương cầu thực

C. Bố nghiện ngập rồi mất từ lúc Nguyên Hồng 12 tuổi

D. Bố trăng hoa, nghiện ngập lúc Nguyên Hồng 12 tuổi

Đáp án: D

Giải thích:

Bố trăng hoa, nghiện ngập lúc Nguyên Hồng 12 tuổi là thông tin không có trong văn bản.

Câu 8. Chọn đáp án thể hiện những biểu hiện về "chất lao động" của Nguyên Hồng?

A. Trong hình dáng và cách uống rượu

B. Trong hình dáng và lối sinh hoạt

C. Trong cách ăn mặc và cách uống rượu

D. Trong cách ăn mặc và hình dáng

Đáp án: B

Giải thích:

- Tạo nên "chất dân nghèo, chất lao động":

+ Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió.

+ Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống,...

Câu 9. Theo văn bản Nguyên Hồng, nhà văn của những người cùng khổ, chất dân nghèo, chất lao động của Nguyên Hồng ảnh hưởng sâu sắc đến âm nhạc của ông, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đánh giá

0

0 đánh giá