10 câu Trắc nghiệm Lý thuyết về thành ngữ lớp 6 - Cánh diều

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Lý thuyết về thành ngữ sách Cánh diều. Bài viết gồm 07 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Lý thuyết về thành ngữ

Câu 1. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Nhận định trên hoàn toàn đúng

Câu 2. Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

A. Vắt cổ chày ra nước

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi

C. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

D. Lanh chanh như hành không muối

Đáp án: C

Giải thích:

Câu C là câu ca dao

Câu 3. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

Đáp án: B

Giải thích:

Thành ngữ trong câu trên đóng vai trò vị ngữ

Câu 4. Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

A. Đeo nhạc cho mèo

B. Đẽo cày giữa đường

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Thầy bói xem voi

Đáp án: A

Giải thích:

Đeo nhạc cho mèo là đáp án chính xác

Câu 5. Thành ngữ là gì?

A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta

C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Câu 6. Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Phụ ngữ

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ

Câu 7. Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đánh giá

0

0 đánh giá