TOP 10 Viết đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Viết đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng

Cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - Mẫu 1

Có thể khẳng định rằng Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Điều đó một phần là do tính cách của ông - một người nhạy cảm, dễ xúc động và dễ khóc. Từ nhỏ, ông đã sống thiếu thốn tình yêu thương, đặc biệt là của người thân trong gia đình. Cha của Nguyên Hồng mất sớm, còn mẹ thì đi bước nữa, làm ăn ở xa. Mặc dù hết mực yêu thương con, nhưng bà lại không thể ở bên cạnh chăm sóc con chỉ vì những hủ tục của xã hội đương thời. Nhà văn cảm thấy đồng cảm sâu sắc với những người bất hạnh. Cuộc sống của ông cũng không dễ dàng, phải tự kiếm sống, chung đụng với mọi hạng người nơi đầu đường xó chợ. Năm mười sáu tuổi, ông đã phải rời bỏ quê hương đến thành thị kiếm sống. Cuộc sống chân lấm tay bùn đã làm nên chất dân nghèo, chất lao động trong ông, từ đó thấm vào các tác phẩm của ông.

Cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - Mẫu 2

Đến với văn bản “Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ”, chúng ta đã hiểu hơn về nhà văn. Ông là một con người nhạy cảm, dễ xúc động và dễ khóc. Các tác phẩm của ông đều thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người bất hạnh trong xã hội. Nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ lại đi bước nữa, làm ăn xa quê. Nguyên Hồng đã phải học cách sống tự lập. Từ khi còn đi học, ông đã tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề. Đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương để kiếm sống. Cuộc sống chân lấm tay bùn đã giúp Nguyên Hồng có được “chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Ông đã thấu hiểu được cuộc sống vất vả mưu sinh của người lao động nghèo. Những tác phẩm của ông đều chứa đựng tình cảm sâu nặng, tha thiết với những kiếp người cùng khổ. Như vậy, lời khẳng định là Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ là vô cùng đúng đắn.

Cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - Mẫu 3

Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Điều đó đầu tiên xuất phát từ chính con người của ông - một người nhạy cảm, dễ xúc động. Từ nhỏ, nhà văn đã sống thiếu đi tình yêu thương, đặc biệt là của những người thân trong gia đình. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa và thường xuyên phải đi làm ăn xa. Dù yêu thương con, nhưng người mẹ ấy lại không có nhiều thời gian con. Chính bởi hoàn cảnh đó khiến cho nhà văn đồng cảm sâu sắc với những người bất hạnh. Cuộc sống của Nguyên Hồng cũng không dễ dàng. Từ nhỏ, khi còn đi học, ông đã phải tự mình bươn chải kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng người nơi đầu đường xó chợ. Mười sáu tuổi, ông đã phải rời bỏ quê hương đến thành thị kiếm sống. Hoàn cảnh đó đã làm nên chất dân nghèo, chất lao động trong ông. Điều đó đã thấm vào các tác phẩm của ông, đem đến những cảm nhận sâu sắc cho người đọc.

Cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - Mẫu 4

Khi đọc văn bản “Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ”, tác giả đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhà văn Nguyên Hồng. Ông là một con người nhạy cảm, dễ xúc động và dễ khóc. Mỗi tác phẩm của ông đều được viết từ một trái tim giàu tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc. Điều đó xuất phát từ hoàn cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa và thường xuyên phải đi làm ăn xa. Dù yêu thương con, nhưng người mẹ ấy lại không có nhiều thời gian con. Từ khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề, đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương để kiếm sống. Cuộc sống vất vả chân lấm tay bùn đã giúp Nguyên Hồng có được “chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Qua đây, có thể khẳng định Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng

Cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - Mẫu 5

Nguyên Hồng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Khi đọc các tác phẩm của ông, em đã cảm nhận được một trái tim giàu tình yêu thương và sự đồng cảm với những con người bất hạnh. Nguyên Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu, cha mất sớm mẹ lại đi bước nữa, bởi vậy mà ông luôn khao khát có được tình yêu thương. Điều đó có thể thấy được khi đọc hồi kí Những ngày thơ ấu, đặc biệt là đoạn trích Trong lòng mẹ. Hoàn cảnh gia đình đã ném ông vào môi trường cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Đó là điều kiện để ông hiểu được cuộc sống của những con người khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ. Có thể thấy được Nguyên Hồng chính là nhà văn của những con người cùng khổ trong xã hội.

Cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - Mẫu 6

Nguyên Hồng được coi là nhà văn của những người cùng khổ. Điều đó xuất phát từ hoàn cảnh sống của ông. Cha mất sớm, mẹ thường xuyên phải đi làm ăn xa. Mặc dù bà rất yêu thương con nhưng không thể ở bên cạnh quan tâm, chăm sóc. Từ khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải tự mình bươn chải kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, quen biết với mọi hạng người nơi đầu đường xó chợ. Năm mười sáu tuổi, ông rời xa quê hương để lên thành phố kiếm sống. Điều này đã giúp ông có những hiểu biết và sự đồng cảm nhất định với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Những nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng bởi vậy hiện lên đầy chân thực, sinh động.

Cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - Mẫu 7

Văn bản “Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ” đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về Nguyên Hồng. Ông là một người giàu tình cảm. Mỗi tác phẩm của ông đều được viết từ một trái tim giàu tình yêu thương với những con người nhỏ bé trong xã hội. Điều đó xuất phát từ hoàn cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Ngay từ khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề, đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương. Cuộc sống vất vả mà ông trải qua đã giúp cho tác phẩm của ông thấm đậm chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Các nhân vật cùng khổ trong văn Nguyên Hồng đều là những con người có tình sâu nghĩa nặng. Điều đó khiến cho trang văn của ông thấm thía tinh thần nhân đạo cao cả.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống