30 câu Trắc nghiệm Thời thơ ấu của Hon-đa lớp 6 - Cánh diều

250

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Thời thơ ấu của Hon-đa sách Cánh diều. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Thời thơ ấu của Hon-đa

C.11. Vài nét về tác giả Hon- đa

Câu 1. Hon-đa giữ chức gì trong tập đoàn Hon-đa?

A. Nhân viên

B. Giám đốc

C. Thư kí

D. Chủ tịch

Đáp án: D

Giải thích:

Ông giữ chức chủ tịch công ty Hon-đa.

Câu 2. Hon-đa được ví như là Napoleong của Nhật Bản, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Tạp chí People xếp ông trong danh sách năm 1980 của "25 người gây thú vị nhất năm", và tôn ông là "Henry Ford của Nhật Bản", không phải là “Napoleong”.

Câu 3. Từ khi trông thấy chiếc ô tô, Hon-đa đã có ước mơ gì?

A. Lớn lên mua một chiếc xe

B. Trở thành tài xế lái xe

C. Tự làm một chiếc xe

D. Trở thành ông chủ bán xe

Đáp án: C

Giải thích:

Hon-đa có ước mơ mong muốn sau này có thể tự làm một chiếc xe.

Câu 4. Đâu không phải là câu nói nổi tiếng của Hon-đa?

A. Đối với tôi, thành công chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm

B. Thất bại là mẹ thành công

C. Nếu tin tưởng một cái gì đó sâu sắc, ai cũng có thể tự tìm thấy năng lực bên trong của mình

D. Những con người có nhiều khuyết điểm cũng là những con người có nhiều điểm đặc biệt

Đáp án: B

Giải thích:

Thất bại là mẹ thành công là câu tục ngữ Việt Nam.

Câu 5. Đâu là đánh giá đúng về Hon-đa?

A. Là thiên tài quân sự

B. Là một nhà yêu nước

C. Là người có ý chí, biết nỗ lực

D. Là người tinh tế và đôn hậu

Đáp án: C

Giải thích:

Hon-đa là người có ước mơ, biết nỗ lực.

Câu 6. Đâu là năm sinh năm mất của Hon-đa?

A. 1906 - 1991

B. 1907 - 1991

C. 1908 - 1991

D. 1909 - 1991

Đáp án: A

Giải thích:

Hon-đa Sô-i-chi-rô (1906 - 1991)

Câu 7. Hon-đa là người nước nào?

A. Trung Quốc

B. Nhật Bản

C. Hàn Quốc

D. Thái Lan

Đáp án: B

Giải thích:

Hon-đa là người Nhật Bản

Câu 8. Hon-đa có đóng góp lớn cho nhân loại trong lĩnh vực nào?

A. Văn học

B. Âm nhạc

C. Hội họa

D. Phương tiện giao thông

Đáp án: D

Giải thích:

Ông chính là nhà sáng lập ra Honda và có những đóng góp to lớn để tạo ra một cuộc cách mạng về phương tiện giao thông cá nhân của nhân loại. 

Câu 9. Hon-đa chính là nhà sáng lập ra hãng xe Yamaha, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Ông chính là nhà sáng lập ra hãng xe Honda

Câu 10. Hon-đa xuất thân trong một gia đình?

A. Quý tộc

B. Quyền lực

C. Trung lưu

D. Nghèo khó

Đáp án: D

Giải thích:

Hon-đa xuất thân trong gia đình nghèo khó

C.12. Tìm hiểu chung về Thời thơ ấu của Hon –đa

Câu 1. Thời thơ ấu của Hon-đa là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Kịch

Đáp án: C

Giải thích:

Thời thơ ấu của Hon-đa là văn bản thuộc thể loại hồi kí

Câu 2. Thời thơ ấu của Hon-đa là sáng tác của ai?

A. Murakami

B. Hon-đa

C. Yoshimoto

D. Fujiko

Đáp án: B

Giải thích:

Thời thơ ấu của Hon-đa là sáng tác của Hon-đa

Câu 3. Tác giả văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa tự viết về mình, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Tác giả văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa viết về chính mình 

Câu 4. Thời thơ ấu của Hon-đa được trích từ?

A. Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới 

B. Hon-đa toàn tập

C. Thời thơ ấu của Hon-đa

D. Doanh nhân thế giới

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản được trích từ rích từ Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới (Bản lí lịch đời tôi), Nguyễn Trí Dũng dịch, NXB Văn hóa Sài Gòn – Báo Sài Gòn giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006)

Câu 5. Văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa có bố cục mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản có bố cục 3 phần.

Câu 6. Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?

      Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ. Cách nhà tôi khoảng 4 ki-lô-mét có một tiệm xay lúa. Vào thời đó, một tiệm xay có máy nổ hoạt động như vậy là hiếm lắm. Tôi thường được ông tôi cũng đến tiệm này chơi và bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả. Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ “bùm bùm” và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.

(Thời thơ ấu của Hon-đa – Hon-đa)

A. Tuổi thơ của nhân vật "tôi"

B. Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay 

C. Xuất thân của nhân vật “tôi”

D. Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”

Đáp án: A

Giải thích:

Đoạn trích nói về tuổi thơ của vật tôi “tôi”

Câu 7. Văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và thứ ba

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”.

Câu 8. Nội dung của đoạn trích dưới đây?

      Mùa thu năm 1914, khi đang học lớp 2, tôi nghe nói có cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su, cách nhà tôi khoảng 20 ki-lô-mét. Từ trước tới giờ, tôi chỉ được xem máy bay qua hình về chứ chưa bao giờ được nhin thấy tận mắt. Biết là có nài xin, cha tôi cũng không cho phép, nên trước đó vài ngày, chọn lúc cả nhà không ai để ý, tôi lén lấy 2 xu để làm tiền lệ phí.

(Thời thơ ấu của Hon-đa – Hon-đa)

A. Tuổi thơ của nhân vật “tôi”

B. Kỉ niệm đi xem máy bay 

C. Xuất thân của nhân vật “tôi”

D. Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”

Đáp án: B

Giải thích:

Đoạn trích nói về kỉ niệm trong lần đi xem máy bay của Hon-đa

Câu 9. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

E. Nghị luận

Đáp án: B, C, D

Giải thích:

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Câu 10. Nội dung chính của văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa?

A. Cung cấp thông tin tiểu sử của Hon-đa

B. Kể lại tuổi thơ và ước mộng của Hon-đa

C. Cuộc đời sóng gió của Hon-đa

D. Cách Hon-đa tạo ra chiếc xe

Đáp án: B

Giải thích:

Đoạn kí Thời thơ ấu của Hon-đa kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này.

C.13. Phân tích chi tiết Thời thơ ấu của Hon – đa

Câu 1. Trong văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa, cha của Hon-đa làm nghề gì?

A. Nghề rèn

B. Đánh cá

C. Buôn bán

D. Giáo viên

Đáp án: A

Giải thích:

Cha của Hon-đa làm nghề rèn

Câu 2. Hon-đa đã trải qua tuổi thơ sung sướng và đầy đủ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Thời thơ ấu của Hon-đa khá vất vả khi cậu phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình.

Câu 3. Tuổi thơ của Hon-đa gắn liền với thứ gì?

A. Con trâu

B. Sáo trúc

C. Máy móc

D. Điện thoại

Đáp án: C

Giải thích:

Tuổi thơ của Hon-đa gắn liền với kĩ thuật và máy móc.

Câu 4. Nhận xét sau đây đúng hay sai?

Hon-đa lớn lên trong tiếng phì phò thổi của ống thổi lò, với âm thanh chan chát của tiếng đe, tiếng búa nên cậu thường mệt mỏi và khó chịu.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Từ nhỏ đã được tiếp xúc với máy móc, kĩ thuật nên cậu rất có hứng thú.

Câu 5. Niềm hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật của Hon-đa từ khi nào?

A. Từ khi lên lớp 1

B. Sau khi xem máy bay biểu diễn

C. Khi vào Đại học

D. Từ thuở nhỏ

Đáp án: D

Giải thích:

Hon-đa hứng thú với máy móc, kĩ thuật từ thuở nhỏ.

Câu 6. Đâu là tâm trạng của Hon-đa khi nhìn thấy máy móc chuyển động?

A. Giật mình

B. Sợ hãi

C. Luống cuống

D. Sung sướng

Đáp án: D

Giải thích:

Khi nhìn thấy máy móc chuyển động, Hon-đa đã vô cùng sung sướng.

Câu 7. Năm lớp 2, lớp 3 Hon – đa đã dí mũi xuống mặt đất để ngửi vật gì?

A. Ô tô

B. Xe đạp

C. Máy xay lúa

D. Xe máy

Đáp án: A

Giải thích:

Năm lớp 2 hoặc lớp 3, khi thấy oto liền bám theo, phần khích. Dí mũi xuống mặt đất, ngửi khịt khịt như chó ngửi, lấy tay quệt dầu rồi đưa lên mũi hít vào đầy lồng ngực.

Câu 8. Từ khi trông thấy chiếc ô tô, Hon-đa đã có ước mơ gì?

A. Lớn lên mua một chiếc xe

B. Trở thành tài xế lái xe

C. Tự làm một chiếc xe

D. Trở thành ông chủ bán xe

Đáp án: C

Giải thích:

Hon-đa có ước mơ mong muốn sau này có thể tự làm một chiếc xe.

Câu 9. Đâu không phải cảm xúc của Hon-đa khi được chứng kiến buổi biểu diễn máy bay?

A. Vô cùng cảm kích khi thấy máy bay bay lên

B. Quên hết mệt mỏi trên đường về

C. Ấn tượng mãi với hình ảnh người phi công

D. Thất vọng vì không được xem

Đáp án: D

Giải thích:

Thất vọng vì không được xem không phải là cảm xúc của Hon-đa

Câu 10. Đâu là nhận xét đúng về cậu bé Hon-đa trong văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa?

A. Nhõng nhẽo

B. Có ước mơ

C. Biết nỗ lực

D. Ngỗ nghịch

E. Có tinh thần vượt khó

Đánh giá

0

0 đánh giá