19 câu Trắc nghiệm Sự tích Hồ Gươm lớp 6 - Cánh diều

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Sự tích Hồ Gươm sách Cánh diều. Bài viết gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Sự tích Hồ Gươm

A.6. Tìm hiểu chung về Sự tích Hồ Gươm

Câu 1. Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?

A. Lê Thận vớt được lưỡi gươm

B. Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ

C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần

D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

Đáp án: D

Giải thích:

Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện kháng chiến chống quân Minh

Câu 2. Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu?

A. Hồ Tả Vọng

B. Hồ Tây

C. Hồ con Rùa

D. Không rõ

Đáp án: A

Giải thích:

Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở hồ Tả Vọng

Câu 3. Hồ Lê Lợi đã trả gươm năm xưa bây giờ có tên gì?

A. Hồ Tả Vọng

B. Hồ Hoàn Kiếm

C. Hồ Thủ Lệ

D. Hồ Trúc Bạch

Đáp án: B

Giải thích:

Hồ Lê Lợi đã trả gươm năm xưa bây giờ có tên hồ Hoàn Kiếm

Câu 4. Truyện “Sự tích Hồ Gươm” có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện khát vọng hòa bình

B. Thể hiện ước mơ đổi đời

C. Thể hiện ước mơ công bằng trong xã hội

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thể hiện khát vọng hòa bình, đánh tan giặc ngoại xâm

Câu 5. Nghệ thuật tiêu biểu của Sự tích Hồ Gươm là sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Nghệ thuật tiêu biểu: sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

Câu 6. Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

A. Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)

B. Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

C. Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

D. Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Đáp án: B

Giải thích:

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

Câu 7. Truyền thuyết Sự tích hồ Gươm ra đời trong mối quan hệ với di tích lịch sử nào của nước ta

A. Thành nhà Hồ (thành Tây Giai, Tây Đô) ở Thanh Hóa

B. Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa), nơi dựng nghiệp, nơi yên nghỉ của Lê Lợi

C. Hồ Gươm ở kinh thành Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay)

D. Tháp Bút bên Hồ Gươm ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội)

Đáp án: C

Giải thích:

Truyền thuyết Sự tích hồ Gươm ra đời trong mối quan hệ với di tích lịch sử Hồ Gươm

Câu 8. Tại sao chúng ta khẳng định Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết?

A. Ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh

B. Kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa

C. Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử

D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng của tác giả.

Đáp án: C

Giải thích:

Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.

Câu 9. Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

A. Long Vương

B. Long Quân

C. Âu Cơ

D. Là một nhân vật khác

Đáp án: B

Giải thích:

Đức Long Quân là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần

Câu 10. Con vật nào thay Long Quân nhận lại gươm thần?

A. Rùa thần

B. Mãng xà

C. Đại bàng

D. Rồng

Đáp án: A

Giải thích:

Rùa thần là con vật nhận lại gươm thần.

A.7. Phân tích chi tiết Sự tích Hồ Gươm

Câu 1. Tại sao ban đầu nghĩa quân Lam Sơn lại nhiều lần bị thua

A. Chưa có gươm thần

B. Đức Long Quân chưa phù hộ

C. Trời chưa phó thác trách nhiệm cho Lê Lợi

D. Thế và lực của nghĩa quân còn non yếu

Đáp án: D

Giải thích:

Nghĩa quân Lam Sơn lại nhiều lần bị thua vì thế và lực của nghĩa quân còn non yếu

Câu 2. Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm trong hoàn cảnh nào?

A. Nước ta đang trên đà lớn mạnh

B. Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu

C. Nhiều kẻ thù xâm lược nước ta

D. Nước ta mở mang bờ cõi

Đáp án: B

Giải thích:

Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm trong hoàn cảnh nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu

Câu 3. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, trên lưỡi gươm nhặt được đề chữ gì?

A. Thuận Thiên

B. Ý trời

C. Thiên Địa

D. Trời ban

Đáp án: A

Giải thích:

Trên lưỡi gươm nhặt được đề chữ Thuận Thiên

Câu 4. Người đánh cá kéo gươm trong Sự tích Hồ Gươm có tên gì?

A. Lê Lai

B. Lê Thận

C. Nguyễn Trãi

D. Lê Long

Đáp án: B

Giải thích:

Người đánh cá có tên Lê Thuận

Câu 5. Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

A. Đất nước còn nhiều quân giặc mới

B. Đức Long Quân đòi lại gươm

C. Giặc Minh đã bị đánh đuổi

D. Giặc khác sang xâm lược

Đáp án: C

Giải thích:

Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh giặc Minh đã bị đánh đuổi

Câu 6. Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến

B. Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu

C. Đề cao sự phát triển nhanh chóng, chiến thắng của cuộc kháng chiến

D. Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng

Đáp án: A

Giải thích:

Thể hiện sự phù trợ của thần trong cuộc chiến bảo vệ độc lập

Câu 7. Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho điều gì?

A. Sức mạnh của thần linh

B. Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm

D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Đáp án: D

Giải thích:

Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Câu 8. Chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa:

A. Thể hiện sự nhất trí trong nguyện vọng và quyết tâm đánh giặc cứu nước.

B. Thể hiện màu sắc huyền thoại, làm câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn.

C. Thể hiện sức mạnh của gươm báu là sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

D. Cả 3 đáp án A, B và C

Đáp án: D

Giải thích:

Chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có nhiều ý nghĩa.

Câu 9. Tại sao Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?

A. Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng

B. Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm

C. Đất nước hòa bình nên nhà vua có nhiều việc phải làm

D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước

Đánh giá

0

0 đánh giá