TOP 20 bài Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm 2025 SIÊU HAY

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

Đề bài: Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

Dàn ý Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

I. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.

II. Thân bài

Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:

- Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

- Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.

- Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.

Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.

- Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.

- Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.

III. Kết bài

Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 1

Thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân như cỏ rác, tác oai tác quái làm nhiều điều trái với đạo lý. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đứng lên chống giặc nhưng đều bị thất bại.

Thấy vậy Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc. Thời ấy ở Thanh Hoá có chàng trai tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, chàng trai nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, thấy thanh gươm tự nhiên sáng rực lên, Lê Lợi bèn cầm lên xem thây có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần khi bị thua phải tháo chạy Lê Lợi đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa tỏa ánh sáng, nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa khớp với nhau. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với thanh gươm báu cùng nhuệ khí nghĩa quân ngày một lớn mạnh. Trên các trận đánh làm quân Minh kinh hồn bạt vía.

Uy danh của nghĩa quân vang dội khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Thế chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đã đuổi được sạch bóng giặc Minh khỏi bờ cõi. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng ra giữa hồ, thấy có Rùa lớn xuât hiện, vua truyền lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho Rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Gươm và Rùa đã chìm xuống nước nhưng người ta thấy có ánh sáng loang loáng dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

TOP 20 bài Kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em SIÊU HAY (ảnh 1)

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 2

Ngày xưa, thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều ngang ngược, tàn bảo, khiến dân ta oán than, căn giận chúng đến tận xương tủy. Tự do, đó là điều mong ước lớn lao của đồng bào ta khi ấy. Bấy giờ ở đất Lam Sơn, nghĩa quân nổi lên chống lại giặc xâm lăng. Buổi đầu, người ít, lực mỏng nên thường bị thua. Tuy nhiên, lòng yêu nước và tinh tinh thần đánh giặc vẫn bừng bừng cháy trong lòng dân. Thấy vậy, để giữ tròn lời hẹn ước năm xưa với con cháu nàng Âu Cơ: Khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để con cháu đuổi giặc, lấy lại giang sơn đất nước.

Ở vùng Thanh Hóa có người đánh cá tên là Lê Thận. Chàng tháo vát, hiền lành, tốt bụng nên được mọi người yêu mến. Biết vậy, Long Quân đã chọn chàng như một sứ giả mang lưỡi gươm đến cho nghĩa quân anh hùng. Một đêm nọ, trời đã khuya, gió sông Mã thổi hiu hiu, mát lạnh. Cảnh vật thanh vắng. Như thường lệ, chàng lại đến thả lưới ở bến sông như mọi lần. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, bụng đã mừng thầm, chắc hẳn là cá to. Nhưng khi thò tay xuống bắt thì chẳng thấy cá đâu! chỉ thấy một thanh sắt đen sì nằm gọn lỏn trong lưới. Bực mình chàng vứt thanh sắt xuống nước và tới thả lưới ở một bến khác. Song, lần này lại vẫn thanh sắt chui vào lưới! lần thứ 3 cũng vậy. Lấy làm lạ, Thận đưa lại gần mồi lửa, nhìn cho rõ và reo lên sung sướng:

- A ha! Một lưỡi gươm!

Ít lâu sau, Lê Thận cũng gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Là một người có tài, thông minh, gan dạ nên chàng lập được khá nhiều chiến công anh dũng. Vì vậy một hôm đích thân chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng đến thăm. Hôm ấy, có một chuyện là bất ngờ xảy ra, trong xó lều tối tăm, ẩm thấp của nhà Thận, thanh gươm kéo được hôm nọ tự nhiên sáng rực lên. Thấy lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ đề “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song, chuyện đó cũng không ai chú ý và mọi chuyện dần dần quyên đi.

Cho tới một hôm, khi bị giặc đuổi Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc chạy ngang qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có một ánh sáng xanh, rất đẹp phát ra trên ngọn cây đa cổ thụ. Trèo lên, mới biết đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc rất quý. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng. Ba ngày sau, mấy người gặp lại nhau tại nhà Lê Thận, chủ tướng Lê Lợi bèn kể lại chuyện chiếc chuông gươm và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in. Mọi người đều kinh ngạc. Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:

- Đây là ý trời phó thác cho minh công khởi nghiệp lớn. Chúng tôi xin dâng lưỡi gươm báu này, nguyện mãi mãi theo minh công, diệt hết bọn giặc Ngô, dành lại non sông Đại Việt.

Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng, liên tiếp dành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Như có một sức mạnh thần bí, gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù.

Một năm sau khi đất nước đã yên bình, Lê Lợi - lúc này là vua Lê Thái Tổ - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng (Thăng Long). Đức Long Quân sai sứ giả Kim Quy lên đòi lại gươm báu. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ thì có con rùa vàng nổi lên. Con rùa bơi đón trước mũi thuyền, vươn cổ nói tiếng người, chuyển lời Long Quân bảo vua lê hoàn trả lại gươm thiêng. Nhà vua rút gươm quảng xuống chỗ thần Kim Quy. Nhanh như cắt sứ giả của Long Quân đớp lấy và lặn xuống nước sâu. Từ dưới làn nước trong xanh ánh lên một vài tia sáng biêng biếc, màu của hi vọng.

Từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 3

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như có rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hóa. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới trên đều thấy một thanh sắt nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tùy tùng đến nhà Thận, Hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho mình công việc làm lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống của nghĩa quân khá hơn. Thế chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiến ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay là Hồ Hoàn Kiếm.

Trên đây là toàn bộ các bài văn mẫu Kể chuyện Sự tích Hồ Gươm bằng lời kể của em hay nhất. Tài liệu này giúp các em học sinh học tốt chương trình sách mới Ngữ văn 6 Cánh Diều. Để chuẩn bị cho các bài học trên lớp liên quan đến bài học này, các em học sinh có thể tham khảo nội dung dưới đây:

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 4

Nếu ai đã có dịp đặt chân đến thủ đô Hà Nội chắc chắn sẽ biết đến Hồ Gươm, đây không chỉ là một địa điểm vui chơi nhộn nhịp nổi tiếng nhất Hà thành mà còn là địa danh mang dấu tích lịch sử dân tộc. Sau đây em xin kể lại cho mọi người cùng nghe về Sự tích Hồ Gươm.

Nước ta dưới thời bị giặc Minh đô hộ vô cùng khổ cực, dân chúng lầm than bị bóc lột, đày đọa coi như cỏ rác. Lúc bấy giờ có nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần nổi dậy chống giặc nhưng vì non yếu nên đều bị thua. Đức Long Quân nơi biển khơi nhìn thấy tinh thần và ý chí của nghĩa quân cũng như sự lầm than của con dân nên đã quyết định cho mượn gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận là một ngư dân ở Thanh Hóa, trong một lần đi kéo lưới, cả ba lần kéo lưới đều vớt được một thanh sắt, về sau soi dưới ngọn lửa mới biết là thanh gươm bèn đem về nhà cất. Bỗng một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm bỗng phát sáng hiện rõ hai chữ "Thuận Thiên", cả hai vẫn chưa biết đây là báu vật. Tuy nhiên có một lần Lê Lợi bị giặc truy đuổi phải chạy vào rừng sâu, tại đây Lê Lợi nhặt được một chuôi gươm nạm bằng ngọc rất đẹp, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi bèn đem tra gươm vào chuôi ai ngờ vừa như in, mọi người mới biết đây là gươm thần.

Có gươm thần trong tay Lê Lợi cùng nghĩa quân rèn luyện ngày đêm, ngày càng tinh nhuệ và lớn mạnh, đánh đâu thắng đó, sau nhiều cuộc chiến nghĩa quân Lam Sơn đã chiến thắng giặc Minh, đuổi hết quân đô hộ trả lại sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Một năm sau khi Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, lúc này đức Long Quân bèn sai rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Giặc đã tan, đất nước đã thanh bình, Lê Lợi nhìn thấy rùa vàng nổi lên há miệng chờ liền hiểu ý rút thanh gươm ra trao trả cho rùa vàng. Rùa vàng ngậm thanh gươm rồi lặn xuống nước.

Hồ Tả Vọng từ đó đã được đổi tên thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm xuất phát từ sự việc trao trả gươm này.

TOP 20 bài Kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em SIÊU HAY (ảnh 2)

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 5

Bấy giờ, giặc Minh đô hộ nước ta. Chúng coi nhân dân như cỏ rác, bọc lột đến tận xương tủy. Thiên hạ đều căm hận. Ở vùng Lam Sơn, có nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu lực lượng còn yếu, thiếu thốn đủ bề nên phải nhận thất bại. Thấy vậy, đức Long Quân mới cho mượn gươm thần để họ đánh giặc.

Ở Thanh Hoá, có người làm nghề đánh cá. Tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận đi thả lưới như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Thận nghĩ rằng đánh được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Đến lần thứ hai cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Thấy lạ, Thận đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem. Chàng reo lên:

- Thì ra là một lưỡi gươm!

Sau này, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Nhưng vẫn không ai không hay biết gì.

Đến một lần nọ, bị giặc phục kích, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, ông bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. lê Lợi trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Mấy ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận. Lê Lợi đem chuyện chuôi gươm kể cho họ nghe. Rồi đem chuôi gươm tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.

Lê Thận quỳ xuống, nâng gươm lên rồi nói:

- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đi theo minh công, cùng với thanh gươm đền báo Tổ quốc.

Kể từ khi có thanh gươm quý, nhuệ khí của nghĩa quân mỗi lúc một tăng. Quân Minh bại trận liên tiếp. Đất nước được độc lập. Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua.

Một năm sau, nhà vua cho cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó, đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm báu. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Rùa liền há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Kể từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 6

Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian, Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ thủ đô văn hiến. Và nhắc đến câu chuyện về Hà Nội, dấu ấn đầu tiên của đọng lại trong chúng ta có lẽ là hồ Gươm nơi còn lưu giữ câu chuyện về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trả gươm rùa thần, trong lòng hồ Tả Vọng. Chuyện kể rằng:

Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện quyết đinh cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.Hồi ấy, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quang chài Thận chỉ kéo được ột thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.

Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh, bỗng dưng chủ tướng thấy có ánh sáng lạ tỏa ra từ một góc nhà, ông đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.

Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi đi ngang qua môt khu rừng Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Khi trở về bèn lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến và hỏi nguồn gốc thanh gươm. Lúc ấy, Thận mới từ tốn kể lại câu chuyện ba lần vớt được thanh gươm nơi bến sông vắng. Biết đây là ý trời, Lê Thận dâng thanh gươm cho chủ tướng, mà tâu rằng: “ Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.”

Sau khi mọi người biết đó là gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi ngày một nhuệ khí . Quân ta ra trận nào, thắng trận ấy bách chiến bách thắng. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày được vang xa, binh lực của quân ta cũng tăng lên gấp bội. Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, chiếm được nhiều kho lương thực để nuôi nghĩa quân và phân phát cho nhân dân. Cứ như thế quân ta nhanh chóng quét sạch kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của nước ta. Cuộc sống nhân dân bình yên, no ấm.

Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại. Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vè vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 7

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.

Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 8

Vào thời giặc Minh xâm lược nước ta, chúng coi nhân dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Bấy giờ ở vùng núi Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần thất bại. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa, có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Đến khi kéo lưới lên thấy nằng nặng, nghĩ rằng sẽ kéo được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá thì chỉ thấy một thanh sắt. Chàng vứt xuống sông, rồi lại thả lưới ở chỗ khác. Kì lạ thay, liên tiếp ba lần đều vớt được thanh sắt nọ. Thận liền đưa thanh sắt lại mồi lửa thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm.

Về sau, Thận gia nhập vào nghĩa quân Lam Sơn. Một lần nọ, chủ tướng Lê Lợi cùng tùy tùng đến thăm nhà Thận. Bỗng nhiên thấy phía góc nhà lóe sáng, Lê Lợi tiến đến gần xem là cầm lên xem là vật thì gì thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”. Song lại không ai nghĩ đó là lưỡi gươm thần.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút mỗi người một ngả. Lúc đi ngang qua một khu rừng, Lê Lợi thấy có ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ông mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.

Một năm trôi qua, nhờ có gươm thần giúp sức, nghĩa quân của Lê Lợi đánh đến đâu thắng đến đó. Thanh thế ngày một vang xa. Quân Minh được dẹp tan. Lê Lợi lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ. Vua cho cưỡi thuyền trên hồ Tả Vọng thì thấy Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần:

- Việc lớn đã thành. Xin bệ hạ trả lại gươm báu cho đức Long Quân.

Sau khi nghe Rùa Vàng nói, Lê Lợi bèn đem gươm báu trả lại rồi nói:

- Xin cảm tạ ngài cùng đức Long Quân đã cho mượn gươm báu để đánh tan quân giặc, bảo vệ nước nhà.

Nghe xong, Rùa Vàng gật đầu rồi lặn xuống hồ. Từ đó, người dân đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.

TOP 20 bài Kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em SIÊU HAY (ảnh 3)

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 9

Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử và thăng trầm qua thời gian, nhưng vẫn giữ được những giá trị và nét đẹp đặc trưng của một cổ đô văn hiến. Trong lòng thành phố, có một biểu tượng lịch sử và văn hóa không thể không nhắc đến khi nói về Hà Nội - đó là hồ Gươm, nơi lưu giữ một phần của câu chuyện vĩ đại về anh hùng dân tộc Lê Lợi trả gươm rùa thần.

Vào thế kỷ XV, Việt Nam đang chịu sự áp bức của nhà Minh xâm lược, và nhân dân đau khổ dưới chế độ ngoại xâm. Trong bối cảnh này, Lê Lợi đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ban đầu, sự sống còn yếu ớt và nghĩa quân Lam Sơn thua trận liên tiếp. Tuy nhiên, tình yêu quê hương và lòng dũng cảm của họ đã thúc đẩy họ tiến hành một cuộc phát động lớn hơn.

Trong thời kỳ này, có một người dân tên là Lê Thận ở Thanh Hóa. Một ngày, trong lúc đánh cá, anh ấy tình cờ kéo lên một thanh sắt đặc biệt từ sông. Sau khi nhận ra rằng đó là một lưỡi gươm, anh ấy quyết định tham gia vào nghĩa quân Lam Sơn. Khi Lê Lợi thăm nhà của Lê Thận, anh chủ nhà không biết rằng thanh gươm kỳ diệu này thực chất là Thanh Gươm, gươm báu có khắc chữ "Thuận Thiên."

Cuộc sống tiếp tục với những thách thức và chiến đấu, và nghĩa quân Lam Sơn buộc phải rút lui. Tuy nhiên, trong một lần Lê Lợi đi qua một khu rừng, anh thấy ánh sáng chiếu tỏa từ một ngọn cây đa. Khi anh leo lên cây, anh phát hiện một lưỡi gươm được nạm ngọc. Chính đó là Thanh Gươm, một món quý báu. Thanh Gươm này đã tạo thêm động lực cho nghĩa quân và đánh bại kẻ thù. Cuộc sống của nhân dân trở nên bình yên hơn và họ có đủ thực phẩm để sống.

Khi chiến thắng, Lê Lợi trở thành vua và được gọi là Long Vương. Tuy nhiên, sau này, anh nhớ đến việc đem Thanh Gươm về và quyết định trả lại nó cho thần rùa trong hồ. Khi đòi lại thanh gươm, thần rùa thể hiện sự hiểu biết và trí tuệ, cho phép vua giữ lại thanh gươm và chìm xuống đáy hồ. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Câu chuyện về hồ Gươm là một phần quan trọng của di sản lịch sử và văn hóa của Hà Nội, thể hiện lòng dũng cảm và tình yêu quê hương của người Việt Nam.

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 10

Câu chuyện về Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm là một trang sử lịch sử của Việt Nam, biểu tượng cho lòng yêu nước và khát vọng tự do của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn chống giặc Minh và đô hộ. Dưới thời độc tài của giặc Minh, người dân Việt Nam đã phải chịu nhiều khổ cực và bất công. Tự do và độc lập là mong muốn lớn lao của họ.

Trong bão táp của cuộc kháng chiến đang diễn ra ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân, dù ít người và yếu đuối ban đầu, vẫn không ngừng đấu tranh. Lòng yêu nước và ý chí kiên định của họ đã thúc đẩy họ tiếp tục chiến đấu dưới sự lãnh đạo của đức Long Quân. Để duy trì lời hứa với nàng Âu Cơ và con cháu của mình, Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để chống lại giặc xâm lăng và giành lại độc lập cho đất nước.

Trong vùng Thanh Hóa, Lê Thận, một người đánh cá hiền lành và tốt bụng, đã tình cờ trở thành chủ nhân của lưỡi gươm thần. Điều này đã đánh dấu sự xuất hiện của một anh hùng mới trong cuộc kháng chiến. Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và với tài năng và dũng khí của mình, anh đã ghi danh nhiều chiến công anh dũng. Khi Lê Lợi và các tướng đến thăm nhà Lê Thận, một biểu tượng thiêng liêng đã xuất hiện khi lưỡi gươm thần tự sáng rực.

Cuộc kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn, được hỗ trợ bởi sức mạnh thiêng liêng của gươm thần, đã mang lại nhiều chiến thắng và đánh đuổi quân Minh khỏi đất nước. Cuộc kháng chiến này kết thúc ách đô hộ và mang lại sự tự do cho Việt Nam. Sau khi đất nước được giải phóng, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn quyết định trao trả gươm thần cho rùa vàng, biểu trưng cho lòng biết ơn và tôn trọng sức mạnh thiêng liêng của nó. Con rùa vàng nhận lại gươm và biến mất xuống đáy Hồ Tả Vọng, và từ đó, hồ này được đổi tên thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Câu chuyện về Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một phần quan trọng của lịch sử và văn hóa Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, khát khao tự do và độc lập của người Việt Nam. Nó cũng là một lời nhắc nhở về những giá trị quý báu trong lịch sử dân tộc và sự hi vọng vào một tương lai hòa bình.

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 11

Thời kỳ đô hộ của nhà Minh đối với miền Nam Việt Nam là một thời kỳ đầy khó khăn và khắc nghiệt. Nhà Minh đã thiết lập chế độ áp bức, coi dân như chất thải, và thực hiện nhiều hành động trái đạo lý và nhân quyền. Nhân dân Việt Nam sống trong điều kiện đau khổ và bị đối xử thậm tệ. Trong thời điểm này, nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần nổi dậy chống lại sự đàn áp của nhà Minh, nhưng họ thất bại liên tiếp.

Trong bối cảnh này, Đức Long Quân, còn gọi là Lê Lợi, quyết định sử dụng một phần của tình yêu quê hương để chống lại giặc Minh. Ở Thanh Hóa, có một chàng trai tên là Lê Thận, người làm nghề đánh cá. Một đêm, khi Thận đánh cá, anh phát hiện một thanh sắt đặc biệt trong mạng. Anh hiểu rằng đó là một lưỡi gươm và mang nó về nhà. Sau đó, Lê Thận đăng ký gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và góp phần quý báu của mình vào cuộc chiến.

Một ngày, Lê Lợi và đoàn quân của ông đến thăm nhà Lê Thận. Khi họ thấy thanh gươm tỏa sáng một cách tự nhiên và có hai chữ "Thuận Thiên" (thuận thiên = theo ý trời), họ đã nhận ra giá trị của thanh gươm này. Câu chuyện về Lê Thận và thanh gươm trở thành một phần của huyền thoại nghĩa quân Lam Sơn.

Một lần, sau khi bị đánh bại, Lê Lợi phải rút quân khỏi trận chiến và đi qua một khu rừng. Ở đó, anh thấy một lưỡi gươm nạm ngọc sáng sủa trên một cây đa và quyết định lấy nó. Ba ngày sau, anh gặp lại quân đội của mình và chia sẻ câu chuyện về chiếc gươm. Lê Thận kiểm tra và thấy rằng thanh gươm này là một phần của thanh gươm mà anh đã tìm thấy trước đó.

Lê Thận đã mang thanh gươm này đến gặp Lê Lợi và nói rằng đây là ý trời phó thác cho họ một nhiệm vụ quan trọng. Với sự hiện diện của thanh gươm báu này và tinh thần của nghĩa quân Lam Sơn, họ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Trận chiến sau đó trở nên dễ dàng hơn với nghĩa quân và đối phương kinh hãi khi đối mặt với sự xuất hiện của thanh gươm. Uy danh của nghĩa quân Lam Sơn lan rộng và họ thu về nhiều chiến lợi phẩm.

Sau khi chiến thắng và đuổi đánh kẻ thù Minh, Lê Lợi trở thành vua và được gọi là Long Vương. Tuy nhiên, ông không quên khoản nợ với thần rùa và quyết định trả lại thanh gươm cho thần rùa trong hồ Tả Vọng. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm tự nhiên bắt đầu chuyển động và gây sóng lớn. Rùa vàng xuất hiện và yêu cầu vua trả lại thanh gươm. Vua hiểu ý và trả thanh gươm cho Rùa vàng. Rùa vàng đón lấy thanh gươm và chìm xuống đáy hồ.

Dù thanh gươm và Rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy có ánh sáng loang loáng từ dưới đáy hồ, và từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm, để tưởng nhớ câu chuyện về sự dũng cảm và tình yêu quê hương của nghĩa quân Lam Sơn và vị vua Lê Lợi.

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 12

Chuyện kể về sự tích Hồ Gươm hoặc Hồ Hoàn Kiếm là một phần quan trọng của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Nó là một truyền thuyết biểu trưng cho lòng yêu nước, sự hy sinh, và khát khao tự do của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại thế lực đô hộ của giặc Minh. Câu chuyện này đã truyền cảm hứng cho nghìn người tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi.

Khi đất nước đang chịu sự áp bức và bạo ngược từ giặc Minh, lòng dân tộc Việt Nam đang chảy đầy oán hận và mong muốn giải phóng. Lê Lợi, cùng với nghĩa quân Lam Sơn, đã quyết định sử dụng gươm thần để chống lại giặc Minh và giành lại độc lập cho đất nước. Sự tình cờ khi ngư dân Lê Thận tìm thấy lưỡi gươm thần trong lưới kéo và sau đó, Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc trong rừng đã tạo ra hai báu vật quý báu. Gươm thần đã trở thành một biểu tượng của lòng yêu nước và dũng cảm trong cuộc chiến đấu chống lại giặc Minh. Được hỗ trợ bởi sức mạnh phi thường của gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến thắng giặc Minh và đánh đuổi họ ra khỏi đất nước. Cuộc kháng chiến này đã chấm dứt ách đô hộ và mang lại sự tự do cho Việt Nam.

Sau khi đất nước được giải phóng, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn quyết định trao trả gươm thần cho rùa vàng, tượng trưng cho lòng biết ơn và lòng tôn trọng đối với sức mạnh thiêng liêng của gươm thần. Rùa vàng nhận lại gươm và biến mất xuống đáy Hồ Tả Vọng, làm cho hồ này được đổi tên thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Hồ Gươm không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn là một biểu tượng của lòng yêu nước và sự đoàn kết của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến cho tự do và độc lập. Câu chuyện này còn nhắc nhở chúng ta về những giá trị quý báu trong lịch sử và văn hóa dân tộc, và khát khao hòa bình cho tương lai.

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 13

Sự tích về Hồ Gươm, hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm, là một câu chuyện lịch sử và huyền bí đầy ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam. Chuyện kể về việc sử dụng gươm thần để giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh đô hộ và sau đó, sự trao trả gươm thần về tay rùa vàng đã tạo nên một biểu tượng quan trọng cho lòng dũng cảm, sự hy sinh, và lòng yêu nước của người Việt Nam.

Trong giai đoạn đất nước đang bị áp bức bởi quân giặc Minh, nghĩa quân Lam Sơn, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, đã nỗ lực không ngừng để giành lại độc lập và tự do cho đất nước. Lê Lợi, được biết đến như một nhà lãnh đạo tài ba và tôn thờ trong lịch sử Việt Nam, đã chơi một vai trò quan trọng trong việc đánh bại giặc Minh. Thanh gươm Thuận Thiên được truyền thụ cho Lê Lợi thông qua câu chuyện về việc ngư dân Lê Thận tìm thấy nó trong lưới kéo. Khi gươm được gắn vào một chuôi gươm nạm ngọc, nó trở thành gươm thần với sức mạnh phi thường.

Dưới sự hướng dẫn của gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đã dũng cảm đối mặt với giặc Minh và thắng lợi trong nhiều cuộc chiến. Cuộc kháng chiến này đã chấm dứt ách đô hộ của giặc Minh và đánh dấu một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng cho Việt Nam. Sự tích tiếp tục với việc Lê Lợi trao gươm thần cho rùa vàng sau khi giặc Minh đã bị đánh bại và đất nước được bình yên trở lại. Hành động này của Lê Lợi thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng với sức mạnh thiêng liêng của gươm thần. Rùa vàng, tượng trưng cho sự linh thiêng và tình yêu quê hương, đã nhận lại gươm và biến mất xuống đáy Hồ Tả Vọng, chuyển thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Hồ Gươm không chỉ là một danh lam thắng cảnh đẹp và quyến rũ, mà còn mang trong mình câu chuyện lịch sử và tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Nó là một biểu tượng của lòng dũng cảm, sự hy sinh, và sự đoàn kết của một dân tộc trong cuộc chiến đấu cho tự do và độc lập.

Đánh giá

0

0 đánh giá