100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài mở đầu có đáp án | Cánh diều

141

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài mở đầu Cánh diều có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài mở đầu có đáp án

Nội dung sách ngữ văn 6

HỌC ĐỌC

Đọc hiểu văn bản truyện 

Câu 1: Truyện là gì? 

Trả lời: Truyện là một thể loại văn học thường kể lại câu chuyện bằng một số sự kiện liên quan đến nhau, có mở đầu, phát triển và kết thúc. Truyện nhằm giải thích hiện tượng đời sống, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ.

Câu 2: Truyện có mấy ngôi kể? Kể tên. Đặc điểm từng loại ngôi kể. 

Trả lời: 

- Truyện có hai ngôi kể. Đó là: ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba

- Đặc điểm: 

+ Ngôi thứ nhất: Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện, có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi”, kể về những gì mình chứng kiến hoặc tham gia. 

+ Ngôi thứ ba: Người kể chuyện “giấu mình” không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

Câu 3: Truyện được chia làm mấy loại? Kể tên. 

Trả lời: Truyện có thể được phân loại theo 3 loại lớn. Đó là:

- Trong văn học dân gian truyện có nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. 

- Trong văn học trung đại có truyện bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm. 

- Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung lượng hiện thực người ta phân ra thành truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa. 

Câu 4: Vai trò của truyện.

Trả lời: Vai trò của truyện là: Khác với thơ ca in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện (trần thuật) nào đó. Chính vì thế, thông qua sự việc mà truyện phản ánh, truyện có vai trò răn dạy con người có một lối sống đẹp, phê phán, lên án cái xấu.

Câu 5: Trình bày những đặc trưng cơ bản của truyện. 

Trả lời: Những đặc trưng cơ bản của truyện là:

- Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó

-  Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân. 

- Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh. 

- Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.

Câu 6: Em đã được nghe/ đọc những văn bản truyện nào? Kể tên?

Trả lời: 

- Em đã được nghe/ đọc nhiều văn bản truyện như: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa, Em bé thông minh,

Câu 7: Trong số những văn bản truyện em đã được nghe/ đọc, em thích nhất là văn bản truyện nào? Vì sao? 

Trả lời: 

Trong số những văn bản truyện em đã được nghe/ đọc, em thích nhất là văn bản truyện: Em bé thông minh vì truyện hấp dẫn em bởi cách đối đáp, ứng xử nhanh nhạy, tài tình của cậu bé trước những thử thách mà nhà vua đưa ra. 

 

Đọc hiểu văn bản thơ 

Câu 8: Thơ là gì?

Trả lời: 

Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.

Câu 9: Có bao nhiêu loại thơ? Kể tên. 

Trả lời: 

- Có 6 loại thơ.

Phân theo nội dung biểu hiện có: 

+ Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời. 

+ Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)

+ Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài

Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có

+ Thơ lách luật

+ Thơ tự do 

+ Thơ văn xuôi

Câu 10: Trình bày những đặc trưng cơ bản của thơ. 

Trả lời: 

- Những đặc trưng cơ bản của thơ:

+ Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. 

+ Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. 

+ Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. 

+ Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. 

+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. 

Câu 11: Thơ chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? 

Trả lời: 

- Thơ chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm

Câu 12: Hãy kể tên 5-7 bài thơ mà em đã được nghe/ đọc. 

Trả lời: 

- Kể tên 5-7 bài thơ mà em đã được nghe/ đọc: “Lượm” (Tố Hữu), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh), “Sóng” (Xuân Quỳnh), “Hạt gạo làng ta” (Trần Đăng Khoa), “Trăng ơi … từ đâu đến” (Trần Đăng Khoa)

Câu 13: Trong số những bài thơ em đã được nghe/ đọc, em thích nhất là bài thơ nào? Bài thơ đó đã để lại cho em cảm nghĩ gì?

Trả lời: 

- Trong số những bài thơ em đã được nghe/ đọc, em thích nhất là bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa. Bài thơ đó đã giúp em hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.

 

Đọc hiểu văn bản kí

Câu 14: Kí là gì?

Trả lời: 

- Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực.

Câu 15: Kí được chia làm mấy loại? Kể tên?

Trả lời: 

- Kí được chia làm 2 loại:

+ Kí trữ tình gồm: tùy bút, nhật kí….
+ Kí tự sự gồm: phóng sự, kí sự, hồi kí, truyện kí, bút kí (có người xếp bút kí vào loại trung gian giữa tự sự và trữ tình).

Câu 16: Trình bày những đặc trưng cơ bản của kí. 

Trả lời: 

- Những đặc trưng cơ bản của kí: 

+ Tính xác thực của kí trước hết là ở việc trình bày người thật việc thật. Đó là những sự kiện, những địa danh, những tên người, những con số có thật. Vì gắn chặt vào người thật việc thật, nên kí mang tính thời sự cao phục vụ kịp thời hơn cho những nhu cầu hiểu biết sự thật, những thông tin thực tế của người đọc.

+ Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất. Nhân vật người trần thuật thường là tác giả, đóng vai trò người chứng kiến, để tăng cường tính xác thực của con người và sự việc trong tác phẩm kí.

Câu 17: Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ mấy? 

Trả lời: 

- Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất.

Câu 18: Em đã được nghe/ đọc những văn bản kí nào? Kể tên.

Trả lời: 

- Em đã được nghe/ đọc những văn bản kí như: “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng), “Thời thơ ấu của Hon-đa” (Hon-đa Sô-i-chi-rô), …

Câu 19: Hãy chỉ ra điểm chung trong số những văn bản kí mà em đã được nghe/ đọc. 

Trả lời: 

- Điểm chung trong số những văn bản kí mà em đã được nghe/ đọc là: Người kể trong văn bản kí kể theo ngôi thứ nhất. Nhân vật người trần thuật là tác giả, đóng vai trò người chứng kiến, để tăng cường tính xác thực của con người và sự việc trong tác phẩm kí.

 

Đọc hiểu văn nghị luận

Câu 20: Văn bản nghị luận là gì?

Trả lời: 

- Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó.

Câu 21: Văn bản nghị luận viết ra nhằm mục đích gì? 

Trả lời: 

- Văn bản nghị luận viết ra nhằm mục đích thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó.

Câu 22: Văn bản nghị luận được chia làm mấy loại? Kể tên.

Trả lời: 

- Văn bản nghị luận được chia làm 2 loại, đó là:

+ Nghị luận xã hội

+ Nghị luận văn học

Câu 23: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một văn bản nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì? 

Trả lời: 

- Để thuyết phục người đọc, người nghe, một văn bản nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu là: 

+ Luận điểm phải rõ ràng

+ Lí lẽ phải thuyết phục

+ Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động

Câu 24: Trong đời sống chúng ta thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào? 

Trả lời: 

- Trong đời sống chúng ta thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí, …

Câu 25: Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản nghị luận là gì? 

Trả lời: 

- Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản nghị luận là:

Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ: Giải thích vì sao Nguyên Hồng lại viết rất hay về tầng lớp dân nghèo.

Vẻ đẹp của một bài ca dao: Chỉ ra sự cảm nhận tinh tế của tác giả dân gian trước vẻ đẹp của cô gái và cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát.

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước: Phân tích ý nghĩa của truyện Thánh Gióng – một trong những tác phẩm hay nhất thể hiện chủ đề đánh giặc cứu nước.

Tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?: Sự cần thiết của việc bảo vệ và đối xử nhân đạo với động vật.

Khan hiếm nước ngọt: Vấn đề nguồn nước đang dần cạn kiệt.

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?: Lợi ích của vật nuôi.

 

Đọc hiểu văn bản thông tin 

Câu 26: Văn bản thông tin là gì?

Trả lời: 

- Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó, …

Câu 27: Văn bản thông tin viết ra nhằm mục đích gì? 

Trả lời: 

- Văn bản thông tin viết ra nhằm mục đích truyền đạt thông tin, kiến thức tới người đọc về một hiện tượng, vấn đề nào đó. 

Câu 28: Văn bản thông tin được chia làm mấy loại? Kể tên.

Trả lời: 

- Văn bản thông tin có thể được chia làm 4 loại:

+ Tin tức

+ Thư chính thức

+ Báo cáo

+ Bản ghi nhớ

Câu 29: Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin. 

Trả lời: 

- Những đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin là:

+ Không giống như tiểu thuyết và các hình thức phi hư cấu khác, văn bản thông tin không sử dụng các ký tự. Nó có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung.

+ Văn bản thông tin thường được trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh.

+ Văn bản thông tin có sử dụng bảng mục lục, một chỉ mục, văn bản in đậm hoặc in nghiêng, bảng chú giải cho từ vựng cụ thể, phụ lục của định nghĩa, minh họa, truyền thuyết, biểu đồ và bảng.

Câu 30: Liệt kê những văn bản thông tin mà em đã được học/ đọc.

Trả lời: 

- Liệt kê những văn bản thông tin mà em đã được học/ đọc: “Giờ Trái Đất”, “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập”, “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, …

Câu 31: Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản thông tin là gì?

Trả lời: 

- Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản thông tin là:

Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Sự kiện lịch sử ngày Quốc khánh 2-9-1945.

Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sự kiện lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng: Ghi lại quá trình ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?: Nêu lên những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”: Sự kiện khoa học thú vị.

Giờ Trái Đất: Sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu.

 

Rèn luyện tiếng Việt

Câu 32: Đọc mục Rèn luyện tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 10 và trả lời câu hỏi sau: 

a. Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt nào?

b. Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào? 

Trả lời: 

a) Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt:

- Nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ.

- Vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

b) Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm:

- Phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (kĩ năng đọc hiểu văn bản)

- Phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản).

 

HỌC VIẾT

Câu 33: Nội dung học viết thông qua thực hành tạo lập mấy kiểu văn bản? Kể tên.

Trả lời: 

- Nội dung học viết thông qua thực hành tạo lập 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.

Câu 34: Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản tự sự cần đảm bảo những yêu cầu nào? 

Trả lời: 

- Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản tự sự cần đảm bảo những yêu cầu là:

+ Viết được bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.

+ Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm, kỉ niệm của bản thân; dùng ngôi kể thứ nhất.

Câu 35: Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản miêu tả cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Trả lời: 

- Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản miêu tả cần đảm bảo những yêu cầu là: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.

Câu 36: Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản biểu cảm cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Trả lời: 

- Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản biểu cảm cần đảm bảo những yêu cầu là:

+ Bước đầu biết làm thơ lục bát.

+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát.

Câu 37: Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản thuyết minh cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Trả lời: 

- Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản thuyết minh cần đảm bảo những yêu cầu là:

+ Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Câu 38: Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản nghị luận cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Trả lời: 

- Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản nghị luận cần đảm bảo những yêu cầu là:

+ Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm

Câu 39: Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản nhật dụng cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Trả lời: 

- Trong thực hành tạo lập kiểu văn bản nhật dụng cần đảm bảo những yêu cầu là:

+ Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.

+ Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học bằng sơ đồ.

 

HỌC NÓI VÀ NGHE

Câu 40: Việc học nói và nghe cần chú ý những kĩ năng nào? 

Trả lời: 

- Việc học nói và nghe cần chú ý những kĩ năng nói, nghe và nói nghe tương tác.

Câu 41: Khi rèn luyện các kĩ năng nói, nghe, nói nghe tương tác chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu gì? 

Trả lời: 

Khi rèn luyện các kĩ năng nói, nghe, nói nghe tương tác chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu là:

- Nói: 

+ Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ.

+ Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay một vấn đề trong cuộc sống).

+ Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.

- Nghe:

+ Nắm được nội dung trình bày của người khác.

+ Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.

- Nói nghe tương tác:

+ Biết tham gia thảo luận về một vấn đề.

+ Có thái độ và kĩ năng trao đổi phù hợp.

Câu 42: Liên hệ bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói và nghe của em còn mắc lỗi gì, và em cần làm gì để khắc phục những lỗi đó? 

Trả lời: 

- Học sinh tự liên hệ bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói và nghe của em còn mắc lỗi và cách để khắc phục những lỗi đó.

- Ví dụ: 

+ Lỗi về nghe khi chưa nắm rõ được nội dung trình bày của người khác thì khắc phục bằng cách tập trung hơn khi người khác trình bày để nắm rõ nội dung.

+ Lỗi nói nghe tương tác khi chưa đưa ra được nhiều ý kiến để bàn luận với mọi người thì cần khắc phục bằng cách đưa ra ý kiến mạnh dạn, sôi nổi hơn.

 

Cấu trúc của sách ngữ văn 6 

Câu 1: Ngoài Bài Mở đầu, sách giáo khoa Ngữ văn 6 Cánh diều có mấy bài học, kể tên các bài học. 

Trả lời: 

- Ngoài Bài Mở đầu, sách giáo khoa Ngữ văn 6 Cánh diều có 10 bài học. Đó là các bài: 

+ Truyện

+ Thơ

+ Kí

+ Văn bản nghị luận

+ Văn bản thông tin

+ Truyện

+ Thơ

+ Văn bản nghị luận

+ Truyện

+ Văn bản thông thông tin

Câu 2: Đọc phần Cấu trúc của sách (SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 13) và trả lời các câu hỏi sau:

a) Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 có những phần chính nào? Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp và ở nhà là gì?

b) Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi học?

Trả lời: 

a) 

- Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 có 7 phần chính: Yêu cầu cần đạt, kiến thức Ngữ văn, đọc, viết, nói và nghe, tự đánh giá, hướng dẫn học.

- Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp:

+ Vận dụng các kiến thức ngữ văn trong quá trình thực hành.

+ Trả lời câu hỏi đọc hiểu.

+ Làm bài tập thực hành tiếng Việt.

+ Làm bài tập thực hành viết.

+ Làm bài tập thực hành nói và nghe.

 - Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở nhà:

+ Đọc yêu cầu cần đạt trước và sau khi học.

+ Đọc kiến thức ngữ văn để có căn cứ thực hành.

+ Tìm hiểu thông tin về thể loại, kiểu văn bản, tác giả, tác phẩm,…

+ Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang.

+ Đọc định hướng viết.

+ Đọc định hướng nói và nghe.

+ Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ở cuối mỗi bài.

+ Đọc mở rộng theo gợi ý và thu thập tư liệu liên quan đến bài học.

b) Theo em, cần biết cấu trúc sách trước khi học để nắm rõ mình đang học những kiến thức, gồm những phần gì, nhiệm vụ và yêu cầu của mỗi phần. Từ đó, em sẽ chủ động chuẩn bị trước ở nhà để lên lớp thực hành một cách tốt hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá