Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Ôn tập cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Ôn tập cuối học kì 1 có đáp án
Câu 11: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Ðôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
a. Tìm các từ đơn có trong câu “Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.”
b. Tìm các từ ghép và các từ láy có trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.
c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi có phải từ láy không? Vì sao?
Trả lời:
a. Từ đơn: đã, rồi, mà, cánh, chỉ, đến, giữa, lưng, hở, cả, hai, như, người, mặc, áo
b.
Các từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, mạng sườn, đôi càng, râu ria.
Các từ láy: lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè, nặng nề
Việc sử dụng các từ láy góp phần miêu tả rõ hơn đặc điểm ngoại hình của Dế Choắt, hiện lên là một chàng dế gầy gò, ốm yếu.
c. Những từ như “râu ria”, “mặt mũi” không phải từ láy mà là từ ghép, vì hai tiếng trong từ đều có nghĩa.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 1: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích theo bảng dưới đây:
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thể loại hồi kí?
Câu 9: Vì sao trước khi nói hoặc trình bày một vấn đề, ta cần trả lời những câu hỏi:
Câu 10: Em hãy hoàn thành sơ đồ sau:
Câu 11: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Câu 14: Dùng sơ đồ để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
Câu 15: Xác định ẩn dụ và hoán dụ trong những ví dụ sau:
Câu 16: Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau và lí giải tác dụng của chúng:..