Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 10: Mẹ thiên nhiên Chân trời sáng tạo có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 10: Mẹ thiên nhiên có đáp án
ĐỌC
Tri thức ngữ văn trang 80
*Tri thức đọc hiểu
Câu 1: Văn bản thông tin là gì?
Trả lời:
- Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyển tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.
Câu 2: Văn bản thông tin viết ra nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Văn bản thông tin viết ra nhằm mục đích chuyển tải thông tin đến người đọc.
Câu 3: Văn bản thông tin được chia làm mấy loại? Kể tên.
Trả lời:
- Văn bản thông tin được chia làm 4 loại chính: tin tức, thư chính thức, báo cáo, bản ghi nhớ
Câu 4: Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin.
Trả lời:
- Những đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin:
+ Các văn bản này là một thể loại con của phần phi hư cấu. Mục đích chính của nó là để thông báo cho người đọc về thế giới tự nhiên hoặc xã hội.
+ Không giống như tiểu thuyết và các hình thức phi hư cấu khác, văn bản thông tin không sử dụng các ký tự. Nó có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung.
Câu 5: Liệt kê những văn bản thông tin mà em đã được học/ đọc.
Trả lời:
- Những văn bản thông tin mà em đã được học/ đọc:
+ Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập
+ Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
+ Giờ Trái Đất
Câu 6: Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản thông tin là gì?
Trả lời:
- “Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro”: Lễ cùng Thần Lúa của người Chơ-ro thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa con người và thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- “Trái Đất – mẹ của muôn loài”: Thông điệp của văn bản mang tới là Trái Đất là Mẹ nuôi dưỡng muôn loài, vì thế con người cần có trách nhiệm bảo vệ Mẹ Trái Đất, cũng là sự bảo vệ sự sống của muôn loài, trong đó có con người.
- “Hai cây phong”: Văn bản truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy - người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình.
- “Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ”: Thông điệp văn bản thể hiện ý thức hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, các bạn trẻ Việt Nam đã có những hành động tích cực để nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường, góp phần thay đổi hành vi, lối sống để bảo vệ môi trường, hướng đến lối sống xanh.
Trả lời:
- Nhan đề là đầu đề, là tên của một văn bản, một tác phẩm.
Trả lời:
- Đề mục là tên gọi từng phần lớn trong một bài viết, một công trình nghiên cứu.
Câu 9: Thế nào là thuyết minh lại một sự kiện?
Trả lời:
- Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe lắm được diễn biến của sự kiện và những thông tin liên quan đến sự kiện ấy.
*Tri thức tiếng Việt
Trả lời:
- Dấu chẩm phẩy “;” là dấu câu dùng để đánh dấu về ranh giới các vế ở câu ghép phức tạp hoặc dùng để đánh giới ranh giới giữa các bộ phận trong các phép liệt kê
Câu 11: Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy.
Trả lời:
Dấu chấm phẩy được dùng để :
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp ;
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Câu 12: Thế nào là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?
Trả lời:
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, sơ đồ, số liệu, … được sử dụng trong văn bản.
VĂN BẢN ĐỌC
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-Ro
Câu 1: Cây lúa có vai trò như thế nào đối với đời sống của người Việt Nam?
Trả lời:
- Cây lúa cung cấp lương thực cho con người. Lúa cho thóc, gạo dùng làm cơm trong các bữa ăn hàng ngày.
- Cây lúa là biểu tượng của nền văn minh lúa nước.
Câu 2: Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội về cây lúa mà em biết.
Trả lời:
- Người H'rê ở làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) có truyền thống làm lúa nước nên các sinh hoạt tín ngưỡng đa phần gắn liền với chu kỳ vòng đời của cây lúa. Hằng năm, người dân làng Vi Ô Lắc thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa.
- Với đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc, cây lúa nước có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân, bởi đây không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống mọi người mà còn là nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình. Vì thế, những nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Câu 3: Văn bản “Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-Ro” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
- Văn bản “Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-Ro” thuộc thể loại văn bản thông tin
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-Ro” là thuyết minh.
Câu 5: Văn bản “Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-Ro” được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
- Văn bản “Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-Ro” được kể theo ngôi thứ ba.
Câu 6: Nêu bố cục của văn bản “Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-Ro” và ý nghĩa của từng đoạn.
Trả lời:
- Phần 1 (Từ đầu đến …sung túc của gia chủ): Trước khi cúng
- Phần 2 (Tiếp theo đến …vũ trụ và con người): Trong khi cúng
- Phẩn 3 (Còn lại): Sau khi cúng xong.
Trả lời:
- Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin, đó là:
+ Văn bản trên có mục đích chuyển tải thông tin về một lễ cúng
+ Có Sa- po là đoạn văn ngắn nằm ngay dưới nhan đề
+ Các hoạt động của văn bản được trình bày theo trình tự thời gian
+ Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
+ Thông tin về sự kiện đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy.
Trả lời:
- Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động là:
+ Làm cây nêu
+ Rước hồn lúa
+ Mang gùi ra rẫy
+ Vái các thần linh, cắt bụi lúa đem về
+ Đọc lời khấn
+ Dự tiệc
- Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự là thời gian:
+ Bắt đầu lễ bằng việc làm cây nêu, trong quá trình làm lễ cúng diễn ra các hoạt động và kết thúc lễ cúng mọi người cùng dự tiệc.
Trả lời:
Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đĩnh sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn ung vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,... Thật tưng bừng, náo nhiệt!
Trả lời:
- Trong đoạn văn sau câu tường thuật sự kiện là:
+ Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.
+ Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác.
- Trong đoạn văn sau câu miêu tả sự kiện là:
+ Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn chia,...
- Trong đoạn văn sau câu thể hiện cảm xúc của người viết là:
+ Thật tưng bừng, náo nhiệt!
Trả lời:
- Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Lí giải:
+ Vì văn bản này đã giới thiệu, thuyết minh về sự kiện Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, giúp người đọc hình dung được quá trình diễn biến của sự kiện và các thông tin liên quan.
+ Văn bản cũng trình bày các hoạt động theo trình tự thời gian.
+ Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
+ Thông tin về sự kiện đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy.
Câu 11: Văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?
Trả lời:
- Văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là: Qua lễ hội em cảm nhận rõ mối giao hoà, gắn bó ân tình giữa con người với thiên thiên, ước mơ của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc và lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Trái Đất - Mẹ của muôn loài
Trả lời:
- Thiên nhiên xung quanh em rất là phong phú và đa dạng. Nhưng hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng do hiệu ứng nhà kính và con người.
- Trái Đất được mệnh danh là “hành tinh xanh” bởi được chủ yếu bao đọc bởi rừng, cây xanh hay nói cách khác chính là thiên nhiên chiếm hơn nửa trái đất của chúng ta.
Câu 2: Văn bản “Trái Đất - Mẹ của muôn loài” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
- Văn bản “Trái Đất - Mẹ của muôn loài” thuộc thể loại văn bản thông tin.
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản Trái Đất - Mẹ của muôn loài” là thuyết minh.
Câu 4: Văn bản “Trái Đất - Mẹ của muôn loài” được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
- Văn bản “Trái Đất - Mẹ của muôn loài” được kể theo ngôi thứ ba
Câu 5: Nêu bố cục của văn bản “Trái Đất - Mẹ của muôn loài” và ý nghĩa của từng đoạn.
Trả lời:
Có thể chia văn bản thành 2 phần:
- Phần 1: Trái Đất – hành tinh xanh
- Phần 2: Mẹ nuôi dưỡng muôn loài
Trả lời:
- Trong đoạn 1, những chi tiết cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú là:
+ Trái Đất là một hành tinh sống động, vì những hoạt động địa chất không ngừng của nó đã đánh thức và nuôi dưỡng sự sống. Những thay đổi của nó khiến cho các sinh vật thích nghi để sống sót và thúc đẩy sự phát triển, tiến hoá của muôn loài.
+ Trái đất có 3/4 bề mặt là nước. Nhờ nước ở các đại dương, Trái Đất trở thành hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có màu xanh hiền dịu, là nơi trú ngụ duy nhất của sự sống có ý thức – con người.
Trả lời:
Trả lời:
- Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sapo và các đề mục khác với các đoạn khác trong văn bản là:
Trong khi các đoạn trong văn bản, chữ được in thường thì:
+ Nhan đề được viết hoa, in đậm
+ Sapo là đoạn văn ngắn được in chữ nghiêng
+ Các đề mục được đánh số và in đậm
- Cách trình bày này có tác dụng:
+ Giúp người đọc hiểu dễ dàng hơn theo từng phần, logic hợp lí, chặt chẽ, tạo ấn tượng cho người đọc.
Câu 9: Các số liệu trong bài này có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung văn bản?
Trả lời:
- Các hình ảnh, số liệu trong bài này có tác dụng đối với việc thể hiện nội dung văn bản: là bằng chứng cho các lí lẽ tác giả đưa ra để thể hiện nội dung văn bản.
Câu 10: Em hãy tóm tắt nội dung chính của các đoạn trong văn bản.
Trả lời:
- Tóm tắt nội dung:
+ Đoạn 1: từ đầu đến ý thức- con người: giới thiệu về trái đất
+ Đoạn 2: Nếu có thể làm một chuyến du lịch.... nhanh chóng: quá trình hình thành phát triển sự sống trên trái đất
+ Đoạn 3: còn lại: những thay đổi của trái đất ảnh hưởng tới môi trường sống
Câu 11: Tại sao Trái Đất lại được xem là “Mẹ nuôi dưỡng muôn loài”?
Trả lời:
- Thiên nhiên lại được xem là "mẹ nuôi dưỡng muôn loài" vì: Tất cả muôn loài kể cả con người đều được thiên nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu năm để có được như bây giờ.
Câu 12: Chúng ta cần làm gì để giữ cho Trái Đất mãi là “hành tinh xanh”?
Trả lời:
- Để giữ cho Trái Đất mãi là hành tinh xanh chúng ta cần: Bảo vệ môi trường, giảm rác thải, trồng thêm nhiều cây xanh,....
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
Hai cây phong
Câu 1: Văn bản “Hai cây phong” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
- Văn bản “Hai cây phong” thuộc thể loại truyện ngắn.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Hai cây phong” là gì?
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Hai cây phong” là tự sự.
Câu 3: Văn bản “Hai cây phong” được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
- Văn bản “Hai cây phong” được kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Hai cây phong” và ý nghĩa của từng đoạn.
Trả lời:
- Phần 1: Từ đầu → say sưa ngây ngất: Giới thiệu làng Ku-ku-rêu và hai cây phong
- Phần 2: Tiếp theo → chiếc gương thần xanh: Cảm nhận của “tôi” về hai cây phong mỗi lần về thăm quê
- Phần 3: Tiếp theo → biêng biếc kia: Hai cây phong và kí ức của tuổi thơ
- Phần 4: Còn lại: Hai cây phong và thầy Đuy-sen
Trả lời:
- Những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”
+ Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. + Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.
+ Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xổ gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến: hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn.
- Vì nhân vật “tôi” đã cảm nhận cây phong:
+ Bằng thị giác: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…
+ Bằng thính giác như: có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tham nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình
+ Bằng cảm nhận: có khi hai cây phong im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài như một lượt thương tiếc người nào.
Câu 7: Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”?
- Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi” vì:
+ Tuổi trẻ của nhân vật“tôi” đã để lại nơi ấy, bên cạnh hai cây phong như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh, cùng những kỉ niệm tuổi thơ cùng khi chúng bạn reo hò ầm ĩ, chạy lên đồi cây phong, rồi được hai cây phong khổng lồ ngả bóng râm mát rượi chào đón.
+ Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả
Câu 8: Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Trả lời:
- Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người:
+ Cung cấp năng lượng, nhiên liệu
+ Cung cấp khí oxi
+ Tạo nên vẻ đẹp hệ sinh thái.
+ Làm cho cuộc sống của con người trở nên tươi đẹp và sinh động hơn.
…..
Thực hành tiếng Việt trang 88
Câu 1: Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn trích sau:
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường: thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải.
(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Trả lời:
- Tác dụng của dấu chấm phẩy là ngắt quãng các hoạt động bảo vệ môi trường được người viết đưa ra.
Câu 2: Có thể thay dấu phẩy trong đoạn văn đưới đây bằng dấu chấm phẩy được không? Vì sao?
Trái Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng có xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyền bí,...
(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu,
Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)
Trả lời:
- Không thể thay thế dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy vì đây là phép liệt kê đơn giản.
a. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào đã được sử dụng?
b. Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh hoạ cho những nội dung nào của văn bản này?
Trả lời:
a. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng là: các hình ảnh minh họa, ngày tháng số liệu.
b. Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh hoạ cho nghi thức cúng Thần Lúa của họ.
Đoạn văn mẫu tham khảo
Cảnh đẹp thiên nhiên mà em rất yêu thích đó là cảnh biển. Nghỉ hè năm gia đình em đã có một chuyến du lịch tại biển Cửa Lò. Sau một ngày dài di chuyển, đoàn xe cũng tới nơi. Buổi chiều, em cùng bố mẹ ra tắm biển. Trước mắt em chính bãi biển rộng lớn. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Bãi cát trắng ven biển bị sóng biển đánh vào ướt sũng. Nhưng biển đẹp nhất là khi hoàng hôn. Mặt trời lúc này giống như một quả cầu đang rực đỏ; biển nhờ vậy mà trở nên thật đẹp đẽ, nên thơ. Khung cảnh thiên nhiên trước mặt thật tuyệt vời biết bao.
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ
Câu 1: Văn bản “Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
- Văn bản “Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ” thuộc thể loại văn bản thông tin.
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ” là thuyết minh.
Câu 3: Văn bản “Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ” được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
- Văn bản “Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ” được kể theo ngôi thứ ba
Trả lời:
Đoạn 1: Từ đầu đến (2019): Ngày môi trường thế giới
Đoạn 2: Tiếp đó đến “bị phá hủy”: Những tiếng kêu cứu từ môi trường.
Đoạn 3: Còn lại: Hành động vì một hành tinh xanh
Trả lời:
- Sapo: dẫn dắt người đọc đến với ngày môi tường thế giới như lời cảnh tỉnh cho chúng ta.
- Đề mục: các đề mục được chia rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu cho người đọc trong đoạn đó nói về cái gì.
- Hình ảnh: người viết sử dụng hình ảnh khí thải tuôn ra từ một nhà máy thép để cho người đọc thấy được con người đang đối xử tàn nhẫn với thiên nhiên như thế nào và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của nó.
VIẾT
Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện
Câu 1: Thuyết minh thuật lại một sự kiện là gì?
Trả lời:
- Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe nắm được diễn biến của sự kiện và những thông tin liên quan đến sự kiện ấy.
Trả lời:
- Để viết một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, chúng ta cần đáp ứng những yêu cầu:
+ Giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện.
+ Thuật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo một trình tự hợp lí.
+ Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện.
+ Đưa ra được nhận xét, đánh giá, hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.
+ Bài văn đảm bảo bố cục:
Mở bài: giới thiệu sự kiện cần thuyết minh thuật lại.
Thân bài: thuyết minh thuật lại sự kiện theo một trình tự hợp lí.
Kết bài: bài phát biểu cảm nhận hoặc đánh giá về sự kiện.
Trả lời:
- Để viết được một văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, ta cần chuẩn bị những bước là:
+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
+ Bước 3: Viết bài
+ Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
Bài văn tham khảo
Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch) hằng năm. Nơi tổ chức hội thi là làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Hội thi được bắt nguồn từ nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Những người tham dự hội thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng, chia thành các nhiều đội.
Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân độ quốc. Sau đó hội thi thổi cơm bắt đầu đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Tiếng trống hiệu vang lên, bốn thanh niên của bốn đội sẽ leo lên thân cây chuối được bôi mỡ. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Tiêu chí chấm điểm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.
Hội thi thổi cơm là nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Không chỉ vậy, đây còn là dịp trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội còn góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong văn hóa sinh hoạt hiện nay.
Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân đến là một nét văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam, và cần được giữ gìn và phát huy.
NÓI VÀ NGHE
Tóm tắt nội dung trình bày của người khác
Trả lời:
- Khi tham dự các cuộc họp, thảo luận, thuyết trình… việc ghi lại tóm tắt nội dung trình bày của người khác thể hiện việc mình tôn trọng, biết lắng nghe ý kiến của người khác.
Trả lời:
Lắng nghe phần trình bày của các bạn và tóm tắt lại các nội dung trình bày theo các bước đã học trong bài Điểm tựa tinh thần:
Chủ đề Điều kì diệu của thế giới tự nhiên:
- Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay.
- Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.
- Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.
+ Trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên... thì không chỗ nào mà không có rác.
+ Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Một vấn đề nhức nhối khác là nạn "lâm tặc" phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng.
- Biện pháp:
+ Chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp.
+ Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.
Ôn tập trang 96
Câu 1: Hãy tóm tắt nội đung chính của hai văn bản sau dựa vào bảng dưới đây (làm vào vở).
Nội dung chính của hai văn bản
Trả lời:
Câu 2: Theo em, khi viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện cần lưu ý những điều gì?
Trả lời:
- Theo em, khi viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện cần lưu ý những điều sau:
+ Thời gian địa điểm
+ Những hoạt động chính
+ Cảm nhân, nhận xét, đánh giá về sự kiện
+ Có thể sử dụng đan xen với đó là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Câu 3: Giữ gìn những báu vật mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
Trả lời:
- Giữ gìn những báu vật mà mẹ thiên nhiên ban tặng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhân loại vì nếu chúng ta không giữ gìn và bảo vệ nó thì cuộc sống của chúng ta, môi trường sống của con người sẽ bị hủy hoại.