Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 7: Gia đình yêu thương Chân trời sáng tạo có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 7: Gia đình yêu thương có đáp án
ĐỌC
Tri thức ngữ văn trang 26, 27
*Tri thức đọc hiểu
Trả lời:
- Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
Câu 2: Thơ được phân làm mấy loại? Kể tên
Trả lời:
- Có 6 loại thơ.
Phân theo nội dung biểu hiện có:
+ Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời.
+ Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
+ Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài
Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có
+ Thơ lách luật
+ Thơ tự do
+ Thơ văn xuôi
Câu 3: Nêu những đặc trưng cơ bản của thơ.
Trả lời:
- Những đặc trưng cơ bản của thơ:
+ Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu.
+ Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình.
+ Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.
+ Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.
+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
Câu 4: Trình bày vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ.
Trả lời:
- Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ có tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người, … trở nên sinh động, tăng giá trị biểu cảm cho thơ.
Câu 5: Ngôn ngữ thơ như thế nào?
Trả lời:
- Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật; ngôn ngữ thơ trước hết mang đầy đủ những thuộc tính của ngôn ngữ văn học, đó là: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm…
*Tri thức tiếng Việt
Câu 6: Từ đa nghĩa là gì? Nêu ví dụ.
Trả lời:
- Từ đa nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.
- Ví dụ: từ “ăn” có nghĩa gốc “ăn cơm” (cho vào cơ thể thức ăn nuôi sống); ăn cưới (ăn uống nhân dịp cưới); ăn ảnh (trông đẹp hơn trong ảnh so với ngoài đời)
Câu 7: Nêu tác dụng của từ đa nghĩa trong câu.
Trả lời:
- Từ đa nghĩa giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Câu 8: Từ đồng âm là gì? Nêu ví dụ.
Trả lời:
- Từ đồng âm là các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc, cùng thuộc một loại từ, tuy nhiên lại mang nghĩa khác nhau hoàn toàn.
- Ví dụ:
Má tôi đi chợ mua rau má.
Trong câu văn này, từ “má” đầu tiên là chỉ người mẹ, còn từ “má” thứ 2 là loại thực vật là rau má. Ta thấy 2 từ “má” này giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau và không liên quan gì tới nhau.
Câu 9: Nêu tác dụng của từ đồng âm trong câu.
Trả lời:
- Từ đồng âm: Nhấn mạnh nội dung câu , làm câu văn trở nên sinh động , hấp dẫn hơn , tạo hiệu quả cao cho sự diễn đạt như sự liên tưởng bất ngờ hay sự chế giễu , châm biếm.
VĂN BẢN ĐỌC
Những Cánh Buồm
Trả lời:
- Hôm đó là sinh nhật của em.
- Bố mẹ cùng mọi người đã tổ chức sinh nhật bất ngờ cho em.
- Em rất vui mừng và cảm động, em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vui vẻ ấy.
Câu 2: Văn bản “Những cánh buồm” thuộc thể loại nào?
Trả lời:
- Văn bản “Những cánh buồm” thuộc thể loại thơ tự do.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Những cánh buồm” là?
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Những cánh buồm” là biểu cảm.
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Những cánh buồm” và ý nghĩa của từng đoạn.
Trả lời:
+ Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.
+ Phần 2: Tiếp đến “để con đi…” : Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
+ Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con.
Trả lời:
- Qua câu thơ, em hình dung được cảnh cha dắt con đi dạo trên bờ biển trong một buổi sáng đẹp trời khiến con cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Câu 6: Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." thể hiện mong muốn gì của người con?
Trả lời:
- Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." như lời thì thầm vang lên từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn trẻ thơ.
+ Chính vì biển quá bao la mà cậu bé muốn khám phá trên một cánh buồm “trắng” đầy ước mơ tuổi thơ.
+ Cậu bé ước mơ được thấy người, thấy nhà cửa, thấy cây cối ở phía chân trời xa.
+ Cậu khao khát được hiểu biết mọi thứ trên đời.
Câu 7: Em hiểu như thế nào về câu thơ: "Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con"?
Trả lời:
- Em hiểu về câu thơ: “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”: Người cha vô cùng hạnh phúc và như trẻ lại khi tìm lại mình, tìm lại được những khát vọng thuở trước trong tiếng ước mơ của con. Những khát vọng của con cũng là những khát vọng của cha ngày thơ ấu. Hi vọng con sẽ mang khát vọng của con và cha đi xa hơn nữa…
Câu 8: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buổm là một bài thơ?
- Những dấu hiệu giúp em nhận thấy đây là một bài thơ là:
+ Một câu thường có 5 đến 7 chữ được viết theo thể thơ tự do
+ Được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau (cứ 4 câu chia thành một đoạn).
Trả lời:
- Theo em, bài thơ này độc đáo, thể hiện qua:
+ Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ mang nghĩa chuyển gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc.
+ Hình ảnh hai cha con cùng nhau đi dạo, hình ảnh cánh buồm
+ Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ hình ảnh "ánh trăng" thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người.
Trả lời:
- Bài thơ có chứa các yếu tố tự sự và miêu tả:
+ Tự sự: kể về những cuộc đối thoại giữa hai cha con
+ Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm.
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật tình cha con thiêng liêng
+ Các yếu tố này giúp cho bài thơ thêm ấn tượng và đặc sắc hơn.
Trả lời:
- Tình cảm của hai cha con dành cho nhau được thể hiện một cách đầy chân thực qua những câu hỏi ngây ngô của cậu bé và những câu trả lời của người cha.
- Điều ấy gợi cho em suy nghĩ về tình cảm gia đình là: Tình cảm gia đình thật thiêng liêng, nó chất chứa sự yêu thương vô bờ biến, chia sẻ và nâng cánh ước mơ của cha dành cho con.
Câu 12: Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua bài thơ?
Trả lời:
-Em cảm thấy những cảm xúc chân thành của tác giả, tác giả như đang sống trong hình ảnh người cha nói ra những suy nghĩ, thể hiện tình cảm cha con đẹp đẽ, thiêng liêng.
Mây Và Sóng
Trả lời:
- Em đã dành những thời gian chơi với gia đình.
- Khi đó em cùng mọi người chơi trò chơi đoán chữ để thêm gắn bó và hiểu nhau hơn.
- Những giây phút ấy đối với em v tràn ngập sự hạnh phúc vì được ở bên cạnh những người mình yêu thương.
Câu 2: Văn bản “Mây và sóng” thuộc thể loại nào?
Trả lời:
- Văn bản “Mây và sóng” thuộc thể loại thơ văn xuôi.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Mây và sóng” là?
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Mây và sóng” là biểu cảm.
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Mây và sóng” và ý nghĩa của từng đoạn.
Trả lời:
- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
Câu 5: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Mây và sóng là một bài thơ?
Trả lời:
- Những dấu hiệu giúp em nhận ra đây là một bài thơ là:
+ Kết thúc mỗi câu tác giả đều xuống dòng.
+ Lời hỏi đáp của con và các bạn cũng được tác giả trích dẫn và cho vào ngoặc kép.
+ Bài thơ không có vần nhưng người đọc vẫn cảm nhận được âm điệu trữ tình của bài thơ.
Câu 6: Hình ảnh nào thể hiện lên trong tâm trí em khi đọc bài thơ này?
Trả lời:
- Hình ảnh mẹ và con đã hiện lên ngay khi em đọc bài thơ này: Tình yêu và sự gắn bó với mẹ của em bé thể hiện qua hai cuộc đối thoại của em với những người trên mây, trong sóng.
Câu 7: Kẻ bảng sau vào vở và điền các thông tin phù hợp, sau đó, trao đổi với bạn:
Trả lời:
Trả lời:
- Khi đọc bài thơ em có thể cảm nhận rõ được tình yêu và sự gắn bó của con với mẹ thể hiện qua hai cuộc đối thoại với những người trên mây và trong sóng. Bài thơ chính là thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng.
Câu 9: Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yêu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ.
Trả lời:
- Hiệu quả:
+ Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn tình cảm và sự gắn bó của con với mẹ
+ Yếu tố miêu tả giúp các sự vật được hiện lên một cách sinh động, hấp dẫn hơn
Trả lời:
- Em cảm nhận về tình cảm của tác giả là:
+ Tác giả vô cùng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, gắn bó giữa mẹ và con
- Những chi tiết trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó là:
+ Con luôn từ chối lời rủ đi chơi đầy hấp dẫn vì có mẹ đang đợi ở nhà.
+ Con nghĩ ra những trò chơi thú vị để chơi cùng với mẹ
Trả lời:
- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ là:
+ Em bé là sóng, mẹ là bến bờ
+ Cách em mô tả:
Em bé lăn, lăn, lăn mãi, rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
- Điều đó gợi cho em suy nghĩ về tình cảm giữa những người thân trong gia đình là:
+ Tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm gắn bó, ruột thịt đáng trân trọng mà không một thứ gì có thể thay thế được.
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
Chị sẽ gọi em bằng tên
Câu 1: Văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
- Văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên” thuộc thể loại truyện ngắn.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên” là gì?
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên” là tự sự
Câu 3: Văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên” được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
- Văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên” được kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên” và ý nghĩa của từng đoạn.
Trả lời:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “đâu vào đấy”: Ấn tượng không tốt của nhân vật tôi về người em trai của mình
- Đoạn 2: Còn lại: Nhân vật tôi nhận ra em trai mình thật tốt bụng, đáng yêu và ngoan ngoãn.
Câu 5: Vì sao người chị trong câu chuyện lại có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình?
Trả lời:
- Người chị trong truyện có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình vì em trai phải học lớp giáo dục đặc biệt và mỗi lần ra ngoài cùng em, cả hai đều bị người khác nhìn chằm chằm.
Câu 6: Điều gì đã mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của hai chị em?
Trả lời:
- Điều mở ra mối quan hệ mới cho hai chị em là cuộc nói chuyện của người em với chị trên đường ra trạm xe buýt.
Câu 7: Vì sao người chị lại khóc?
Trả lời:
- Người chị khóc vì em trai không những không ghét mà còn nghĩ chị là một người tốt.
Câu 8: Qua câu chuyện trên, em học được cách cư xử với những người thân trong gia đình như thế nào?
Trả lời:
- Qua câu chuyện trên, em rút ra được rằng chúng ta nên đối xử với người thân trong gia đình phải thật tốt, luôn yêu thương, chia sẻ với họ.
Câu 9: Tóm tắt nội dung chính của văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”.
Trả lời:
Nhân vật tôi mới đầu rất lạnh lùng và ghét em trai mình vì em là một đứa trẻ không bình thường. Tôi đặt cho em đủ thứ biệt danh xấu và thấy ngượng với mọi người khi đi cùng em mình. Vào một buổi chiều nắng nhạt, hai chị em tôi có một cuộc trò chuyện đặc biệt. Lần đầu tiên tôi thấy em mình có vẻ tốt bụng, thân thiện và hoạt ngôn. Trong chuyến đi du lịch cùng gia đình, tôi giả vờ đọc sách và đã nghe thấy hết cuộc trò chuyện giữa em với bố. Hóa ra bấy lâu nay em luôn yêu quý và nghĩ tôi là một người chị tốt. Tôi nhận ra trước đây mình đã rất tệ với em và từ đó tôi trở nên yêu quý em nhiều hơn.
Thực hành tiếng Việt trang 34
- Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong.
- Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.
a. Giải thích nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên.
b. Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không?
c. Từ “trong” ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một từ đa nghĩa?
Trả lời:
a)
- Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.
- Từ "trong" ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng.
b) Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.
c) Từ "trong ở hai câu thơ trên là từ đồng âm.
Câu 2: Đọc các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa”, “cánh tay” và thực hiện các yêu cầu:
a. Giải thích nghĩa của từ “cánh” trong các từ ngữ trên.
b. Từ “cánh” trơng các ví dụ trên là một từ đa nghĩa hay các từ đồng âm. Dựa trên cơ sở nào để xác định như vậy?
Trả lời:
a)
- Cánh trong cánh buồm nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.
- Cánh trong cánh chim là: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng
- Cánh trong cánh cửa là: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được
- Cánh trong cánh tay là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.
b) Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận của một sự vật.
Câu 3: Tìm hai từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của chúng.
Trả lời:
* Mắt:
- Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người
- Nghĩa chuyển:
+ chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây(mắt tre, mắt mía)
+ bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả (mắt dứa, na mở mắt)
* Tai
- Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe
- Nghĩa chuyển:
+ bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm)
+ điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng)
Câu 4: Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:
Trùng trục như con bò thui,
Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.
a. Câu đố này đố về con gì?
b. Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đồng âm, chỉ ra điểm thú vị trong câu đố trên.
Trả lời:
a) Câu đố này đố về con bò.
b) Điểm thú vị trong câu trên là đã sự dụng từ đa nghĩa "chín" ý chỉ chín ở đây là đã được nấu chín.
Câu 5: Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.
Trả lời:
* Một số ví dụ về hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra cách nói độc đáo là:
- Con ngựa đá con ngựa bằng đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buôm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến. ”
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
a. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng.
b. Nêu tác đụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội đung đoạn thơ.
Trả lời:
a) Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ.
b) Tác dụng của biện pháp tu từ:
+ Gợi tả hình ảnh ngôi nhà, cây cối góp phần tạo nên sự sinh động, sáng tạo hơn cho bài thơ.
Câu 7: Đọc lại bài thơ Những cánh buồm và thực hiện những yêu cầu sau:
a. Chỉ ra các từ láy.
b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó.
Trả lời:
a) Từ láy được sử dụng: Không, có.
b) Tác dụng của từ láy: dùng để nhấn mạnh quanh cảnh xung quanh và bộc lộ cảm xúc của tác giả.
Trả lời:
Đoạn văn mẫu tham khảo
Tuổi thơ ai cũng có ước mơ, hoài bão; chúng giúp nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ. Nó là những điều tốt đẹp mà chúng ta mong muốn đạt được trong thực tại. Tôi cũng giống như bao đứa trẻ khác, tôi cũng có cho mình ước mơ tuổi thơ. Ước mơ của tuổi thơ giúp tôi cố gắng phấn đấu học tập thật tốt để có thể thực hiện được ước mơ đó của mình. Với tôi, được đi đến, được khám phá vùng đất bên ngoài biển xa kia. Đó là vùng đất mà cha thường nhắc tới nhưng chưa hề đi tới. "Cánh buồm trắng" chính là phương tiện giúp tôi có thể đến được những chân trời mới, để tôi được khám phá thế giới, để tôi thực hiện ước mơ hoài bão mà cha tôi chưa thực hiện được. Tôi hi vọng rằng tôi sẽ làm được điều đó thay cha, và làm điều đó vì bản thân mình. Mong rằng mai này đây tôi có thể vươn đến những tầm cao, chinh phục những điều đẹp đẽ của cuộc đời để thỏa mãn ước mơ và đem lại hạnh phúc cho cha, để người có thể mỉm cười tự hào về tôi.
- Từ đa nghĩa: chân trời
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
Con Là …
Câu 1: Văn bản “Con là…” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
- Văn bản “Con là…” thuộc thể loại thơ tự do.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Con là…” là gì?
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Con là…” là biểu cảm.
Câu 3: Văn bản “Con là…” được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
- Văn bản “Con là…” được kể theo ngôi thứ ba
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Con là…” và ý nghĩa của từng đoạn.
Trả lời:
- Khổ 1: Con là nỗi buồn của cha.
- Khổ 2: Con là niềm vui của cha.
- Khổ 3: Con là sự gắn kết giữa cha và mẹ.
Câu 5: Chỉ ra những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.
Trả lời:
- Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là:
+ Được chia thành 3 đoạn rõ ràng mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4 - 7 từ.
Trả lời:
- Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:
+ Từ ngữ: cụm từ "con là" được lặp lại, giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.
+ Biện pháp tu từ: so sánh con với nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc. Đó là những thứ có giá trị vô cùng to lớn với người cha.
+ Hình ảnh: độc đáo như trời, hạt vừng, sợi tóc. Những hình ảnh tưởng như nó mâu thuẫn với nhau nhưng lại diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.
Câu 7: Nêu cảm nhận của em về tình cảm người cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.
Trả lời:
- Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc của cha.
VIẾT
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
Câu 1: Để viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, chúng ta cần chú ý những yêu cầu nào?
Trả lời:
Để viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, chúng ta cần chú ý những yêu cầu là:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn
- Cấu trúc gồm có 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
Câu 2: Trình bày quy trình để viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
Trả lời:
Quy trình để viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
+ Xác định đề tài
+ Thu thập tư liệu
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Bước 3: Viết đoạn
- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về bài thơ “Con là…”
Trả lời:
Đoạn văn mẫu
Bài thơ “Con là…” của Y Phương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc của người cha dành cho đứa con của mình. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “Con là” để nhấn mạnh vai trò của con đối với cha trong cuộc sống. Khi con là “nỗi buồn”, dù có to lớn bằng “trời” thì nhờ có con thì mọi nỗi buồn cũng sẽ được lấp đầy. Khi con là niềm vui, dù chỉ nhỏ bé như “hạt vừng” thì niềm vui ấy lúc nào cũng hiện hữu trong ngôi nhà ấm áp. Đó là những niềm vui bất tận và vĩnh cửu của cha. Đặc biệt nhất, con chính là “sợi dây hạnh phúc” gắn kết cha và mẹ. Trong cuộc sống có nhiều sóng gió, nhưng nhờ có con mà cha và mẹ sẽ luôn ở bên nhau, cùng nhau bảo vệ và che chở con. Có thể thấy rằng, đối với người cha, con là những điều vừa to lớn, vừa nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa thật lớn lao. Với giọng thơ chân thành và tha thiết, chúng ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Lời nhắn nhủ yêu thương cũng chính là bài học đầu đời để con khắc ghi, trân trọng tình cảm gia đình.
NÓI VÀ NGHE
Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất
Trả lời:
- Theo em, việc thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất làm việc và cùng nhau thống nhất một ý kiến tốt nhất để giải quyết vấn đề tốt nhất.
Trả lời:
- Để tổ chức được một cuộc thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, chúng ta cần tuân thủ những bước là:
+ Bước 1: Chuẩn bị: Sau khi thành lập nhóm và phân công công việc, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung thảo luận theo phân công của nhóm trưởng.
+ Bước 2: Thảo luận: Nhóm trưởng điều khiển buổi thảo luận sao cho từng thành viên đều có cơ hội phát biểu.
Ôn tập trang 39
Trả lời:
Câu 2: Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào về hình thức và nội dung?
Trả lời:
- Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý xem đó là thể thơ gì và cần cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của bài thơ
Câu 3: Các văn bản trong bài học này gợi cho em những suy nghĩ gì vẻ tình cảm gia đình?
Trả lời:
- Các văn bản trong bài học này gợi cho em một ý nghĩ vô cùng to lớn: tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng, chúng ta nên trân trọng và yêu thương gia đình mình.
Câu 4: Vẽ vào vở sơ đồ sau và điền những yêu cầu của kiểu đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
Trả lời:
- Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:
+ Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
+ Trình bày cảm xúc về một bài thơ và sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
+ Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
Trả lời:
- Qua bài học này, em rút ra được cần chuẩn bị thật tốt và ghi lại tóm tắt những ý kiến của thành viên trong nhóm, tìm ra điểm chung của các thành viên và thống nhất giải pháp.
Câu 6: Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
Trả lời:
- Đối với mỗi chúng ta, gia đình có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta: Chúng ta lớn lên trong sự yêu thương, bảo vệ và che chở của gia đình. Hơn nữa, gia đình còn là điểm tựa cho cuộc sống của mỗi con người.