Giải SBT Địa Lí 11 Bài 30 (Chân trời sáng tạo): Kinh tế Cộng hoà Nam Phi

785

Với giải sách bài tập Địa Lí 11 Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Địa Lí 11 Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi

Câu 1 trang 98 SBT Địa Lí 11: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

1 trang 98 SBT Địa Lí 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về công nghiệp ở Cộng hoà Nam Phi

A. Có nền công nghiệp phát triển hơn so với các nước ở châu Phi.

B. Đóng góp khoảng 24,5% giá trị GDP của đất nước. 

C. Chỉ phát triển ngành công nghiệp khai thác.

D. Đứng hàng đầu thế giới về ngành khai thác vàng, kim cương, . . . 

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

2 trang 98 SBT Địa Lí 11: Ngành công nghiệp nào ở Cộng hoà Nam Phi chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu hàng sản xuất mỗi năm

A. Sản xuất ô tô.

B. Điện tử-tin học. 

C. Hoá chất. 

D. Thực phẩm. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

3 trang 98 SBT Địa Lí 11: Cây lương thực được trồng chủ yếu ở Cộng hoà Nam Phi là

A. lúa mì và lúa gạo. 

B. lúa mì và ngô.

C. ngô và lúa gạo. 

D. ngô và lúa mạch.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

4 trang 98 SBT Địa Lí 11: Hình thức canh tác chính trong sản xuất nông nghiệp ở Cộng hoà Nam Phi là

A. trang trại và hợp tác xã nông nghiệp.

B. trang trại và đồn điền.

C. trang trại và khu nông nghiệp công nghệ cao. 

D. trang trại và nông hộ. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

5 trang 98 SBT Địa Lí 11: Hoạt động nội thương ở Cộng hoà Nam Phi kém phát triển ở khu vực nào

A. Đồng bằng ven biển. 

B. Ven các đô thị.

C. Vùng núi và sa mạc.

D. Các trung tâm công nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

6 trang 98 SBT Địa Lí 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động ngoại thương của Cộng hoà Nam Phi

A. Là quốc gia đứng đầu châu Phi về hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2021. 

B. Chỉ chú trọng hoạt động ngoại thương với các nước láng giềng.

C. Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng là vàng, kim cương, rượu vang,... 

D. Hoạt động ngoại thương diễn ra sôi nối với nhiều dịch vụ đa dạng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

7 trang 98 SBT Địa Lí 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ngành du lịch ở Cộng hoà Nam Phi

A. Là ngành kinh tế quan trọng của đất nước

B. Đóng góp khoảng 8 - 9% giá trị GDP. 

C. Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn.

D. Khách quốc tế chủ yếu đến từ các nước châu Phi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 99 SBT Địa Lí 11: Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng

Thông tin

Đúng

Sai

1. Từ năm 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế ở Cộng hoà Nam Phi luôn ở mức cao.

   

2. Cộng hoà Nam Phi là quốc gia duy nhất ở châu Phi nằm trong nhóm nước G20.

   

3. Cơ cấu GDP ở Cộng hoà Nam Phi đang chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

   

4. Ngành công nghiệp, xây dựng ở Cộng hoà Nam Phi chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP (năm 2021).

   

5. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Cộng hoà Nam Phi chiếm tỉ trọng không đáng kể (năm 2021).

   
 

Lời giải:

Thông tin

Đúng

Sai

1. Từ năm 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế ở Cộng hoà Nam Phi luôn ở mức cao.

 

x

2. Cộng hoà Nam Phi là quốc gia duy nhất ở châu Phi nằm trong nhóm nước G20.

x

 

3. Cơ cấu GDP ở Cộng hoà Nam Phi đang chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

 

x

4. Ngành công nghiệp, xây dựng ở Cộng hoà Nam Phi chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP (năm 2021).

x

 

5. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Cộng hoà Nam Phi chiếm tỉ trọng không đáng kể (năm 2021).

x

 

 

Câu 3 trang 99 SBT Địa Lí 11: Dựa vào hình 30.2 SGK trang 158, điền tên các ngành công nghiệp chính ở một số trung tâm công nghiệp của Cộng hoà Nam Phi vào bảng dưới đây

Trung tâm công nghiệp 

Các ngành công nghiệp chính

Xu-ên

 

Blô-em-phôn-tên

 

Kép-tao

 

Giô-han-ne-xbớc

 

Đuốc ban

 
 

Lời giải:

Trung tâm công nghiệp 

Các ngành công nghiệp chính

Xu-ên

Luyện kim đen, hóa chất, điện tử - tin học, thực phẩm

Blô-em-phôn-tên

Luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, thực phẩm, sản xuất ô tô

Kép-tao

Hóa chất, hóa dầu, luyện kim màu, đóng tàu, điện tử - tin học

Giô-han-ne-xbớc

Luyện kim đen, cơ khí, luyện kim màu, dệt-may 

Đuốc ban

Hóa dầu, thực phẩm, sản xuất ô tô, luyện kim màu, luyện kim đen 

 

Câu 4 trang 100 SBT Địa Lí 11: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về tình hình phát triển ngành giao thông vận tải ở Cộng hoà Nam Phi

Cột A

 

Cột B

1. Đường bộ

 

a. có khoảng 25 sân bay nội địa và quốc tế trong đó các sân bay quốc tế như Prê-tô-ri-a,Blô-em-phôn-tên và Kếp-tao là đầu mối giao thông hàng không quan trọng.

2. Đường sắt

 

b. có tổng chiều dài hơn 750 000 km, kết nối hầu hết các vùng trong cả nước.

3. Đường hàng không

 

c. có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế dất nước, nhất là hoạt động xuấtnhập khẩu với một số cảng quan trọng như Kếp-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban...

4. Đường biển

 

d. có chiều dài khoảng 21.000 km kết nối các vùng trong cả nước đề vận chuyển người và hàng hoá, đặc biệt là vận chuyển khoáng sản từ nội địa ra cảng biến đề xuất khẩu. 

 

Lời giải:

1-b

2-d

3-a

4-c

 

Câu 5 trang 100 SBT Địa Lí 11: Sưu tầm thông tin về các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Cộng hoà Nam Phi, hoàn thành thông tin vào bảng dưới đây

Tên địa điểm 

Thông tin

   
   
   
 

Lời giải:

Tên địa điểm 

Thông tin

Đảo Robben

Đây là nơi tù binh nổi tiếng Nelson Mandela từng bị giam giữ. Là một di tích lịch sử và được công nhận bởi UNESCO.

Durban

Là thành phố lớn thứ 2 của Nam Phi, sở hữu vô số bãi tắm đẹp như tranh vẽ. Ngoài ra, thành phố này cũng lưu giữ nhiều kiến trúc vô cùng độc đáo từ thời còn là thuộc địa của Anh như bức tranh tường Zulu, đền thờ Hindu, nhà thờ Hồi Giáo,...

Cape Town

Là điểm du lịch phổ biến ở Châu Phi. Thành phố này có khí hậu ôn hòa, có nền kinh tế phát triển cùng danh lam thắng cảnh nổi bật với nhiều hoạt động như tắm biển, leo núi, thám hiểm thung lũng Winelands,...

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Bài 27: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc

Bài 28: Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a

Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hoà Nam Phi

Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- Từ 1996 - 2011, kinh tế của Cộng hòa Nam Phi phát triển nhanh chóng.

- Từ năm 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này bắt đầu chậm lại do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của dịch bệnh,... Tuy nhiên, Cộng hòa Nam Phi vẫn là một trong những nền kinh tế lớn ở châu Phi; có quy mô GDP là 419,9 tỉ USD (năm 2021); là quốc gia duy nhất ở châu Phi nằm trong nhóm nước có nền kinh tế lớn trên thế giới (G20).

- Cơ cấu ngành kinh tế ở Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó:

+ Ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế;

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có tỉ trọng thấp.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp

♦ Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.

♦ Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).

♦ Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất công nghiệp đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển.

- Ngành công nghiệp khai thác:

+ Giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp, chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn.

+ Cộng hòa Nam Phi đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, uranium,...

+ Ngành công nghiệp khai khoáng đóng góp khoảng 18% GDP, 50% nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia này (năm 2021).

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi

- Ngành công nghiệp chế biến đóng góp khoảng 15% GDP, trong đó nổi bật ở các ngành:

+ Công nghiệp sản xuất ô tô: chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu hàng sản xuất mỗi năm. Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô ở Cộng hòa Nam Phi được đầu tư dây chuyền hiện đại.

+ Công nghiệp điện tử - tin học: là ngành công nghiệp rất phát triển ở Cộng hòa Nam Phi hiện nay. Quốc gia này đã xây dựng nền công nghiệp điện tử - tin học tiên tiến.

+ Công nghiệp thực phẩm: khá phát triển nhờ nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành chăn nuôi và trồng trọt. Sản xuất rượu vang, bánh kẹo, chế biến thịt, trứng, sữa,... là những thế mạnh của Nam Phi.

- Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi còn phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng khác như cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

♦ Cộng hòa Nam Phi đã hình thành các trung tâm công nghiệp quan trọng với hoạt động sản xuất đa dạng. Ngoài ra, các nhà máy công nghiệp khai khoáng cũng được triển tại các mỏ khai khoáng ở quốc gia này.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi

2. Nông nghiệp

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Cộng hòa Nam Phi chỉ chiếm 2,4% tỉ trọng GDP (năm 2021) nhưng là ngành có những thế mạnh để phát triển hơn so với các quốc gia khác ở châu Phi nhờ vào những đặc trưng về đất đai và khí hậu.

+ Ngành trồng trọt: diện tích đất có thể trồng trọt ở Cộng hòa Nam Phi hạn chế, chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất tự nhiên. Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa mì và ngô. Cây công nghiệp quan trọng là bông, lạc, thuốc lá,... Phía nam lãnh thổ phát triển các loại cây ăn quả cận nhiệt như cam, nho,... và trồng mía để phục vụ cho ngành công nghiệp mía đường.

+ Ngành chăn nuôi: chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đồng cỏ rộng lớn ở các cao nguyên trong nội địa và các sườn núi phía nam tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, song cũng gây khó khăn do hạn hán thường xuyên Các vật nuôi quan trọng là bò, cừu, dê,...

+ Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: Cộng hòa Nam Phi có vùng biển rộng lớn với nhiều ngư trường ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nên hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản khá phát triển.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi

- Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi có nhiều hình thức canh tác nông nghiệp, trong đó phổ biến nhất là trang trại và nông hộ.

+ Các trang trại lớn được trang bị kĩ thuật hiện đại, năng suất và sản lượng nông sản cao.

+ Nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lượng thấp.

+ Các vùng chuyên canh nông nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi đã được hình thành như vùng phân bố lúa mì và ngô, vùng phân bố mía đường, vùng đồng cỏ chăn nuôi, vùng phân bố cây ăn quả,

- Mặc dù nông nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi có những thế mạnh nhất định nhưng quốc gia này vẫn phải nhập khẩu lương thực.

3. Dịch vụ

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Hoạt động nội thương ở Cộng hòa Nam Phi phát triển khá nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hơn 60 triệu dân.

+ Các đô thị lớn như Kếp-tao, Blô-em-phôn-tên, Prê-tô-ri-a, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbớc,... có hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi với nhiều dịch vụ đa dạng.

+ Tuy nhiên, ở những vùng có điều kiện khó khăn tại các sa mạc thuộc tỉnh Bắc Kếp và vùng núi cao thuộc dãy Đrê-ken-bec, hoạt động thương mại rất hạn chế.

­ - Ngoại thương:

+ Tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt 130,6 tỉ USD (năm 2021), là quốc gia đứng đầu châu Phi về trị giá xuất, nhập khẩu.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng là vàng, kim cương, một số nông sản (ngô, nho, chà là,...), một số sản phẩm công nghiệp (ô tô, linh kiện điện tử, công nghệ thông tin,...).

+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, hóa chất và một số sản phẩm nông nghiệp (gạo, cà phê,...).

+ Các bạn hàng quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Nam Phi là Trung Quốc, CHLB Đức, Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản,... Ngoài ra, quốc gia này cũng chú trọng phát triển ngoại thương với các nước láng giềng thông qua hợp tác thương mại trong Cộng đồng phát triển Nam Phi.

b) Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông ở Cộng hòa Nam Phi được đầu tư để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ở nhiều nơi hạ tầng giao thông vẫn còn yếu kém, nhất là vùng núi cao và sa mạc của đất nước.

+ Hệ thống đường sắt ở Cộng hòa Nam Phi khá phát triển với khoảng 21 000 km kết nối các vùng trong cả nước để vận chuyển người và hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển khoáng sản từ nội địa ra cảng biển để xuất khẩu.

+ Hệ thống giao thông đường ô tô ngày càng hiện đại với tổng chiều dài hơn 750000 km để kết nối các vùng kinh tế trong nước.

+ Giao thông hàng không khá phát triển với khoảng 25 sân bay nội địa và quốc tế, trong đó các sân bay quốc tế như Prê-tô-ri-a, Blô-em-phôn-tên và Kếp-tao là đầu mối giao thông hàng không quan trọng.

+ Vận tải đường biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước; một số cảng biển quan trọng và có năng lực vận tải lớn như cảng Kếp-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban,...

c) Du lịch

- Du lịch là ngành kinh tế quan trọng ở Cộng hòa Nam Phi, đóng góp từ 8 - 9% GDP của đất nước.

- Cộng hòa Nam Phi có tài nguyên du lịch phong phú, nhiều địa điểm nổi tiếng thu hút du khách như: vùng rượu vang ở tỉnh Tây Kếp; Núi Bàn, đảo Rô-bơn (Kếp-tao); mỏ kim cương ở Kim-bơc-li, mũi Hảo Vọng,...

- Năm 2019, Cộng hòa Nam Phi đón hơn 16 triệu lượt khách quốc tế. Thị trường khách du lịch quốc tế đến quốc gia này chủ yếu từ khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và Trung Đông.

- Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng du khách quốc tế đến Cộng hòa Nam Phi giảm đáng kể.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi

Đánh giá

0

0 đánh giá