Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 5: Dữ liệu lôgic sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 10.
Tin học lớp 10 Bài 5: Dữ liệu lôgic
A. Lý thuyết Tin học 10 Bài 5: Dữ liệu lôgic
1. Các giá trị chân lí và phép toán lôgic
a) Lôgic mệnh đề
- Mệnh đề là một khẳng định có tính chất đúng hoặc sai. Ví dụ “9 là số nguyên tố” là một mệnh đề sai.
- Các giá trị lôgic gồm “Đúng” và “Sai”, được thể hiện tương ứng bởi 1 và 0 trong đại số lôgic.
b) Các phép toán lôgic cơ bản
- Ba phép toán lôgic quan trọng nhất là các phép toán AND, OR, NOT.
p |
q |
p AND q |
p OR q |
p XOR q |
NOT p |
1 |
1 |
1 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
Bảng 1: Các phép toán lôgic
+ p AND q chỉ đúng khi cả p và q đều đúng.
+ p OR q là đúng khi ít nhất một trong p hoặc q đúng.
+ NOT p cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng.
- Phép toán AND và OR có độ ưu tiên khác nhau, thực hiện từ trái sang phải.
- Phép toán lôgic cũng được mở rộng cho các dãy bit.
Hình 1: Cộng lôgic hai chuỗi bit
2. Biểu diễn dữ liệu lôgic
- Chỉ cần 1 bit để biểu diễn dữ liệu lôgic, bit có giá trị bằng 1 cho giá tị đúng và bit có giá tị bằng 0 cho giá trị sai.
- Trên thực tế có thể biểu diễn dữ liệu lôgic theo các cách khác miễn là tạo ra hai trạng thái đối lập như trong Python dùng True và False.
B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 5: Dữ liệu lôgic
Câu 1. Phép tuyển (phép cộng lôgic) của 2 mệnh đề đúng cho ra kết quả là gì?
A. Sai.
B. Không có giá trị.
C. Đúng.
D. Sai hoặc Đúng.
Đáp án đúng là: C
Phép tuyển (phép cộng lôgic) của 2 mệnh đề đúng ra giá trị Đúng.
Câu 2. Trong một biểu thức lôgic, phép nào được thực hiện trước tiên?
A. Phép tuyển.
B. Phép hợp.
C. Các phép toán trong dấu ngoặc.
D. Đồng thời tất cả.
Đáp án đúng là: C
Trong một biểu thức lôgic, phép toán trong dấu ngoặc ưu tiên thực hiện trước.
Các phép toán lôgic ˄ và ˅ có độ ưu tiên ngang nhau.
Câu 3. Các giá trị lôgic “Đúng” và “Sai” được thể hiện lần lượt trong đại số lôgic bởi số nào?
A. 0 và 1.
B. 2 và 1.
C. 1 và 0.
D. -1 và 1.
Đáp án đúng là: C
Các giá trị lôgic “Đúng” và “Sai” được thể hiện lần lượt trong đại số lôgic bởi số 1 và 0.
Câu 4. Cần ít nhất bao nhiêu bit để biểu diễn dữ liệu lôgic?
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Đáp án đúng là: B
Cần ít nhất 1 bit để biểu diễn dữ liệu lôgic.
Câu 5. Kết quả của phép hội mệnh đề p và mệnh đề phủ định của p là gì?
A. 1 hoặc 0.
B. Không có kết quả.
C. 1.
D. 0.
Đáp án đúng là: D
Kết quả của phép hội mệnh đề p và mệnh đề phủ định của p luôn luôn là 0.
Câu 6. Mệnh đề có tính chất nào sau đây?
A. Chỉ đúng.
B. Chỉ sai.
C. Đúng hoặc sai.
D. Đúng và sai.
Đáp án đúng là: C
Mệnh đề có tính chất hoặc đúng hoặc sai.
Câu 7. Mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng?
A. 9 là số nguyên tố.
B. 5 là hợp số.
C. 3,2 là số vô tỉ.
D. 0 không là số nguyên tố, cũng không là hợp số.
Đáp án đúng là: D
3 đáp án A, B, C đều sai.
Câu 8. Các đại lượng lôgic có thể nhận các giá trị nào sau đây?
A. Đúng hoặc Sai.
B. Lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
C. Bằng nhau.
D. Không thể nhận giá trị nào.
Đáp án đúng là: A
Các đại lượng lôgic có thể nhận các giá trị Đúng hoặc Sai.
Câu 9. Trong ngôn ngữ lập trình, các biến hay hàm có thể mang giá trị lôgic hay không?
A. Có.
B. Không.
C. Vừa có vừa không.
D. Không thể mang giá trị lôgic.
Đáp án đúng là: A
Trong ngôn ngữ lập trình, các biến hay hàm có thể mang giá trị lôgic.
Câu 10. Phép hội, hay còn gọi là phép nhân lôgic được kí hiệu bởi từ tiếng anh nào?
A. OR.
B. AND.
C. NOT.
D. MORE.
Đáp án đúng là: B
Phép hội là phép toán AND và được kí hiệu bởi dấu ˄.
Câu 11. Trong ngôn ngữ lập trình Python, giá trị đúng thể hiện bởi:
A. Đ.
B. Đúng.
C. 0.
D. Bất kì số nào khác 0.
Đáp án đúng là: D
Trong ngôn ngữ lập trình Python, giá trị đúng thể hiện bởi số bất kì khác 0.
Câu 12. Để biểu diễn dữ liệu lôgic, có ngôn ngữ lập trình dùng 2 kí tự nào sau đây?
A. Đ và S.
B. D và S.
C. T và F.
D. Không sử dụng kí tự nào.
Đáp án đúng là: C
Để biểu diễn dữ liệu lôgic, có ngôn ngữ lập trình dùng 2 kí tự T và F.
Câu 13. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A. 9 là số chính phương.
B. 23 là số nguyên tố.
C. 0 là số tự nhiên nhỏ nhất có 1 chữ số.
D.10 là số nguyên tố và là số tự nhiên nhỏ nhất có 2 chữ số.
Đáp án đúng là: D
3 mệnh đề đầu đúng; 10 là hợp số.
Câu 14. Cho mệnh đề “9 là số nguyên tố”, tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề trên?
A. “5 là số nguyên tố”.
B. “9 không phải là số tự nhiên”.
C. “9 là không là số nguyên tố”.
D. “0 là số tự nhiên”.
Đáp án đúng là: C
“9 là không là số nguyên tố” là mệnh đề phủ định.
Câu 15. Tìm mệnh đề hội của 2 mệnh đề: “Nam chăm chỉ” và “Nam học rất giỏi”?
A. Nam chăm chỉ và Nam học rất giỏi.
B. Nam học rất giỏi hoặc Nam chăm chỉ.
C. Nam không chăm chỉ và Nam học rất giỏi.
D. Nam chăm chỉ nhưng Nam không học giỏi.
Đáp án đúng là: A
Mệnh đề hội của 2 mệnh đề: “Nam chăm chỉ” và “Nam học rất giỏi” là “Nam chăm chỉ và Nam học rất giỏi”.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Tin học 10 Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Lý thuyết Tin học 10 Bài 5: Dữ liệu lôgic
Lý thuyết Tin học 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Lý thuyết Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng
Lý thuyết Tin học 10 Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại