Lý thuyết Tin học 10 Bài 6 (Kết nối tri thức 2024): Dữ liệu âm thanh và hình ảnh

8.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 10.

Tin học lớp 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh

A. Lý thuyết Tin học 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh

1. Biểu diễn âm thanh

a) Số hóa âm thanh

Phương pháp cơ bản số hóa âm thanh là điều chế xung qua các bước sau:

Bước 1: Lấy mẫu. Lấy giá trị biên độ tín hiệu ở những thời điểm rời rạc, cách đều nhau. Khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu gọi là chu kì mẫu.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 1: Chu kì lấy mẫu và thang giá trị mẫu

Bước 2: Biểu diễn giá trị mẫu.

Chọn một thang biểu diễn giá tị mẫu, gồm một số mức đều nhau. Biên độ tín hiệu được quy đổi theo tỉ lệ trên thang lấy mẫu và làm tròn.

Ví dụ: Với thang 256 mức thì giá trị mẫu sẽ nhận được trong khoảng từ 0 đến 255, có thể ghi trong 1 byte.

Bước 3: Biểu diễn âm thanh.

- Dãy giá trị biên độ đã quy đổi tại các điểm lấy mẫu được ghi lại làm biểu diễn âm thanh, ví dụ 128, 192, 255, 235, …

- Để đồ thị đường bậc thang bám sát hơn với đồ thị của tín hiệu gốc, chu kì lấy mẫu cần phải nhỏ và dùng thàng lấy mẫu chi tiết hơn. Khi đó khối lượng dữ liệu âm thanh cho một đơn vị thời gian tăng thêm nhưng âm thanh sẽ trung thực hơn.

- Để số hóa âm thanh, người ta dùng các thiết bị ghi âm cài đặt sẵn phần mềm số hóa, trong đó có các mạch điện tử chuyển tín hiệu tương tự sang tín hiệu số.

- Số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh gọi là tốc độ bit.

- Các thiết bị âm thanh số cần có mạch điện tử gọi là DAC có chức năng tạo lại tín hiệu tương tự từ tín hiệu số để phát ra loa hoặc tai nghe.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 2: Xấp xỉ tín hiệu tương tự bằng tín hiệu số

b) Các định dạng lưu trữ âm thanh

Có hai phương pháp chính:

- Nén dữ liệu nhưng không làm giảm chất lượng âm thanh, tạo nên định dạng âm thanh không mất mát.

- Bỏ bớt một phần thông tin âm thanh nhưng đảm bảo chất lượng âm thanh chấp nhận được, ví dụ như Mp3.

2. Biểu diễn hình ảnh

- Màn hình LCD hay OLED của máy tính hay ti vi ngày nay dùng ba diode cạnh nhau phát ba màu theo hệ RGB để tạo thành một điểm ảnh.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 3: Một số điểm ảnh trên màn hình LCD

- Biểu diễn tự nhiên nhất của hình ảnh số chính là tập hợp thông tin màu của các điểm ảnh. Ảnh lưu thông tin theo từng điểm ảnh gọi là ảnh bitmap.

- Số bit cần thiết để mã hóa thông tin màu của một điểm ảnh là độ sâu màu (bit depth).

- Ảnh màu thông dụng có độ sâu màu 24 bit, mỗi màu cơ bản được mã bởi 8 bit, tương ứng với 256 sắc độ khác nhau.

- Màu trắng có mã (255, 255, 255), màu đỏ có mã (255, 0, 0), màu xanh lá cây có mã (0, 255, 0), màu đen có mã (0, 0, 0).

Lý thuyết Tin học 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 4: Mẫu màu ảnh màu

- Ảnh xám và ảnh đen trắng:

+ Ảnh xám có nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau, phổ biến 256 mức.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 5: Số mức xám phụ thuộc vào độ sâu màu

+ Ảnh đen trắng chỉ có hai sắc độ màu là đen và trắng, tương đương với độ sâu màu là 1.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 6: Ảnh màu và ảnh xám tương ứng

* Biểu diễn ảnh bitmap

- Ảnh bitmap nguyên gốc được lưu vào các tệp có phần mở rộng là .bmp

- Lưu ảnh theo thông tin của từng điểm ảnh rất tốn bộ nhớ.

- Có hai cách giải quyết: nén tệp hoặc giảm bớt một phần thông tin.

- Một số định dạng ảnh phổ biến thường dùng cho các ứng dụng web:

+ “.jpeg”: ảnh đã được nén có mất mát chất lượng nhưng có tệp dung lượng khá nhỏ, tốn ít thời gian truyền và không gian lưu trữ.

+ “.png”: có độ nén tốt, không mất mát chất lượng, có thể có nền trong suốt để chồng ảnh mà không che ảnh dưới nền.

- Việc số hóa hình ảnh có thể thực hiện bằng các thiết bị số như máy ảnh số, máy quét, điện thoại thông minh, …

B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh

Câu 1. Chu kì lấy mẫu là gì?

A. Khoảng thời gian giữa 2 lần điều chế mã xung.

B. Khoảng thời gian giữa 3 lần lấy mã xung.

C. Khoảng thời gian giữa 2 lần lấy mã xung.

D. Là thời điểm cách đều nhau.

Đáp án đúng là: C

Chu kì lấy mẫu là khoảng thời gian giữa 2 lần lấy mã xung.

Câu 2. Số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh được gọi là gì?

A. Tốc độ bit.

B. Quãng đường bit.

C. Chiều dài bit.

D. Tín hiệu số.

Đáp án đúng là: A 

Số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh được gọi là tốc độ bit.

Câu 3. Các thiết bị âm thanh số cần có mạch điện tử DAC làm gì?

A. Dẫn truyền điện.

B. Tạo lại tín hiệu tương tự từ tín hiệu số để phát ra loa hoặc tai nghe.

C. Dẫn truyền xung âm thanh.

D. Không có chức năng gì.

Đáp án đúng là: B

Các thiết bị âm thanh số cần có mạch điện tử DAC để tạo lại tín hiệu tương tự từ tín hiệu số để phát ra loa hoặc tai nghe.

Câu 4. Có mấy phương pháp chính để giảm kích thước tệp âm thanh?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Có 2 phương pháp chính để giảm kích thước tệp âm thanh.

- Nén dữ liệu

- Bỏ bớt một phần thông tin âm thanh, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chấp nhận được.

Câu 5. Ảnh bitmap nguyên gốc được lưu vào các tệp có phần mở rộng là

A. .PNG.

B. .jpg.

C. .bmp.

D. .pic.

Đáp án đúng là: C

Ảnh bitmap nguyên gốc được lưu vào các tệp có phần mở rộng là .bmp.

Câu 6. Âm thanh là dữ liệu con người tiếp nhận qua giác quan nào?

A. Khứu giác.

B. Thính giác.

C. Thị giác.

D. Xúc giác.

Đáp án đúng là: B

Âm thanh là dữ liệu con người tiếp nhận qua giác quan thính giác.

Câu 7. Hình ảnh là dữ liệu con người tiếp nhận qua giác quan nào?

A. Thị giác.

B. Xúc giác.

C. Thính giác.

D. Không có giác quan nào.

Đáp án đúng là: A

Hình ảnh là dữ liệu con người tiếp nhận qua giác quan thị giác.

Câu 8. Máy tính có thể tiếp nhận dữ liệu âm thanh, hình ảnh không?

A. Không.

B. Có.

C. Chỉ nhận biết dữ liệu âm thanh

D. Không có dữ liệu âm thanh, hình ảnh.

Đáp án đúng là: B

Máy tính có thể tiếp nhận dữ liệu âm thanh, hình ảnh.

Câu 9. Phương pháp cơ bản của số hóa âm thanh là gì?

A. Khuếch đại mã xung.

B. Ngắt mã xung.

C. Truyền mã xung.

D. Điều chế mã xung.

Đáp án đúng là: D

Phương pháp cơ bản của số hóa âm thanh là điều chế mã xung.

Câu 10. Phương pháp điều chế mã xung được thực hiện qua mấy bước?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C 

Phương pháp điều chế mã xung được thực hiện qua 3 bước.

- Bước 1: Lấy mẫu

- Bước 2: Biểu diễn giá trị mẫu

- Bước 3: Biểu diễn âm thanh

Câu 11. Trong máy tính, mỗi điểm ảnh được mã hóa bởi bao nhiêu bit?

A. 16.

B. 24.

C. 32.

D. 48.

Đáp án đúng là: B

Trong máy tính, mỗi điểm ảnh được mã hóa bởi 24 bit.

Câu 12. Hình ảnh hiển thị trên máy tính sử dụng hệ màu nào?

A. RBY.

B. RGB.

C. CMYK.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng là: B

Hình ảnh hiển thị trên máy tính sử dụng hệ màu RGB.

Câu 13. Ảnh xám thông dụng có độ sâu màu là bao nhiêu bit?

A. 4.

B. 8.

C. 32.

D. 64.

Đáp án đúng là: B

Ảnh xám thông dụng có độ sâu màu là 8 bit.

Câu 14. Điền vào chỗ trống: Dung lượng của ảnh định dạng .jpeg có tệp dung lượng ….

A. Khá nhỏ.

B. Lớn.

C. Rất lớn.

D. Rất nhỏ.

Đáp án đúng là: A

Dung lượng của ảnh định dạng .jpeg có tệp dung lượng khá nhỏ.

Câu 15. Ảnh đen trắng có những màu sắc nào dưới đây?

A. Đỏ và đen.

B. Vô số màu sắc.

C. Đỏ, vàng và xanh.

D. Đen và trắng.

Đánh giá

0

0 đánh giá