Với giải Câu 3 trang 27 Kinh thế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 8: Văn hóa tiêu dùng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
Câu 3 trang 27 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về các quan điểm dưới đây:
a. “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền”.
b. Văn hoá tiêu dùng “con gà tức nhau tiếng gáy” chi phối xu hướng tiêu dùng của phần lớn người Việt hiện nay.
c. Yếu tố vùng miền không ảnh hưởng gì đến văn hoá tiêu dùng.
d. Tiêu dùng có văn hoá sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội.
Lời giải:
a. Đây là quan điểm đúng, vì ăn, mặc là hai nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. “Ăn lấy chắc” ý chỉ ăn cho no, có thể là không nhiều món ăn nhưng miễn sao là đáp ứng đủ no bụng để làm việc là được. Còn “mặc lấy bền” tức là yêu cầu đối với mặc chỉ cần chất lượng mặc sao cho bền, được lâu và ấm là đủ, không cần cầu kì về kiểu dáng, màu sắc,... mà vẫn đảm bảo sức khoẻ.
b. Đây là quan điểm không đúng, nói về tâm lí ganh đua không chịu thua kém người khác. Tiêu dùng theo xu hướng như vậy gây lãng phí, nhiều khi không phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của bản thân, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân và cộng đồng.
c. Đây là quan điểm không đúng, vì yếu tố vùng miền có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá tiêu dùng. Ví dụ: Người dân miền Nam thường mua hoa mai và bánh tét để trưng trong ngày Tết, còn người miền Bắc thường mua hoa đào và bánh chưng,
d. Đây là quan điểm đúng, vì sự thay đổi tích cực của tiêu dùng sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội.
Xem thêm lời giải bài tập KTPL 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
a) trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Văn hoá tiêu dùng là.....
c) trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Một trong những đặc điểm của văn hoá tiêu dùng Việt Nam là....
Câu 3 trang 27 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về các quan điểm dưới đây:....
Câu 4 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể dưới đây:...
Câu 5 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:...
Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc