TOP 10 bài Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến 2024 SIÊU HAY

3.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 9 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến

Đề bài: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến (thủy triều, núi lửa, động đất...).

Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến - động đất

Động đất là một hiện tượng thiên nhiên gây thiệt hại nặng nề về người và của. Do đó, nó được chính quyền đặc biệt quan tâm, nghiên cứu để tìm cách đối phó.

Bản chất của động đất là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của việc giải phóng nguồn năng lượng bị dồn nén ở lớp vỏ Trái Đất. Điều đó tạo ra các luồng sóng địa chấn với cường độ mạnh, khiến bề mặt Trái Đất ở trên chấn động mạnh. Động đất có thể xảy ra bất kì lúc nào, chỉ cần nguồn năng lượng ở phía dưới đạt đến mức đủ để giải phóng. Và nó cũng có thể xảy ra ở bất kì đâu, dù là đất liền hay dưới đáy biển. Khi xảy ra động đất, nhà cửa, cây cối và cả mặt đất bị sụp đổ, gây nguy hiểm đến tính mạng con người và thiệt hại nặng nề về của cải. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Sự đáng sợ của động đất còn nằm ở các hệ lụy mà nó mang lại. Khi một trận động đất diễn ra, tâm chấn của nó ở dưới mặt đất còn có thể kích hoạt lở đất và khiến các ngọn núi lửa hoạt động trở lại. Ngoài ra, những trận động đất ở ngoài biển, còn tạo ra các cơn địa chấn dẫn đến hình thành sóng thần. Có thể nói, động đất là loại hình thiên tai đánh thức thêm các thiên tai đáng sợ khác.

Chính vì vậy mà các nhà khoa học trên thế giới đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu về quy tắc hoạt động của động đất. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm ra cách phán đoán chính xác về thời gian xuất hiện của hiện tượng này. Chỉ khi bắt đầu có những rung chấn từ dưới lòng đất thì chúng ta mới được biết về sự hiện diện của nó. Vì vậy, công tác nghiên cứu về kiểu nhà ở, kiến trúc, đồ dùng chống động đất đã được nâng cao. Cùng với đó là các bài học về kĩ năng sống khi gặp động đất cũng được phổ cập đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tất cả đều nhằm giảm thiểu đến mức tối đa về người và của.

Đến nay, theo sự biến đổi của khí hậu, những trận động đất ngày càng diễn ra nhiều và mạnh hơn trước. Sự khó lường của chúng khiến con người càng phải đẩy mạnh hơn các công tác phòng chống và khắc phục loại hình thiên tai này.

TOP 10 bài Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến - sa mạc hóa

Hiện tượng sa mạc hóa hay còn được biết đến với cái tên là hoang mạc hóa. Đây là một hiện tượng tự nhiên khá mới, nhưng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống con người.

Hiểu một cách đơn giản, sa mạc hóa là hiện tượng một vùng đất vốn thuộc loại quần xã sinh vật khác chuyển thành quần xã sinh vật sa mạc. Nó khiến cho khu vực đất đai bị thoái hóa dần, trở nên khô hạn hoặc bán khô hạn. Đó là một quá trình suy thoái dai dẳng của đất và sự sống của hệ sinh thái trên khu vực đó. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết một khu vực bị sa mạc hóa bằng mắt thường. Đó là nơi mà mặt đất nứt nẻ, khô cằn như bị hạn hán. CÒn thảm thực vật thì gần như không còn gì, khô héo và chỉ còn lác đác các cây bụi. Đặc biệt, nhiệt độ ở các vùng bị sa mạc hóa thường rất cao, độ ẩm trong không khí thấp và có nhiều bụi.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự đô thị hóa và sự phát triển ồ ạt của các thành phố. Cùng với đó là việc khai thác, sử dụng quá mức và không có kế hoạch cụ thể nguồn nước ngầm và tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, các thiên tai và hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy sa mạc hóa diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, hình thức chăn nuôi du mục của một số bộ lạc cũng là một yếu tố gây nên sa mạc hóa. Khi các con vật được chăn nuôi du mục chủ yếu là loài có móng guốc. Một lượng lớn con vật như vậy xuất hiện trên một vùng đất đã khiến bề mặt đất bị dồn nén rất chặt do bước chân của chúng, khiến cho nguồn nước ngầm khó thẩm thấu lên bề mặt. Ngoài ra, chúng cũng ăn sạch toàn bộ cỏ và lá trong khu vực sinh sống, thậm chí là rễ cây đến khi không còn gì cả, thì người chăn nuôi mới rời sang khu vực đó. Và bỏ lại một mảnh đất hoang vu.

Tác hại lớn nhất của sa mạc hóa chính là việc nó biến một vùng đất trở thành nơi hầu như không thể sinh sống hay canh tác, sản xuất. Bởi bề mặt đất quá khô cằn và việc khai thác nguồn nước ngầm lại gặp nhiều khó khăn. Kéo theo đó, việc trồng trọt các loại cây và chăn nuôi gia súc cũng sẽ khó đạt được hiệu quả. Điều đáng lo ngại hơn nữa, là hiện nay một phần ba diện tích đất trên thế giới đang phải đối mặt với quá trình sa mạc hóa. Nó đã và đang đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Vì vậy, để hạn chế hiện tượng này, chúng ta phải bắt đầu từ việc đẩy lùi hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

TOP 10 bài Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến - núi lửa phun trào

Một hiện tượng tự nhiên được nhiều người biết đến và quan tâm hiện nay là hiện tượng núi lửa, hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.

Đây là một hiện tượng tự nhiên có từ rất lâu đời, và hiện nay không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.

Các núi lửa trên Trái Đất được hình thành do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Bởi vậy mà hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên, nhưng chỉ một phần của nó mà thôi. Để dễ quản lí, người ta chia núi lửa thành từng nhóm dựa theo các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như nếu dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Còn nếu dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.

Đi liền với núi lửa, là hiện tượng núi lửa phun trào. Như chúng ta đã biết về nguyên nhân hình thành của núi lửa. Bản chất của chúng là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Mà ở dưới các mảng kiến tạo là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lu· khổng lồ. Khi áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài một cách mạnh mẽ do bị dồn nén bấy lâu nay.

Với cơ chế hoạt động như vậy, núi lửa đem đến những tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống của con người. Dòng dung nham của núi lửa có nhiệt độ cao, nung chín mọi thứ nó đi qua với tốc độ nhanh chóng. Nguy hiểm hơn nữa là tro núi lửa, bởi chúng tạo thành một khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí vì tuy là tro nhưng chúng vẫn giữ nhiệt độ cao do nằm sâu trong núi lửa. Đặc biệt khi tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hê hấp của con người.

Tuy nhiên bên cạnh đó, núi lửa và hoạt động phun trào của nó vẫn đem lại những lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Đặc biệt, chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Đặc biệt, phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ.

Bản thân hiện tượng núi lửa vừa có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Do đó, chúng ta cần có cái nhìn bao quát về hiện tượng tự nhiên này.

TOP 10 bài Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến - bão

Hàng năm có hàng trăm cơn bão lớn nhỏ xuất hiện trên các vùng biển, nó gây ra nhiều hiệu quả nghiêm trọng, thiệt hại về người và tài sản. Vậy bão là gì?

TOP 12 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bào như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (Tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa).

Tùy thuộc vào từng khu vực hình thành nên thuật ngữ “bão” sẽ có những tên gọi khác nhau: Trên Đại Tây Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là hurricanes. Trên Ấn Độ Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là cyclones. Trên Thái Bình Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là typhoons

Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, người ta phân chia bão dựa vào sức gió. Dựa vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson): Với sức gió dưới 63 km/h thì được gọi là áp thất nhiệt đới. Tên tiếng Anh là tropical depression. Với sức gió trên 63 km/h (cấp 8) được gọi là bão nhiệt đới. tên tiếng Anh là ("tropical cyclone" hoặc "tropical storm"). Với sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong. Tên tiếng Anh là (typhoon). Với sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão. Tên tiếng Anh là (super typhoon).

Một khái niệm cần quan tâm nữa chính là mắt bão. Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.

Mắt bão thường có bán kính từ 15- 35 km (10 - 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.

Vậy nguyên nhân hình thành bão là do đâu. Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.

Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay.

Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên. Thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tuợng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém.

Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người.

Những năm trở lại đây, Việt Nam ta đã đón nhiều cơn bão lớn ảnh hưởng tới kinh tế và mạng sống của người dân chúng ta. Những đợt lũ phá hoại mùa màng là nguồn kinh tế chính của nước ta, cũng như ngập tắc đường làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế.

Vậy nên, chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh và chống bão. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chãi để chống chọi trước bão. Cập nhật tin tức dự báo thời tiết thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin về bão. Thiết lập các đê hay chủ động các hình thức gia cố cơ sở vật chất để chống bão. Ngưng mọi hoạt động đánh bắt ngoài khơi khi bão xuất hiện và dần hình thành, tránh xảy ra thiệt hại về tính mạng. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân bảo vệ môi trường nhằm phòng tránh biến đổi khí hậu - cũng là một nguyên nhân chính gây ra bão

Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến - lũ lụt

Hằng năm, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thiên tai. Một trong số đó phải kể đến lũ lụt. Có thể thấy được rằng lũ lụt đã để lại nhiều quả to lớn.

Trước hết, lũ lụt là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê trực tiếp tràn vào khu dân cư. Lũ lụt được chia thành các loại khác nhau gồm có lũ ống, lũ quét và lũ sông.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lũ lụt. Đầu tiên, bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Tiếp đến, mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng cũng khiến nước trong các con sông không kịp thoát, gây ra ngập úng. Thủy triều và sóng thần cũng là một nguyên nhân gây lũ lụt. Đặc biệt, con người đang có những hành vi như phá rừng gây xói mòn đất, dẫn đến tình trạng ngập lụt vào mùa mưa.

Mỗi cơn lũ đi qua phá hoại của cải của con người như nhà cửa, xe cộ, đồng ruộng, vật nuôi,... Không chỉ vậy, lũ lụt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế như sản xuất nông nghiệp, hạn chế các hoạt động đi lại hay phát triển du lịch. Từ đó, cuộc sống của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ như thiếu lương thực, nước uống. Đặc biệt, lũ lụt còn khiến nhiều người bị mất tích, thương vong. Nhiều người đã mất đi người thân sau mỗi trận lũ lụt, có những đứa trẻ phải chịu cảnh bơ vơ không nơi nương tựa. Bên cạnh đó, lũ lụt kéo theo những chất thải, rác thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu dân cư, khu đổ rác gây ra nguy cơ ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt. Từ đó làm con người dễ bị nhiễm virus, bệnh ngoài da, bệnh đường ruột,... Như vậy, lũ lụt đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.

Chính vì vậy, con người cần có những biện pháp phòng chống lũ lụt. Chúng ta cần tích cực trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước nhiều tác dụng như chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện, kết hợp với việc điều hoà lũ, phòng chống lũ quét. Xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ.

Hiện tượng lũ lụt đang diễn ra ngày càng nhiều ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Nó đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Chúng ta hãy cùng chung tay phòng ngừa lũ lụt xảy ra!

Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến - núi lửa

Núi lửa là hiện tượng tự nhiên được con người khá quan tâm là núi lửa hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.

Hiện tượng này đã có trong tự nhiên từ rất lâu. Hiện nay, núi lửa không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.

Nguyên nhân hình thành núi lửa do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên.

Việc phân loại núi lửa có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau. Dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.

Gắn với núi lửa là hiện tượng núi lửa phun trào. Bản chất của núi lửa là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Dưới các mảng kiến tạo này là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lực khổng lồ. Áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài.

Tác hại của núi lửa là vô cùng nghiêm trọng. Dòng dung nham của núi lửa với nhiệt độ cao sẵn sàng nung chín mọi thứ đã đi qua. Tro núi lửa có thể tạo thành khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí. Tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hô hấp của con người. Tuy vậy, núi lửa cũng đem lại một số lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ.

Núi lửa là một hiện tượng có những tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy, con người cần biết cách đề phòng, đối phó với hiện tượng này.

Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến - sóng thần

Một trong những hiện tượng tự nhiên xuất hiện mà con người vô cùng quan tâm là sóng thần.

Về định nghĩa, sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Tùy theo độ sâu của đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thần có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên. Khi đánh vào bờ, sóng thần có sức phá hoại rất lớn.

Tiếp theo, cơ chế hình thành sóng thần đến từ sự thay đổi của một mảng kiến tạo, gây ra động đất và làm dịch chuyển nước biển. Những con sóng sẽ được tạo ra, di chuyển ra mọi hướng trên biển, có một số con sóng di chuyển nhanh. Khi chúng vào vùng nước nóng, bị nén lại và trở nên cao hơn. Chiều cao của chúng sẽ tăng cùng với cường độ, tạo nên sóng thần. Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện sóng thần thường do động đất, núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thứ hạt nhân dưới nước),…

Sóng thần vô cùng nguy hiểm, nên cần xác định được dấu hiệu nhận biết. Đầu tiên, nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ. Thứ hai, mặt biển bỗng nhiên dao động nhiều hơn bình thường, có nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Thứ ba, bạn có thể cảm nhận được trong đợt sóng nóng bất thường hay nghe thấy những âm thanh lạ,... Khi thấy các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng báo cáo với cơ quan chức năng để kịp thời có phương pháp ứng phó.

Thảm họa sóng thần lớn nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào ngày 27/8/1883, tại In-đô-nê-xi-a khiến 36000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va (Java) và Su-ma-tra. Ngày 15/6/1896, sóng thần cao 23m làm hơn 26000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản. Ngày 22/5/1960, sóng thần cao 11m làm hơn 1000 người thiệt mạng tại Chi-lê (Chile)...

Có thể thấy, sóng thần là một hiện tượng tự nhiên mang tính tiêu cực, gây ra nhiều ảnh hưởng đến Trái Đất, cũng như cuộc sống của con người.

Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến - hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên quan trọng đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ sinh thái trái đất và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Được biết đến như là một hệ quả của sự gia tăng các khí nhà kính trong không khí, hiệu ứng này gần đây đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà con người đối mặt.

Từ khóa "nhà kính" xuất phát từ việc các tia nhiệt từ Mặt Trời bắn vào trái đất giống như ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời đi vào một khu vực trong nhà kính. Những tia nhiệt này bị giữ lại bởi một lớp khí trong không khí gọi là "khí nhà kính," bao gồm chủ yếu là hơi nước và các khí như CO2, mê tan, và ozone. Quá trình này giúp giữ cho nhiệt độ trái đất ổn định và thích hợp để duy trì sự sống.

Tuy nhiên, với sự tăng lên đáng kể của hoạt động công nghiệp và sự phát triển của xã hội, lượng khí nhà kính trong không khí đã tăng lên đột ngột. Sự gia tăng này tạo ra một hiệu ứng "nhà kính cộng hưởng," khiến cho lượng tia nhiệt bị giữ lại nhiều hơn, làm tăng nhiệt độ trái đất.

Hiệu ứng nhà kính đang tạo ra những biến động lớn trong khí hậu toàn cầu. Việc tăng nhiệt độ làm tăng mức biển, gây sự biến đổi đáng kể trong môi trường sống của nhiều loài động và thực vật. Nó cũng gây ra sự cạn kiệt nước và làm gia tăng nguy cơ về thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt và cảnh báo về sự biến đổi của các hệ sinh thái.

Để đối mặt với thách thức này, nhiều nước và tổ chức quốc tế đã đưa ra những biện pháp giảm thiểu tác động của hoạt động con người lên môi trường. Việc sử dụng năng lượng tái tạo, tăng cường chất lọc khí, và giảm thiểu sự sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo là những bước quan trọng.

Các nỗ lực này không chỉ giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Việc hỗ trợ nghiên cứu và áp dụng công nghệ xanh, đồng thời tăng cường nhận thức cộng đồng về vấn đề môi trường, đều đang là những bước quan trọng để bảo vệ hành tinh chúng ta.

Trong thế kỷ 21, hiệu ứng nhà kính đóng vai trò quan trọng như một thước đo cho sự tự chủ của con người với tác động của mình lên môi trường. Chúng ta cần hiểu rõ và thấu hiểu tác động của hiện tượng này để xây dựng một tương lai xanh và bền vững cho thế hệ sau. Bằng cách đối mặt và giải quyết hiệu ứng nhà kính, chúng ta đang giữ cho cánh cửa mở ra cho một tương lai tươi sáng, nơi mà con người và tự nhiên có thể sống hòa mình và phồn thịnh.

 

Thuyết minh giải thích hiện tượng địa chất, thủy văn xảy ra theo chu kì hay đột biến - băng tan

Trên thế giới này, có nhiều hiện tượng tự nhiên đẹp và kỳ diệu, nhưng cũng có những hiện tượng mang theo một cảnh báo mạnh mẽ về sự biến đổi khí hậu và mức độ tác động của con người. Một trong những hiện tượng đó chính là "hiện tượng băng tan". Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao các tảng băng lớn trên thế giới này lại tan chảy, tạo ra một chuỗi sự kiện ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống hàng triệu người dân?

Băng tan là quá trình tự nhiên xảy ra khi nhiệt độ trái đất tăng lên do tăng lượng khí nhà kính, một hiện tượng chủ yếu do hoạt động của con người. Các vùng Bắc Cực và Nam Cực là nơi chứng kiến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng này. Thông thường, vào mùa đông, nước biển tại các vùng này đóng cứng thành băng, tạo ra những tảng băng lớn kéo dài hàng nghìn km. Tuy nhiên, khi mùa hè đến và nhiệt độ tăng, băng bắt đầu tan chảy.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là sự gia tăng lượng khí nhà kính như CO2 và mê tan trong khí quyển. Những chất này giữ lại nhiệt từ mặt đất, làm tăng nhiệt độ trái đất. Khi băng tan, nước từ băng chảy vào biển làm tăng mực nước biển, gây nguy cơ lớn cho các khu vực ven biển và đảo quốc. Nó cũng tác động lớn đến đời sống của các loài sinh vật sống trong môi trường băng, như gấu Bắc Cực và hải cẩu.

Băng tan không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là của toàn cầu. Việc nó tiếp tục gia tăng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như thiên tai, hạn hán, và mất mát lớn về đất đai. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, đòi hỏi sự hợp tác để giảm thiểu tác động của con người lên môi trường.

Chúng ta cần hành động ngay bây giờ để ngăn chặn sự gia tăng về mức nhiệt độ trái đất và bảo vệ các nguồn tài nguyên quý báu của hành tinh. Các biện pháp như giảm lượng khí nhà kính, chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo, và bảo vệ các khu vực tự nhiên có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ hiện tượng băng tan và bảo vệ hành tinh chúng ta khỏi những biến đổi khí hậu nguy hiểm.

Đánh giá

0

0 đánh giá