Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết minh giải thích hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 4 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Thuyết minh giải thích hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt
Đề bài: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt ở một số vùng địa lí (Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng...).
Thuyết minh giải thích hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt - Vịnh Hạ Long
Dải đất hình chữ S không chỉ là quốc gia có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, tinh thần dân tộc kháng chiến mà thiên nhiên ưu ái cho nhiều cảnh quan, danh lam thắng cảnh hùng vĩ, trong đó phải nhắc đến vịnh Hạ Long nơi truyền thuyết rồng đáp xuống. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.
Vịnh Hạ Long hòn đảo nằm ở phía Tây Vịnh Bắc Bộ, hiện nay thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long có gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ, cảnh vật hùng vĩ, đẹp đẽ, cảnh sắc mê hồn. Vẻ đẹp của vịnh Hạ Long có thể gọi là cảnh sắc thần tiên có một không hai trên đời.
Nơi này còn có nhiều hòn đảo chủ yếu là đá vôi, thực động vật đa dạng phong phú, khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú.Vịnh Hạ Long có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải đến thời người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long tên gọi đó được duy trì cho đến ngày nay với ý nghĩa vịnh nơi rồng đáp xuống.
Nếu nhìn bao quát từ trên trên cao, vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt trần do thiên nhiên tạo ra gồm có nhiều hang động và hòn đảo liên tiếp, hình thù khác nhau. Bên trong hang động lớn nhỏ khác nhau với nhiều hình thù là mà không có kiến trúc sư nào có thể vẽ nên, đến đây du khách có thể tham quan, ngắm cảnh ai cũng phải ngỡ ngàng không tin vào mắt mình khi cảnh vật thơ mộng, lúc ẩn lúc hiện bí ẩn và đầy vẻ quyến rũ. Có lẽ đây là lí do nhiều du khách nước ngoài chọn Việt Nam tham quan, nghỉ dưỡng đều một lần ghé thăm vịnh Hạ Long.
Hạ Long cũng mang trong mình truyền thống hào hùng dân tộc Việt Nam, các địa danh như Vân Đồn, núi Bài Thơ, sông Bạch Đằng…đều là những địa danh nổi tiếng gắn liền với lịch sử. Nơi này còn có hệ sinh thái đa dạng như rừng ngập mặn, san hô, rừng cây nhiệt đới… Tập trung hàng ngàn loài động thực vật, động vật quý hiếm đã và đang phát triển, bảo tồn cho thế hệ mai sau.
Vịnh Hạ Long giờ đây đã là di sản văn hóa thế giới với cảnh quan thiên nhiên thần tiên, con người thân thiện, địa điểm tham quan không thể bỏ qua của mọi du khách khi đến với đất nước hình chữ S.
Thuyết minh giải thích hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt - Vịnh Hạ Long
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Con gà, con cóc.
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn được UNESCO công nhận là một trong bảy kỳ quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106°58′ – 107°22′ kinh độ Ðông và 20°45′ – 20°50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km².
Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái tử long và vịnh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km² bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962. Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. Chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.
Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.
Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kỳ quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.
Thuyết minh giải thích hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt - Động Phong Nha
Những năm gần đây, ngành du lịch của đất nước ta đang rất phát triển. Trên khắp đất nước có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn… Trong số đó, động Phong Nha cũng là một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng, thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Ta có thể đến Động Phong Nha thật dễ dàng bằng hai con đường: nếu bạn thích đi đường thuỷ thì ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào động. Nếu đi đường bộ thì lộ trình sẽ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đoạn đường này ước chừng 20 cây số). Nhưng dù đi bằng cách nào thì bạn đều phải đi xuồng máy hoặc chèo đò từ bến sông Son vào cửa hang Phong Nha. Nếu đi bằng xuồng máy từ bến sông Son vào đến cửa hàng Phong Nha thì mất khoảng nửa giờ. Ngồi trên xuồng ngắm nhìn dòng sông xanh thẳm và rất trong, nhìn những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô rải rác hai bên bờ thì thật là thú vị.
Phong Nha gồm hai bộ phận là động khô và động nước. Động khô ở độ cao khoảng 200m, giờ chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ cùng vô số những cột đá óng ánh màu xanh ngọc. Nhưng theo các nhà địa lý học thì xưa kia, ở động khô này vốn là một dòng sông ngầm, nay đã cạn hết nước. Động nước thì bây giờ vẫn còn có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Con sông này nước rất trong và cũng khá sâu. Động nước là nơi hấp dẫn và được khách du lịch lui tới nhiều hơn cả. Vì hiện nay động nước vẫn có một con sông dài nên muốn vào được thì cần phải có thuyền. Nhưng điều quan trọng là phải mang theo đèn, đuốc để thắp sáng vì càng vào sâu trong hang thì càng ít ánh sáng. Tuy một số nơi ở trong hang đã được mắc điện nhưng muốn đi suốt 1500 mét hang thì vẫn phải cần có dụng cụ để thắp sáng.
Động chính Phong Nha có tới mười bốn buồng nối với nhau bằng một hành lang chính dài hơn một nghìn mét. ở các buồng ngoài trần thấp, chỉ cách mặt nước chừng 10m. Từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang đã cao tới 25 – 40m. Đến hang cuối cùng, hang thứ mười bốn thì bạn có thể thỏa sức mà thám hiểm các hàng to ở phía trong sâu theo cách hành lang hẹp. Nhưng những hang to này mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ trang thiết bị từ máy móc, đèn, quần áo đến thuốc men, đặt chân tới. Liệu bạn có đủ tự tin để trở thành một nhà thám hiểm tài ba không? Tuy nhiên hang động Phong Nha vẫn còn cất giữ biết bao điều huyền diệu, thú vị đang chờ đợi chúng ta đến khám phá.
Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ bị bất ngờ và hấp dẫn trước vẻ đẹp kỳ ảo của nó. Dưới ánh sáng của đèn đuốc, các khối nhũ đá hiện lên với nhiều màu sắc, hình khối. Những khối nhũ đá này có đường nét hài hoà, màu sắc huyền ảo, sắc lóng lánh như kim cương. Nhất là dưới ánh đèn đuốc thì cảnh hiện lên lại càng lung linh, huyền ảo. Trên vách động thi thoảng còn thấy những nhánh phong lan rừng rủ xuống xanh mướt. Trong hang cũng có một số bãi cát nhỏ, tới đây du khách có thể ghé thuyền lại mà leo trèo, thăm thú, ghi hình, chụp ảnh làm kỷ niệm. Vào động Phong Nha ta cảm thấy một khung cảnh thật khác lạ: trước mắt là những khối nhũ đá lung linh huyền ảo, ta lại được nghe tiếng nước chảy, âm vang của tiếng nói, được cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành thật là sảng khoái.
Quả thật xứng với danh hiệu "Kỳ quan đệ nhất động", động Phong Nha là một hang động đẹp, kỳ vĩ. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm hội địa lý Hoàng gia Anh, động Phong Nha có tới bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hành khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất. Để giữ gìn và bảo tồn vẻ đẹp của động Phong Nha, chúng ta phải có ý thức tham gia bảo vệ danh lam thắng cảnh này.
Thuyết minh giải thích hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt - Cao nguyên đá Đồng Văn
Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi, được tạo thành từ những điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển rất khác nhau kéo dài hàng trăm triệu năm và chứa đựng những vết tích về lịch sử phát triển của vỏ trái đất. Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi lưu giữ những vết tích phản ánh hai trong số năm sự kiện lớn trong lịch sử sinh giới Trái đất, những ranh giới tuyệt chủng sinh giới hàng loạt. Cùng với đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao ở Hà Giang. Chính cấu tạo địa chất đặc biệt, kết hợp với sự đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc, từ lâu, Đồng Văn là nơi thu hút các nhà địa chất và du khách bốn phương.
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Vào thời điểm đó, đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở vùng núi cực bắc của Việt Nam, có diện tích là 2356,8 km² và độ cao trung bình là khoảng 1.400 – 1.600 m. Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn. Các thung lũng, sông, suối bị chia cắt rất nhiều. Toàn bộ khu vực Đồng Văn có đặc điểm nổi bật với những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, những vách núi dựng đứng cao vút, các chóp núi như những kim tự tháp, các trũng sâu hun hút, hang động và các vườn đá tạo nên vẻ đẹp lạ thường, có giá trị to lớn không chỉ du lịch mà còn có giá trị rất to lớn về khoa học và giáo dục.
Đồng Văn có cảnh quan địa chất và kiến tạo địa chất điển hình cho sự hình thành của lớp vỏ trái đất ngày nay. Người ta đã tìm thấy hóa thạch cổ sinh của các loài sinh vật có niên đại cách ngày nay khoảng 541 – hơn 400 triệu năm. Quá trình khảo sát thực địa, các nhà khoa học đã phát hiện có khoảng 40 điểm di sản hoặc điểm có giá trị về mặt tài nguyên, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, bao gồm: 7 di sản về tiến hóa trái đất, 7 di sản về vườn đá, 6 điểm di sản về vách đá dốc đứng có độ cao từ 200 – 600m.
Điều kiện tự nhiên, khí hậu của Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn đã tạo cho khu vực này có được sự đa dạng, phong phú về hệ thống các loài động, thực vật quý kiếm đặc biệt ở khu vực bảo tồn thiên nhiên Du Già, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca. Các nhà khoa học đã phát hiện ở Đồng Văn có rất nhiều loài gỗ và cây dược liệu quý hiếm của đất nước. Trong đó, có nhiều loài cực quý hiếm, đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng.
Quá trình thăm dò của các nhà khoa học địa chất đã phát hiện trên khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn có gần 100 hang động. Những hang động đã được thăm dò sẽ giúp cho việc lựa chọn các khu địa lý thích hợp phục vụ cho phát triển du lịch, đồng thời đem lại những tiềm năng to lớn cho việc giải quyết vấn đề nước ở khu vực này.
Quá trình phát triển và gắn bó lâu dài của cư dân các dân tộc trên vùng cao nguyên đá đã để lại những dấu ấn đậm nét ở các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Phố cổ Đồng Văn, Dinh thự Nhà Vương… Đây là những di sản vật chất còn nguyên giá trị về lịch sử, văn hóa và là những biểu tượng độc đáo về nét văn hóa kiến trúc của cư dân vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Cao nguyên đá Đồng Văn là địa bàn cư trú của 17 dân tộc anh em. Trong đó dân tộc đông nhất là đồng bào Mông chiếm khoảng hơn 70% dân tộc Mông. Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi có nền văn hóa đặc sắc và phong phú. Trải qua những thăng trầm, những biến cố của lịch sử và sự phát triển về mọi mặt của xã hội, nhưng đồng bào các dân tộc vùng cao nguyên đá vẫn luôn gìn giữ được giá trị bản sắc riêng, với nhiều nét độc đáo, đặc trưng và quyến rũ. Việc tận dụng những sườn núi đá hiểm trở hoặc đổ đất vào những hốc đá để canh tác đã trở thành nét văn hóa, văn minh nông nghiệp độc đáo hiếm nơi nào trên thế giới có được.
Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước đã gọi đỉnh Mã Pì Lèng và Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn là một “Tượng đài địa chất”. Đèo Mã Pì Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan và khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam.
Thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng cũng hiền hòa và dịu êm khi chính nó đã tạc dáng cho non nước Đồng Văn, mảnh đất đã mang trong mình một phần của đại dương cổ xưa, nay đang trên đường đổi mới. Công cuộc dựng xây trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, của Hà Giang nói chung và đồng bào các dân tộc trên vùng cao nguyên đá nói riêng đã, đang và sẽ chung lòng quyết tâm tạo dựng cho mình một vị thế mới.
Có thể nói, Cao nguyên đá Đồng Văn là cái nôi của sự sống. Huyền tích hay dấu tích về văn hóa và di sản văn hóa đang được duy trì như chính lối sống, nếp sinh hoạt của người dân nơi đây, cả về giá trị văn hóa tâm linh, văn hóa vật thể,… đang hiện hữu và có sức hấp dẫn đến kỳ lạ.