TOP 10 bài Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài 2024 SIÊU HAY

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 7 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài

Đề bài: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài (chim di cư, sự biến mất của thảm thực vật...).

Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài - mẫu 1

Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí danh tiếng PLOS ONE, các nhà khoa học Anh cảnh báo, các loài thực vật châu Phi có thể phải đối mặt với sự tuyệt chủng hàng loạt nhanh hơn dự báo. Tốc độ gia tăng nồng độ CO2 trong không khí hiện nay có thể khiến hơn 30% diện tích thảm thực vật tại châu Phi biến mất thời gian tới, kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hệ sinh thái cơ bản toàn cầu. Cũng theo nghiên cứu này, mức độ mất đa dạng sinh học, dự kiến xảy ra ở phía đông nam châu Phi trong khoảng 100 năm tới, sẽ “rõ ràng” hơn bất cứ sự biến đổi nào mà thế giới từng chứng kiến.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, đa dạng sinh học nhiệt đới và cận nhiệt đới đang suy giảm một cách nhanh chóng, trong bối cảnh Trái đất ngày càng ấm lên do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự suy giảm này là do nồng độ CO2 trong khí quyển tăng, ảnh hưởng trực tiếp sự sống của các loại thực vật chuyên biệt trong vùng. Các nhà khoa học lý giải, mặc dù CO2 là thành phần chủ yếu của quá trình quang hợp giúp các loài thực vật sinh trưởng, song nếu ở nồng độ cao hơn bình thường, CO2 sẽ khiến các loài cỏ dại mọc nhanh hơn, dần tiêu diệt toàn bộ các loài thực vật khác trong hệ sinh thái thảm thực vật. Theo Tiến sĩ C.Ma-ghin, giảng viên Đại học Hê-ri-ốt Oát (Anh), qua việc phân tích các mẫu dung dịch chiết xuất từ một số loài thực vật có dầu tại các thảm cỏ, các nhà khoa học nhận thấy thành phần các chất vô cơ mang độc tính ngày càng gia tăng. Đây là minh chứng cho thấy nồng độ CO2 trong không khí chạm mức nguy cấp.

Liên hợp quốc gần đây cảnh báo, nồng độ CO2 đã tăng nhanh kỷ lục. Những thay đổi đột ngột trong khí quyển được ghi nhận suốt 70 năm qua là không có tiền lệ. Nồng độ CO2 trung bình trên toàn cầu đạt 403,3 phần triệu (ppm) trong năm 2016, tăng mạnh so mức 400,00 ppm năm 2015. Theo báo cáo của Đại học California (Mỹ), tháng 4-2018, nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển tăng lên mức kỷ lục mới, là 410,31 ppm. Cũng theo Liên hợp quốc, nồng độ CO2 hiện nay bằng khoảng 145% so thời kỳ tiền công nghiệp (trước năm 1750). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là các hoạt động của con người, nhất là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cùng hiện tượng En Ni-nô gia tăng.

Tiến sĩ C.Ma-ghin khẳng định, biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng các thảm thực vật châu Phi nói riêng và toàn cầu nói chung. Tính đa dạng thực vật có ý nghĩa quyết định đến môi trường sống của con người trên toàn thế giới. Tiến sĩ kêu gọi các thế hệ tiếp theo chăm sóc hệ sinh thái, để không rơi vào tình trạng như hiện nay.

Theo giới khoa học, việc để mất các thảm thực vật tự nhiên sẽ là một thảm họa không chỉ riêng với châu Phi, mà với toàn thế giới. Trong bối cảnh nồng độ CO2 được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, giới khoa học kêu gọi thế giới có những hành động thiết thực, trong đó hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Với tốc độ khai thác loại nhiên liệu này như hiện tại, đến năm 2250, thế giới có thể đối mặt với nồng độ CO2 trong không khí cao chưa từng thấy, kể từ kỷ Tri-át - thời kỳ nóng nhất trong lịch sử Trái đất với hai cực địa cầu không hề có băng tuyết.

TOP 10 bài Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài 2023 SIÊU HAY (ảnh 4)

Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài - mẫu 2

Trong khi nhiều loài động thực vật mới được phát hiện, số loài đang biến mất cũng không phải là con số nhỏ. Thế giới tự nhiên đang bị đe dọa bởi thay đổi khí hậu và bởi chính bàn tay của con người. Sự suy giảm của giới tự nhiên trên Trái đất có thể khiến những thế hệ tương lai không còn cơ hội nhìn thấy nhiều loài động thực vật ngày nay.

Theo các nhà khoa học, khi môi trường sống bị biến đổi vượt ra ngoài giới hạn mà loài vật có thể thích nghi, nhiều động vật ngày nay vốn rất phổ biến có thể sẽ tuyệt chủng sau năm 2050.

Gần đây, nhiều loài mới trong giới tự nhiên đã được khoa học ghi nhận. Trong đó có 163 loài động thực vật mới được tìm thấy ở vùng rừng nhiệt đới, lưu vực sông Mê Kông, Đông Nam Á, phần lớn là các loài lan, rắn, thằn lằn, chuối dại. Còn ở Papua New Guinea, trên miệng một núi lửa đã ngừng hoạt động, người ta mới phát hiện thấy loài chuột khổng lồ, chuột túi sống trên cây và khoảng 40 loài khác.

Tuy nhiên, trong khi nhiều loài kì lạ mới được khám phá, nhiều loài động, thực vật khác lại đang giảm mạnh về số lượng. Trong tổng số 1.899.587 loài trên Trái Đất có một số loài đặc hữu nhưng ít được biết đến đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khá cao, trong khi số khác có thể sẽ biến mất trước khi được khám phá ra.

Nghiên cứu kéo dài ba năm về giống cá tầm thìa Trung Quốc được tiến hành dọc 500 km vùng thượng lưu sông Dương Tử, đã thất bại hoàn toàn khi không thể tìm thấy một cá thể nào. Các chuyên gia lo sợ rằng loài cá tầm thìa đã chịu chung số phận với loài cá heo Baiji Dương Tử, đã tuyệt chủng.

Một báo cáo gần đây về khu vực Mê Kông của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết, sự đa dạng sinh học và môi trường sống của sinh vật vùng này “tiếp tục phải đối mặt với làn sóng những mối đe dọa phát triển không ngừng: mất nơi sinh sống do phát triển cơ sở hạ tầng ồ ạt cộng với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp.”

WWF cũng cho biết những mối đe dọa này càng trở nên tồi tệ thêm trong bối cảnh biến đổi khí hậu vốn đang làm biến đổi lưu lượng nguồn nước ngọt, gây nên lũ lụt kéo dài, làm thay đổi quy mô, môi trường phân bố, thời gian di trú, thời gian sinh sản-nở hoa… của động thực vật. Kết hợp với những nguy cơ khác, những thay đổi này đe dọa nghiêm trọng nhiều loài đặc hữu của khu vực này bao gồm cả những loài chỉ vừa mới được phát hiện.

WWF cũng lưu ý biến đổi khí hậu tác động đến các loài ở mức độ khác nhau, do đó một số loài có thể thích nghi, trong khi một số loài không thể tồn tại. Những loài có sức chịu đựng và khả năng thích nghi với thời tiết yếu có nguy cơ tuyệt chủng cao. Những loài có nguy cơ tuyệt chủng, đặc hữu, quý hiếm và những loài sống trong hệ sinh thái núi rừng đặc biệt gặp nguy hiểm hơn bởi biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục thu hẹp môi trường sống vốn đã bị giới hạn của chúng.

Các loài đang phụ thuộc nhiều vào một vài hay thậm chí chỉ phụ thuộc vào một loài nào đó cũng đang bị đe dọa vì những loài kia có thể phản ứng với biến đổi khí hậu theo cách có thể phá vỡ các mối quan hệ tiến hóa chặt chẽ.

Theo các tổ chức môi trường, "biến đổi khí hậu dự kiến sẽ gây ra những thay đổi lớn trong cấu trúc, thành phần và diễn trình của hệ sinh thái”.

Hành động của con người cũng đóng vai trò đáng kể trong sự suy giảm số lượng loài. Nhiều loài động vật hiện đang bị săn lùng vì bộ da hay các bộ phận khác trên cơ thể của chúng. Nếu cộng đồng quốc tế không đưa ra những chiến lược mới để đảm bảo sự tồn tại của chúng, những loài này khó có thể còn tồn tại trong tương lai.

Trong một đoạn phim thông điệp gửi đến hội thảo về bảo tồn hổ tại Kathmandu (Nepal), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick đã cho rằng các thương lái và thợ săn phi pháp đã được "tổ chức tốt hơn" các nhà hoạch định chính sách và bảo vệ môi trường.

Một cuộc điều tra của Úc về số lượng động, thực vật cho thấy gần 10% loài có xương sống trên hành tinh đang bị đe dọa. Nguy cơ tuyệt chủng của các loài được báo cáo như sau: 20,8% đối với động vật có vú; 12,2% với loài chim; 29,2% với động vật lưỡng cư; bò sát là 4,8% và cá 4,1%.

Theo một phân tích của Sách Đỏ 2008 với tiêu đề “Động vật hoang dã trong một thế giới đang thay đổi”, thì trong tổng số 44.838 loài đã được nghiên cứu, có 869 loài đã tuyệt chủng hoặc tuyệt chủng trong tự nhiên. Con số này có thể lên đến 1.159 nếu tính cả 290 loài đang được liệt vào danh sách có thể tuyệt chủng.

Theo Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), ít nhất có 16.928 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, chiếm 2,7% trong tổng số 1,8 triệu các loài đã được xác định. Mặc dù con số này vẫn chưa đánh giá hết được mức độ thiệt hại trong tự nhiên, nhưng nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về những gì đang xảy ra với tất cả các hình thái sống trên Trái Đất.

Theo Sách Đỏ 2009, động vật lưỡng cư được coi là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên hành tinh, với 1.895 trên tổng số 6.285 loài bị đánh giá là có nguy cơ tuyệt chủng.

Trên khắp thế giới, những loài đã tuyệt chủng, hoặc đang trên bờ vực này, có thể kể đến tê giác đen Tây Phi, tê giác trắng Bắc Phi và tê giác Java, linh miêu Iberia, linh dương Saiga Châu Á, khỉ đột Trung Phi, báo Amur Nga, cóc vàng Costa Rica, vượn cáo Aye-aye Madagascar và lợn biển Amazon…

Cũng đang bị đe dọa là một số giống cây và chim ở Hawaii, tuyết tùng dại ở Li-băng, cá tầm, ong mật, những loài hoa thanh tú như lan hài, nhung tuyết, các loài linh trưởng và các sinh vật biển, cùng những rạn san hô.

Số phận của gấu Bắc cực cũng đang đặc biệt nghiêm trọng như vấn đề băng tan vậy. Trong khi vẫn phụ thuộc nhiều vào băng tuyết để săn bắt và sinh sản, loài gấu này lại đang mất dần nơi ở của mình. Các nhà khoa học cho biết ít nhất 8 trong tổng số 19 loài gấu Bắc cực đã được nhận diện đang suy giảm mạnh về số lượng. Một số được báo cáo là bị chết đuối, kiệt sức do bơi dài, mà không có thức ăn và không gặp băng.

Tóm lại, điều đáng buồn là bằng cách này hay cách khác, một số loài động thực vật có thể sẽ biến mất khỏi Trái Đất khi hành tinh này ấm lên trong những thập kỷ tới.

TOP 10 bài Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài - mẫu 3

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng, vốn sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Các loài chim di cư sẽ đi theo sâu, bọ hoặc các loài động vật cỡ nhỏ… là nguồn thức ăn chính của chúng, để tránh việc khan hiếm thức ăn khiến chúng không thể vượt qua được mùa đông

Có hai kỹ năng mà tất cả các loài chim di cư đều phải có: định hướng và điều hướng. Định hướng là khả năng xác định hướng đang đi. Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Một số loài chim như bồ câu có thể tự định hướng nhờ vào từ trường của Trái đất.

Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có câu trả lời nào chắc chắn. Một số loài chim được cho rằng đã “lái” từ điểm này sang điểm tiếp theo bằng cách sử dụng những mốc lớn như đường bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc của con người. Các loài chim khác thì tìm đường để di trú bằng cách theo dõi những chú chim già hơn đã từng thực hiện các chuyến đi đó.

Các loài chim bay cao như diều hâu và bồ nông hầu hết đều bay trong ngày để tận dụng các luồng gia nhiệt. Các loài chim nhỏ hơn chủ yếu bay vào ban đêm khi bầu khí quyển ổn định hơn.

Số lượng đường di cư rất đa dạng và mỗi loài chim sẽ có những hướng di cư giống hoặc khác nhau. Hầu hết tất cả các tuyến đường di cư đều theo hướng Bắc - Nam, vì hầu hết các loài chim có tập tính di cư đều đền từ khu vực sinh sản ở phía Bắc vào thời điểm cuối mùa thu để định cư ở những vùng lãnh thổ trú đông ở xa hơn về phía Nam.

Ở Bắc Mỹ, có bốn “đường bay” chính dẫn đường cho các loài chim từ Bắc Canada xuống Mexico và Nam Mỹ. Ở châu Âu, nhiều loài sinh sản gần Bắc cực và đi theo hàng chục tuyến đường để đến đồng bằng châu Phi vào mùa đông.

Các tuyến đường khác thì không dễ dàng như vậy. Chim hải âu đuôi ngắn đi theo một hình số 8, vòng qua vành đai Thái Bình Dương. Mòng biển California thì sinh sản trong Công viên quốc gia Yellowstone và bay về phía Tây trước khi quay về phía Nam để bay trở về nơi sinh sản ở Nam California.

Không con đường di trú nào có thể vượt qua đường di trú của loài nhạn biển Bắc cực nhỏ bé, khi chúng di chuyển từ Greenland ở gần Bắc cực để đến Nam cực dọc theo bờ biển châu Phi và Nam Mỹ. Mỗi con nhạn biển Bắc cực thường bay khoảng 81.000km mỗi năm.

TOP 10 bài Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài - mẫu 4

Cùng với nhu cầu phát triển, sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng cao của con người hiện đại kéo theo rất nhiều các vấn đề nguy hiểm đối với môi trường sống. Một trong những hệ lụy nguy hiểm ấy là nguy cơ biến đổi khí hậu mà hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách vở vẫn luôn nhắc tới.

Biến đổi khí hậu là gì? Chính là sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ khác thường so với tự nhiên, có thể là do con người hoặc thiên nhiên gây ra. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu, gây nên băng tan, nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết như mưa bão, lũ lụt, động đất xuất hiện ngày càng nhiều hơn và với mức độ nghiêm trọng cao hơn . Nhìn đến thành phố Hồ chí minh , khi mỗi lúc trời mưa hay đến khi chiều về, cả thành phố lại chìm trong biển nước vì hiện tượng thủy triều lên. Đây là một minh chứng cụ thể cho vấn nạn biến đổi khí hậu ở nước ta.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Có thể là do sự thay đổi của môi trường tự nhiên, các lớp hóa thạch, đất đá bị rạn nứt hay hiện tượng núi lửa phun trào cũng làm tác động nên phù sa của các con sông. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do các hoạt động của con người. Với nhu cầu ăn ở, tiêu dùng nhà cửa tăng nhanh, con người sẵn sàng phá hủy rừng xanh để làm nơi cư trú. Khối lượng các nhà máy, khu công nghiệp nở rộ đồng nghĩa với lượng khí CO2, N20 thải vào trong không khí nhiều lên mỗi ngày làm cho tầng ozone của chúng ta dần bị thủng to hơn, dẫn đến nền nhiệt không khí tăng lên. Hiện trạng lượng rác thải sinh hoạt, sử dụng túi bóng nilon cả năm bị chôn vùi dưới đất cũng không bị phân hủy cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

Hiện trạng này kéo theo hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con người và thiên nhiên.. Khi hệ sinh thái bị mất cân bằng, số lượng rừng giảm mạnh, đồi trọc tăng cao làm tăng nguy cơ xói mòn, động đất sẽ gây nên cái chết của hàng trăm nghìn loài động vật và con người. Những vụ sóng thần ở Nhật bản, hay gần đây nhất là vụ lũ lụt ở Yên Bái đã cuốn trôi hết nhà cửa, tài sản, hoa màu của con người. Nó còn kéo theo các bệnh dịch nguy hiểm, có những căn bệnh con người chưa thể tìm ra phương thuốc để chữa trị. Rồi khi nhiệt độ không khí tăng cao, nóng bức ở cực Nam, cướp đi các tảng băng lớn của các chú gấu Nam cực, trong khi mùa đông ngày càng trở nên khắc nghiệt khiến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người càng trở nên khó khăn hơn.

Hiện tượng cá chết trắng cả mặt biển, hay con người Bắc Kinh khi đi ra đường đều phải đeo mặt nạ khí Oxy vì không khí quá bẩn là những hệ quả bị gây nên từ biến đổi khí hậu. Gần đây, số lượng người bị căn bệnh ung thư tăng lên chóng mặt chỉ vì bị nhiễm chì, nhiễm bẩn từ nguồn nước.

Chính vì những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngay từ bây giờ. Tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc, ngăn cấm chặt phá rừng đầu nguồn cần được triển khai nhanh chóng. Trừng phạt nghiêm minh đối với những trường hợp săn bắn động vật trái phép, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Giảm thiểu sử dụng túi bóng nilon, các vật dụng khó tái chế, phân loại. Hiện nay, các nước tiên tiến đang tập trung sử dụng và phát triển nguồn năng lượng từ tự nhiên để bảo vệ tài nguyên , khoáng sản cũng là một cách tích cực. Quan trọng nhất vẫn phải nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu, đồng thời tuyên truyền rộng rãi để cải thiện, bảo vệ môi trường sống.

Vì một trái đất luôn xanh - sạch - đẹp, là nguồn sống của chúng ta và biết bao thế hệ mai sau, tất cả mọi người hãy cùng nhau bảo vệ ngôi nhà Trái đất này.

Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài - mẫu 5

Kinh tế phát triển như vũ bão, có rất nhiều ngành nghề ra đời và đời sống của con người ngày cũng được khởi sắc. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy bên cạnh đó thì có rất nhiều vấn đề lo ngại đó chính là vấn đề về biến đổi khí hậu.

Vậy, đầu tiên chúng ta phải hiểu được biến đổi khí hậu là gì? Ta hiểu đó chính là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài. Điều này dường như cũng đã tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật sống trên Trái Đất. Sự biến đổi khí hậu này thực sự nó có thể là sự nóng lên của trái đất, hay đó cũng có thể chính là những sự dâng cao mực nước biển do tan băng. Đồng thời thêm một biểu hiện của nó cũng chính là những sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, đồng thời ta dường như cũng thấy được có cả những chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên cũng đã bị biết đổi không theo quy luật tự nhiên như trước kia nữa.

Chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy được rằng chính sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Và một trong những biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, kéo theo đó chính là nước biển dâng cao. Hoặc có thể chính là các hiện tượng thời tiết bất thường có thể kể ra đó chính là các hiện tượng như bão lũ, sóng thần, động đất, và ở đó cũng chính còn là hạn hán và giá rét kéo dài… Tất cả những điều này, dường như cũng đã dẫn đến thiếu lương thực. Nguyên nhân quan trọng nhất để dẫn đến sự biến đổi khí hậu này chính là những tác động của con người. Con người đã có những hành vi xả thải các chất thải, những nhà máy xả nguồn thải nhiễm độc chưa qua xử lý vào môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến với môi trường. Không chỉ dừng lại ở các hoạt động kinh tế mà nông nghiệp với thuốc trừ sâu liều lượng vượt mức, sử dụng bừa bãi,… đã làm ảnh hưởng đến các sinh vật. Con người còn đã làm ảnh hưởng đến thảm thực vật rất lớn.

Có thể nhận thấy được rằng, chính những sự biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Và ta có thể thấy được cũng chính từ vài năm trở lại đây thì tất cả nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, đứng trước những thảm họa của thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Có thể kể ra đó chính là các hiện tượng như băng tan hai cực, sóng thần,… Quả thật ta như thấy được lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Không nói đâu xa thì ngay trên dải đất hình chữ S của ta cũng đã xảy ra những sự biến đổi bất thường theo chiều hướng cực đoan của thời tiết. Mùa đông như lạnh hơn và mùa hè nóng lên, không còn sự rõ ràng 4 mùa như trước đây nữa. Con người mỗi chúng ta cũng hãy tự ý thức về những việc mình làm có tác động gì xấu đến tự nhiên hay không. Thực sự thì việc biến đổi khí hậu không phải là trách nhiệm của riêng ai mà nó còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả chúng ta. Hãy chung tay và bảo vệ trái đất và bảo vệ chính chúng ta.

Có thế nói được rằng, đây cũng chính là một trong những hiện tượng phổ biến trong thời gian qua. Theo như con số thống kê, số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta với cường độ như cũng rất mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn. Tất cả như không theo những quy luật ổn định như trước đây nữa mà nó biết đổi không theo một quy luật nào càng khiến cho con người chúng ta có nhiều những bất lợi về sức khỏe cũng như đời sống kinh tế đặc biệt là trồng trọt – ngành mà phụ thuộc rất lớn về thời tiết.

Dễ nhận thấy được những sự biến đổi khí hậu còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai… Tất cả những điều này dường như cũng đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước. Lúc này đây thì chính kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những vậy thì lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân

Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu mà chúng ta có thể nhận thấy được. Đó chính là do những sự tác động của con người vào chính tự nhiên được coi là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi này

Mỗi người chúng ta cũng nên cần phải thật chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Chúng ta cũng nên kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế để có thể đứng ra cứu thế giới và cứu chính chúng ta. Các hoạt động như “giờ trái đất” như cũng là một hoạt động hay để giúp cho trái đất phần nào giảm thiểu được những sự biến đổi khí hậu.

Mỗi người hãy có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, chúng ta cũng nên hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Thực sự ta như thấy được có những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể thực sự có ý nghĩa rất là thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài - mẫu 6

Có một câu nói được khá phổ biến thế này: Con người đối xử với thiên nhiên như thế nào thì thiên nhiên sẽ đối xử với con người như thế ấy. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của các nền kinh tế, sự xuất hiện tràn lan của các khu công nghiệp và số lương ngày càng tăng lên của phương tiện giao thông, mặt trái của sự phát triển đang ngày càng đặt ra những thách thức khó giải quyết về môi trường đối với tất cả loài người trên địa cầu. Một trong những vấn đề nhức nhối nhất chính là biến đổi khí hậu.

Thực vậy, nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa… đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại. Các nhà khoa học gọi chung nguồn gốc của những vấn đề ấy là Biến đối khí hậu. Vậy thực chất biến đổi khí hậu là gì? Theo định nghĩa của Công ước Khung Liên Hiệp Quốc, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được.

Có rất nhiều biểu hiện của việc khí hậu bị biến đổi. Đặc trưng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự nóng lên toàn cầu được thể hiện rất rõ ràng với việc nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên gây hiện tượng El-nino, sự tan băng trên diện rộng và mực nước biển dâng cao bất bình thường. Điều này gây nên những hậu quả không thể lường trước được đến chính đời sống con người trên mọi quốc gia hay vùng lãnh thổ.

Nguyên nhân trực tiếp gây nên những điều đó là hiệu ứng nhà kính. Theo các nghiên cứu, hiệu ứng nhà kính tự nhiên giúp duy trì và phát triển sự sống ở trái đất. Nhưng dưới tác động của khí thải xả ra môi trường trong hoạt động sản xuất, phát triển công nghiệp, hiệu ứng nhà kính có diễn biến phức tạp và biến đổi theo hướng tiêu cực. Vậy nhưng đó chỉ là nguyên nhân trên bề mặt. Nguyên nhân sâu xa, là nguồn cơn của mọi chuyện lại chính là do con người. Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học, rồi khói và chất thải công nghiệp, chất thải đô thị xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà không qua xử lí đã làm thủng tầng ozon gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên…

Tất cả việc làm của con người sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Rồi đến một ngày nào đó, nhân loại sẽ bị diệt vong do chính những việc làm mà mình gây ra. Và điều đó đang xảy ra ngay trong chính cuộc sống của chúng ta, diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Trước tiên, biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Hậu quả là thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm. Và kéo theo là hàng loạt các vấn đề y tế, xã hội liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. Không chỉ vậy, nhiệt độ Trái Đất tăng cao bất thường đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.

Về kinh tế: Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.

Chưa bao giờ giới y học lại bất lực trước các chủng loại virus, vi khuẩn như hiện nay. Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.Hàng năm có khoảng hơn 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ dân số thế giới. Thậm chí ở một số quốc gia đã có sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh gây rối loạn cho việc nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh. Ngay cả ở Việt Nam, chúng ta cũng đang cùng chung một số phận như vậy.

Trong khi đang chờ đợi những quyết sách ở các cuộc họp bàn của các nhà khoa học, các nguyên thủ quốc gia, mỗi người trong chúng ta hãy tự cứu lấy mình bằng cách chung tay bảo vệ môi trường thông qua những hành động thiết thực: Không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp có thể xảy đến bất cứ lúc nào.Nhà nước phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm…Đặc biệt cần nâng cao ý thức cũng như kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên – lứa tuổi gánh vác trên mình trọng trách của đất nước trong tương lai không xa.

Để có một tương lai tươi sáng, việc khắc phục và cải tạo thiên nhiên cần đặt lên hàng đầu. Con người nên nhớ chỉ một hành động rất nhỏ của mình cũng có thể đẩy trái đất đi đến ngày tận thế. Đồng thời cả nhân loại phải cùng chung tay giải quyết biến đổi khí hậu – một vấn đề toàn cầu chứ không phải vấn đề của riêng quốc gia hay cá nhân nào khác.

Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài - mẫu 7

Bệnh dịch, chiến tranh,...đều là những nỗi lo lớn của toàn xã hội. Và biến đổi khí hậu luôn là vấn đề nóng hổi được đưa ra để tranh luận. Nó không là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Nó có thể là sự nóng lên của trái đất, sự dâng cao mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên.

Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao...Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng nhiều...Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng...Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần,... lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng "ung thư" xuất hiện,...

Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu. Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.

Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá