Phân tích một số chi tiết trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki) cho thấy nhận thức

526

Với giải Câu 5 trang 66 SBT Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Những chân trời kí ức (truyện - truyện kí) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 9: Những chân trời kí ức (truyện - truyện kí)

Câu 5 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích một số chi tiết trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki) cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt. Giải thích lí do của sự khác biệt ấy.

Trả lời:

1. Có một khoảng cách khá xa giữa thời điểm xảy ra các sự việc, câu chuyện về nhân vật Pê-xcốp trong tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? và thời điểm tác giả viết tác phẩm này.

- Các câu chuyện được kể lại là hồi ức - những sự việc, mấu chuyện xảy ra đã lâu vào khoảng từ những năm Pê-xcốp lên 6 - 7 tuổi cho đến khi cậu trở thành một người lao động chín chẳn, trưởng thành (ngoài 20 tuổi).

- Thời điểm tác giả M. Go-rơ-ki viết Tôi đã học tập như thế nào? là khoảng vào năm 1917 -1918 (trước đó, ông đã viết Thời thơ ấu vào năm 1913 - 1914, Kiếm sống vào năm 1915 - 1916). Tức là truyện Tôi đã học tập như thế nào? được viết khi nhà văn đã ở tuổi 45 - 50 (ông sinh năm 1868). Khoảng cách giữa thời điểm xảy ra các sự vệc với Pê-xcốp ở ngôi trường của nhà thờ (năm 6 - 7 tuổi) và thời điểm nhà văn viết truyện ngắn là gần nửa thế kỉ.

2. Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm tất nhiên sẽ khác nhiều với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ). Muốn hiểu đúng cảm hứng, chủ đề, tư tưởng và thông điệp của tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? không thể không lưu ý đến điều này. Quả vậy, trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Chẳng hạn, ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc và cách hành xử của cậu bé, tác giả đã thể hiện rõ cái nhìn và giọng điệu của tự phê phán, tự giễu mình trong nhiều câu văn:

- Tôi trả thù ông ta bằng một trò nghịch ngợm man rợ ...

- Những đứa hát sai, bị gã giọt thước kẻ vào đầu, giọt kêu khá đặc biệt và buồncười. Nhưng không đau.

- Tôi rất xúc động, một tình cảm đặc biệt rộn rực trong ngực tôi, và ngay cả khi thầy giáo đã cho cả lớp về nhưng giữ tôi lại và nói rằng bây giờ tôi phải lặng hơn nước, thấp hơn cỏ thì tôi vui lòng, chăm chú nghe từ đầu đến cuối.

Ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gần chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn. Ví dụ:

- [ ... ] tôi đã bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn văn miêu tả, bắt đầu suy nghĩ về tính cách các nhân vật, lờ mờ đoán được mục đích của tác giả cuốn sách và lo ngại cảm thấy sự khác nhau giữa cái mà sách nói đến với cái mà cuộc sống khuyên bảo.

- Và chính trong hoàn cảnh đáng nguyền rủa như thế, lần đầu tiên tôi bắt đầu đọc sách hay, nghiêm túc của văn học nước ngoài.

- Thậm chí tôi còn có cảm giác rằng cuộc đời xung quanh tôi, tất cả những gì khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa. Cái có thực và cần thiết chỉ ở trong sách, nơi mà mọi cái đều hợp lí hơn, đẹp hơn, nhân đạo hơn.

- Thời gian đầu, say sưa vì cái mới và vì giá trị tinh thần lớn lao của cái thế giới mà sách đã mở ra trước mắt tôi, tôi bắt đầu coi sách tốt đẹp hơn, lí thú hơn, gần gũi hơn với mọi người, và dường như hơi bị loà, tôi nhìn cuộc đời thực qua sách. Nhưng cuộc sống khôn ngoan khắc nghiệt đã quan tâm chữa cho tôi cái bệnh mùdễ chịu ấy.

- Tôi càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi.

3. Sự phân biệt này giúp người đọc hiểu đúng và đầy đủ hơn về quá trình học tập,trưởng thành hay quá trình phát triển nhân cách của nhân vật chính; từ đó,hiểu đúng thông điệp từ tác phẩm.

Đánh giá

0

0 đánh giá