Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Trong không khí thanh vắng

170

Với giải Câu 7 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Nghị luận văn học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bài 9: Nghị luận văn học

Câu 7 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Trong không khí thanh vắng, trên cái nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo, hiện lên trước mắt một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao: ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự vững bền, từng trải.

Một cảnh nhỏ, ở tầng thấp, vẽ bằng nét bút mảnh mai, tỉ mỉ hơn: bóng cây lá ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bông hoa khác, ánh trăng chiếu vào càng sáng hơn. “Bóng lồng hoa” – chỉ ba chữ nhưng là cả một bức tranh với những mảng đen trắng rung rinh. Trăng chiếu vào hoa làm ta nhớ lại những câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Bức tranh có cái đẹp kì vĩ lẫn cái đẹp tinh tế. Hai cậu mà có đủ: nào rừng, nào suối, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. nào cổ thụ, nào hoa. Và trên hết là một ánh trăng rất sáng, sáng lắm: trăng về khuya.

Nếu nhớ rằng Bác làm những câu thơ này năm 57 tuổi, ta mới thấy hết vẻ trẻ trung tươi mát của tâm hồn Bác. Và ta nhớ Bác từng làm thơ Đường luật bằng chữ Hán, từng vẽ những bức hoạ phỏng tranh cổ Trung Quốc hồi ở Pháp, ta mới thấy hết cái cốt cách phương Đông cổ điển trong những câu thơ tiếng Việt này.”.

(Nguyễn Xuân Nam, in trong Đến với tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, 2009) a) Tác giả đã phân tích câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” bằng những cách nào?

b) Chỉ ra một điểm giống nhau trong cách phân tích thơ của hai tác giả Lê Trí Viễn (qua văn bản nghị luận đã học) và Nguyễn Xuân Nam (qua đoạn trích này).

c) Quan điểm, thái độ của người viết về đối tượng nghị luận được thể hiện như thế nào? Qua đó, em có thể học hỏi được điều gì?

Trả lời:

a) Tác giả đã phân tích câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” bằng cách tưởng tượng, tái hiện hình ảnh được gợi ra từ câu thơ (Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao: ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya.); suy luận, phân tích từ hình ảnh thơ (Trăng tương trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự vững bền, từng trải ), liên hệ tương đồng với các tác giả khác (Trăng chiếu vào hoa làm ta nhớ lại những câu thơ trong “Chinh phụ ngâm”).

b) Điểm giống nhau trong cách phân tích thơ của hai tác giả Lê Trí Viễn (qua văn bản nghị luận đã học) và Nguyễn Xuân Nam (qua đoạn trích này):

- Tưởng tượng, tái hiện hình ảnh được gợi ra từ câu thơ.

- So sánh với các tác giả khác (về những điểm tương đồng hoặc khác biệt).

- Chọn những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu để phân tích, bình luận (Nguyễn Xuân Nam chọn hình ảnh bóng lồng hoa, Lê Trí Viễn chọn hình ảnh so sánh tiếng suối với tiếng hát xa);...

c) - Tác giả đã kết nối với thực tiễn (Bác làm những câu thơ này năm 57 tuổi) để khẳng định cái hay của câu thơ và vẻ đẹp của tâm hồn Bác (cốt cách phương Đông cổ điển trong những câu thơ tiếng Việt). Như vậy, cách thể hiện quan điểm, thái độ rất rõ ràng, khách quan: ngưỡng mộ nhưng chừng mực (không gợi cảm giác thiên vị, tôn sùng lãnh tụ).

- Qua đó, em học hỏi được cách thể hiện quan điểm, thái độ trước vấn đề nghị luận cần có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan và thuyết phục.

Đánh giá

0

0 đánh giá