Với giải Câu 5 trang 13 Kinh thế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Lạm phát giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 3: Lạm phát
Câu 5 trang 13 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể ở các trường hợp dưới đây khi lạm phát trong nền kinh tế đang tăng cao:
a. Tỉnh B quyết định bắt đầu triển khai thực hiện dự án xây dựng sân golf.
b. Doanh nghiệp X xem xét tăng lương cho nhân viên.
c. Một số cửa hàng bán xăng dầu bán cầm chừng chờ tăng giá.
d. Chị M bán vàng lấy tiền gửi tiết kiệm.
Lời giải:
a. Khi lạm phát đang tăng cao, cần có biện pháp giảm bớt tổng cầu, trong đó có việc các địa phương xem xét tạm dừng triển khai các dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết, mới bắt đầu thực hiện. Vì vậy, đây là việc làm không phù hợp.
b. Khi lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, Doanh nghiệp X tăng lương cho nhân viên là hợp lí, góp phần giảm bớt khó khăn cho người lao động.
c. Đây là việc làm đầu cơ trục lợi ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng, gây mất cân đối cung - cầu về xăng dầu trên thị trường, có thể là nguyên nhân làm cho lạm phát tiếp tục tăng cao.
d. Đây là hành vi không phù hợp vì khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, bán vàng đi lấy tiền gửi tiết kiệm sẽ làm giảm bớt giá trị tài sản.
Xem thêm lời giải bài tập KTPL 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
a) trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lạm phát là hiện tượng...
b) trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nguyên nhân gây ra lạm phát do...
c) trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Điều gì xảy ra khi lạm phát tăng cao?...
d) trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lạm phát có thể tăng do....
Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường
Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh