Lý thuyết KHTN 8 Bài 24 (Cánh diều 2024): Năng lượng nhiệt

2.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 24: Năng lượng nhiệt sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Khoa học tự nhiên 8 Bài 24: Năng lượng nhiệt

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 24: Năng lượng nhiệt

I. Khái niệm về năng lượng nhiệt

- Năng lượng nhiệt của vật là tổng động năng của các phân tử tạo nên vật.

- Nhiệt lượng là phần năng lượng nhiệt mà vật nhận thêm hay mất đi. Đơn vị là jun, kí hiệu là J.

- Sự truyền nhiệt là sự truyền năng lượng nhiệt.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 24: Năng lượng nhiệt

II. Nội năng của vật

- Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 24: Năng lượng nhiệt

- Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn, tức là các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Vì thế, nội năng của vật càng lớn.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 24: Năng lượng nhiệt

III. Đo năng lượng nhiệt

Ta có thể đo năng lượng nhiệt mà vật nhận được làm nhiệt độ của vật tăng từ nhiệt độ t1 đến nhiệt độ t2 bằng thí nghiệm.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 24: Năng lượng nhiệt

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 24: Năng lượng nhiệt

Câu 1: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? Chọn câu trả lời đúng.

A. Khối lượng của vật.

B. Nhiệt năng.

C. Nhiệt độ của vật.

D. Cả nhiệt độ và nhiệt năng của vật.

Đáp án đúng là D

Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì nhiệt độ của vật tăng lên, chuyển động nhiệt của các phân tử tăng, động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng làm nhiệt năng tăng.

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Không phải lúc nào cũng có động năng.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.

D. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ vật càng thấp.

Đáp án đúng là B

Các phân tử cấu tạo nên vật luôn luôn chuyển động không ngừng, do đó chúng luôn có động năng.

Câu 3: Tìm phát biểu sai.

A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.

D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.

Đáp án đúng là C

A đúng vì nội năng của vật là dạng năng lượng bao gồm động năng phân tử (do các phân tử chuyển động nhiệt) và thế năng phân tử (do các phân tử tương tác với nhau).

B, D đúng vì động năng phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ, thế năng phân tử phụ thuộc vào thể tích.

Câu 4: Nội năng của vật là

A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. động năng và thế năng của vật.

Đáp án đúng là A

Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 5: Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì

A. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

B. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm.

C. nội năng của vật giảm.

D. thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

Đáp án đúng là A

Khi nhiệt độ của vật tăng lên, chuyển động nhiệt của các phân tử tăng, động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây nói về năng lượng nhiệt của một vật là không đúng?

A. Năng lượng nhiệt của một vật là năng lượng vật nào cũng có.

B. Năng lượng nhiệt của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.

C. Năng lượng nhiệt là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Năng lượng nhiệt của vật là một dạng năng lượng.

Đáp án đúng là B

B sai vì nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 7: Nhiệt lượng là

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.

C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Đáp án đúng là A

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về năng lượng nhiệt của vật?

A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.

C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

Đáp án đúng là B

A, C, D sai vì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng.

A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.

B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.

D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Đáp án đúng là D

Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 10: Kết luận nào sau đây về nhiệt lượng là đúng?

A. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt lượng của vật càng lớn.

B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật càng lớn.

C. Vận tốc chuyển động nhiệt càng lớn thì nhiệt lượng vật càng lớn.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Đáp án đúng là D

Nhiệt lượng mới là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt, không phải đại lượng đặc trưng cho vật nên không phụ thuộc vào nhiệt độ, khối lượng cũng như vận tốc chuyển động nhiệt.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá