Lý thuyết Địa lí 10 Bài 17 (Chân trời sáng tạo 2024): Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

4.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.

Địa lí lớp 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Video giải Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

I. VỎ ĐỊA LÍ

- Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận như khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Chiều dày khoảng 30 đến 35 km, giới hạn từ phía dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.

Thành phần cấu tạo: khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển.

Lý thuyết Bài 17: Vỏ địa lí. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA VỎ ĐỊA LÍ

1. Khái niệm

- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

Nguyên nhân: do thành phần của vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách độc lập.

Những thành phần trong vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, có sự gắn bó mật thiết tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.

Lý thuyết Bài 17: Vỏ địa lí. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Biểu hiện

- Các thành phần trong tự nhiên ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

3. Ý nghĩa thực tiễn

- Những động sản xuất và sinh hoạt của con người đã can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên làm ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả trái với ý muốn của con người.

- Cần phải nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng để dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên.

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Câu 1. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau được gọi là

A. vỏ địa lí.

B. các tầng đá.

C. vỏ phong hóa.

D. lớp Manti.

Đáp án: A

Giải thích: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Câu 2. Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động không mong muốn nào sau đây?

A. Giảm diện tích rừng.

B. Điều tiết lũ lụt.

C. Điều hòa khí hậu.

D. Cung cấp nước.

Đáp án: A

Giải thích: Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động đến dòng chảy, thảm thực vật xung quanh khu vực công trình. Việc xây hồ thủy điện sẽ sử dụng một diện tích đất nhất định để chứa nước -> Làm giảm diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.

Câu 3. Đáy của lớp vỏ phong hóa là

A. giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương.

B. giới hạn dưới của tầng đối lưu trong khí quyển.

C. giới hạn dưới của tầng bình lưu trong khí quyển.

D. giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa.

Đáp án: D

Giải thích: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là đáy của lớp vỏ phong hóa.

Câu 4. Lớp vỏ địa lí có giới hạn trùng hợp hoàn toàn với lớp vỏ bộ phận nào sau đây?

A. Thổ nhưỡng quyển.

B. Khí quyển.

C. Thạch quyển.

D. Sinh quyển.

Đáp án: D

Giải thích: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.

Câu 5. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa

A. xuống hết tầng đá trầm tích.

B. xuống hết tầng đá gra-nit.

C. xuống hết lớp vỏ phong hoá.

D. ranh giới vỏ Trái Đất và Manti.

Đáp án: C

Giải thích: Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ôdôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.

Câu 6. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại Dương là

A. phía trên tầng đá badan.

B. độ sâu khoảng 9000m.

C. độ sâu khoảng 5000m.

D. đáy vực thẳm đại Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.

Câu 7. Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật nào sau đây?

A. Quy luật địa đới.

B. Quy luật phi địa đới.

C. Quy luật thống nhất.

D. Quy luật nhịp điệu.

Đáp án: C

Giải thích: Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Câu 8. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là

A. đáy vực thẳm đại dương.

B. độ sâu khoảng 8000m.

C. đáy thềm lục địa.

D. độ sâu khoảng 5000m.

Đáp án: A

Giải thích: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là đáy vực thẳm đại dương

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phảicủa lớp vỏ địa lí?

A. Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau.

B. Thành phần vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

C. Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội.

D. Chiều dày 30-35km trừng với giới hạn của sinh quyển.

Đáp án: C

Giải thích:

- Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.

- Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.

Câu 10. Phạm vi phân bố của lớp vỏ địa lí là

A. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn xuống đến hết tầng đá badan chỗ tiếp giáp với lớp Manti.

B. từ phía bên trên của bề Trái Đất đến nơi tiếp giáp với lớp Manti và phía trên của các tầng đá.

C. từ bề mặt Trái Đất đến hết tầng bình lưu và xuống đến tầng đá badan chỗ tiếp giáp với Manti.

D. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại Dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.

Đáp án: D

Giải thích: Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ôdôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.

Câu 11. Nhận định nào dưới đây là tác động tiêu cực của con người tới các thành phần tự nhiên?

A. Trồng rừng ngập mặn ven biển.

B. Con người chặt rừng bừa bãi.

C. Phát triển nông - lâm kết hợp.

D. Bón phân hợp lí, cày xới đất.

Đáp án: B

Giải thích: Con người chặt phá rừng bừa bãi => Tác động tiêu cực của con người tới sinh quyển, thổ nhưỡng quyển (diện tích rừng thu hẹp làm mất nơi cư trú của động vật và xói mòn sạt lở đất).

Câu 12. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là nguyên nhân hình thành quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật địa đới.

B. Quy luật địa ô.

C. Quy luật đai cao.

D. Quy luật thống nhất.

Đáp án: D

Giải thích: Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.

Câu 13. Thành phần cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất là

A. vỏ phong hóa.

B. các loại đá.

C. đá và lớp Manti.

D. sinh vật, nước.

Đáp án: B

Giải thích: Thành phần cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất là các loại đá (tầng đá trầm tích, tầng đá badan và tầng đá gra-nit).

Câu 14. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng từ

A. 30-35km.

B. 25-30km.

C. 35-40km.

D. 20-25km.

Đáp án: A

Giải thích: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ địa lí?

A. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.

B. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.

C. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.

D. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.

Đáp án: B

Giải thích: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyền, các nhận tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Cơ cấu dân số

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Đánh giá

0

0 đánh giá