Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 16: Nhật Bản sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử 8 Bài 16: Nhật Bản
Lời giải:
Nhân vật Thiên hoàng Minh Trị
- Tiểu sử:
+ Năm sinh: 1852
+ Năm mất: 1912
+ Thời gian trị vì: 45 năm (từ 1867 đến khi qua đời)
- Nghĩa của danh xưng “Thiên hoàng Minh Trị”: sự cai trị sáng suốt
- Cống hiến đối với lịch sử: tiến hành cải cách, canh tân đất nước, đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu vươn lên trở thành một quốc gia hiện đại, hùng cường; thoát nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây.
- Điều em học tập được từ Thiên hoàng Minh Trị: tinh thần ham học hỏi; không ngại thử thách, khó khăn; dám nghĩ, dám làm,…
Bài 2 trang 46 SBT Lịch Sử 8: Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.
Một hình ảnh của văn minh khai hoá đập vào mắt những người thời ấy là phong cách đổi mới thấy trên đường phố khu Gin-da (Ginza) ở Tô-ky-ô... Phố Gin-da san sát nhà cửa bằng gạch, ngày thì nam thanh nữ tú trong trang phục Tây phương qua lại, đầy xe kéo và xe song mã, đêm thì đèn bằng khí đốt chiếu sáng... Thói quen ăn mặc quần áo Tây phương đã bắt đầu từ giới công chức và quân nhân rồi sau mới lan rộng ra tầng lớp thường dân. Năm 1871 (May-gi 4 (Meiji 4)), Chính phủ ban bố lệnh cắt tóc. Số đàn ông cắt chỏm tóc để có cái đầu gọi là dan-gi-ri a-ta-ma (zangiri-atama) (đầu tóc không búi, buông dài không hớt) càng ngày càng tăng và nó trở thành tượng trưng của hình ảnh xã hội buổi đầu thời Duy Tân... Sinh hoạt ẩm thực bắt đầu có sự thay đổi quan trọng. Quan chức lớn trong Chính phủ sáng dậy biết dùng điểm tâm bằng bánh mì cắt lát và uống sữa tươi cũng không phải là ít. (Lược trích theo Nguyễn Nam Trân, Giáo trình lịch sử Nhật Bản - Quyển Hạ: Từ Minh Trị Duy tân (1868) đến hiện đại, 2013, trang 96 - 97) |
Lời giải:
Các biểu hiện tiếp nhận văn hoá phương Tây của xã hội Nhật Bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX:
- Phố Gin-da san sát nhà cửa bằng gạch.
- Người dân mặc trang phục Tây phương.
- Thắp đèn khí đốt để chiếu sáng vào ban êm
- Nam giới cắt tóc
- Quan chức chính phủ dùng điểm tâm bằng bánh mì cắt lát và uống sữa tươi.
Lời giải:
- Tích cực: tạo nên nhiều nét chuyển biến mới, tiến bộ hơn trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Nhật Bản.
- Hạn chế: Văn hóa truyền thống bị xói mòn
QUÁ TRÌNH BÀNH TRƯỚNG CỦA ĐẾ QUỐC NHẬT BẢN CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX |
|
Thời gian |
Vùng đất bị chiếm đóng |
Từ năm 1872 đến năm 1879 |
|
Năm 1895 |
|
Năm 1905 |
|
Năm 1910 |
|
Năm 1914 |
|
Lời giải:
QUÁ TRÌNH BÀNH TRƯỚNG CỦA ĐẾ QUỐC NHẬT BẢN CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX |
|
Thời gian |
Vùng đất bị chiếm đóng |
Từ năm 1872 đến năm 1879 |
Lưu Cầu |
Năm 1895 |
Đài Loan |
Năm 1905 |
Liêu Đông, phía Nam đảo Xa-kha-lin |
Năm 1910 |
Bán đảo Triều Tiên |
Năm 1914 |
Sơn Đông (Trung Quốc) |
Xem thêm các bài giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 16: Nhật Bản
1. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Sau năm 1853, chính quyền Mạc phủ Tô-ku-ga-oa suy yếu và tháng 4-1868, quyền lực của Mạc phủ chấm dứt, trao lại cho Thiên hoàng.
- Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị duy tân đất nước và thành công. Nhật Bản phát triển vượt bậc, trở thành nước tư bản công nghiệp, có vị thế bình đẳng với các nước Âu-Mỹ và thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Cuối thế kỉ XIX, Mít-su-bi-si và Mít-xưi là hai công ty độc quyền lớn ở Nhật Bản, giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và chính trị.
- Bước sang thế kỉ XX, Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và chiến tranh với Trung Quốc, Nga, chiếm đóng nhiều thuộc địa như Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin, Triều Tiên và Sơn Đông.
- Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một đế quốc hùng mạnh ở châu Á.