Giải SGK Lịch Sử 8 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Nhật Bản

2.8 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 16: Nhật Bản sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 16 từ đó học tốt môn Lịch Sử lớp 8.

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 16: Nhật Bản

Giải Lịch sử 8 trang 66

Mở đầu trang 66 Bài 16 Lịch Sử 8: Nước Nhật có những biểu hiện nào của chủ nghĩa đế quốc khi trở nên cường thịnh nhờ cải cách?

Trả lời:

- Những biểu hiện khi Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa:

 

Ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị.

Nhật Bản đẩy mạnh chính sách bành trướng và xâm lược thuộc địa.

1. Cuộc Duy tân Minh Trị

Câu hỏi trang 66 Lịch Sử 8: Dựa vào tư liệu 16.1, em hãy cho biết mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?

Dựa vào tư liệu 16.1 em hãy cho biết mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị là gì

Trả lời:

- Mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị:

+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

 

Câu hỏi trang 66 Lịch Sử 8: Nêu nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị

Trả lời:

- Nội dung chính của Duy tân Minh Trị:

+ Về chính trị: thành lập chính phủ theo mô hình của Đức sau thống nhất (1871); ban hành Hiến pháp (1889), lập Quốc hội.

+ Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường; cho phép mua bán ruộng đất; xây dựng đường xá, cầu cống; phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa,…

+ Về giáo dục: thi hành chế độ giáo dục bắt buộc; tăng cường nội dung khoa học - kĩ thuật; cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây.

+ Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí…

- Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị:

+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam)

2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Giải Lịch sử 8 trang 67

Câu hỏi trang 67 Lịch Sử 8: Quan sát lược đồ 16.3 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XX.

Quan sát lược đồ 16.3 và dựa vào thông tin trong bài em hãy nêu những biểu hiện

Trả lời:

- Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:

Cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...

Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như: Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 67 Lịch Sử 8: Trong cuộc Duy tân Minh Trị, cải cách nào cả ý nghĩa quan trọng nhất để Nhật Bản trở thành đế quốc hùng mạnh vào đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

(*) Tham khảo: Trong cuộc Duy tân Minh Trị, cải cách trên lĩnh vực giáo dục có ý nghĩa quan trọng nhất giúp Nhật Bản trở thành đế quốc hùng mạnh. Vì:

+ Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và truyền bá văn minh nhân loại; là động lực quan trọng để phát huy nguồn lực con người, thúc đẩy đất nước phát triển.

+ Ở các quốc gia, giáo dục luôn được coi là một trong những quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.

Vận dụng 2 trang 67 Lịch Sử 8: Sau khi tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, theo em, cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển?

Trả lời:

(*) Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị:

+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

+ Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

+ Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

+ …

Đánh giá

0

0 đánh giá