Sách bài tập Lịch sử 8 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

1.8 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Bài 1 trang 52 SBT Lịch Sử 8Điền chữ Đ ứng với nội dung đúng hoặc chữ S ứng với nội dung sai vào □ trước các dữ kiện cho phù hợp.

□ Năm 1801, Nguyễn Phúc Ánh bắt được Nguyễn Quang Toản ở Bắc Giang. Triều đại Tây Sơn kết thúc.

□ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Chi Lăng đến mũi Cà Mau.

□ Về cơ cấu hành chính, vua Gia Long trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn. Đứng đầu Bắc thành và Gia Định thành là một Tổng trấn, có quyền lực như một tiểu vương.

□ Điều 17 - Luật Gia Long quy định con cái không chăm sóc cha mẹ già trên 80 tuổi bị phạt đánh 80 trượng.

□ Sang thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu buôn bán của các nước phương Tây.

□ Kênh Vĩnh Tế nối liền vùng Đồng Tháp Mười đến Phú Quốc, dài 87 km, được đào từ năm 1819 đến năm 1824 thì hoàn thành.

□ Trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX, đồng bằng Bắc Bộ có đến 38 lần mưa lũ, lụt lội với 16 lần vỡ đề.

□ Ở cảng Đà Nẵng, Bến Nghé và Hải Phòng, thuyền buôn nước ngoài được vi phép lui tới làm ăn và sinh sống.

□ Thời Nguyễn xuất hiện các làng nghề in tranh nổi tiếng như Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Huế),...

□ Trong tư liệu 19.8 SGK trang 76, Giôn Oai đã vẽ lại cảnh buôn bán trên sông Sài Gòn rất nhộn nhịp khi ông đến vùng này khoảng năm 1820.

□ Thuyền máy hơi nước được nhà Nguyễn đưa vào thử nghiệm dưới thời vua Gia Long.

□ Năm 1816, vua Gia Long đã tái xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lời giải:

[ Đ ] Năm 1801, Nguyễn Phúc Ánh bắt được Nguyễn Quang Toản ở Bắc Giang. Triều đại Tây Sơn kết thúc.

[ S ] Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Chi Lăng đến mũi Cà Mau.

[ Đ ] Về cơ cấu hành chính, vua Gia Long trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn. Đứng đầu Bắc thành và Gia Định thành là một Tổng trấn, có quyền lực như một tiểu vương.

[ Đ ] Điều 17 - Luật Gia Long quy định con cái không chăm sóc cha mẹ già trên 80 tuổi bị phạt đánh 80 trượng

[ S ] Sang thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu buôn bán của các nước phương Tây.

[ Đ ] Kênh Vĩnh Tế nối liền vùng Đồng Tháp Mười đến Phú Quốc, dài 87 km, được đào từ năm 1819 đến năm 1824 thì hoàn thành.

[ Đ ] Trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX, đồng bằng Bắc Bộ có đến 38 lần mưa lũ, lụt lội với 16 lần vỡ đê.

[ Đ ] Ở cảng Đà Nẵng, Bến Nghé và Hải Phòng, thuyền buôn nước ngoài được vi phép lui tới làm ăn và sinh sống.

[ Đ ] Thời Nguyễn xuất hiện các làng nghề in tranh nổi tiếng như Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Huế),...

[ S ] Trong tư liệu 19.8 SGK trang 76, Giôn Oai đã vẽ lại cảnh buôn bán trên sông Sài Gòn rất nhộn nhịp khi ông đến vùng này khoảng năm 1820.

[ S ] Thuyền máy hơi nước được nhà Nguyễn đưa vào thử nghiệm dưới thời vua Gia Long.

[ Đ ] Năm 1816, vua Gia Long đã tái xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Bài 2 trang 53 SBT Lịch Sử 8Dựa vào kiến thức đã học, em hãy thực hiện các yêu cầu.

Câu 1 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Lập bảng so sánh cơ cấu hành chính thời vua Gia Long và vua Minh Mạng.

Thời vua Gia Long (1802-1820)

Thời vua Minh Mạng (1820-1841)

 

 

Lời giải:

Thời vua Gia Long (1802-1820)

Thời vua Minh Mạng (1820-1841)

- Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

- Đứng đầu Bắc Thành và Gia Định Thành là một Tổng trấn, quyền lực như một phó vương

Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

- Đứng đầu tỉnh là Tuần phủ, đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc

Câu 2 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Vì sao trong thời kì trị vì của mình, vua Gia Long lại tổ chức cơ cấu hành chính như vậy?

Lời giải:

Trong thời kì trị vì của mình, vua Gia Long lại tổ chức cơ cấu hành chính như vậy, vì: Nhà Nguyễn mới được thành lập, hoạt động của bộ máy nhà nước còn chưa vững chắc, lại cai quản một vùng đất đai rộng lớn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn chọn Phú Xuân (Huế) làm Kinh đô (cách thành Hà Nội khoảng 700km, cách Gia Định khoáng 900 km), nên người đứng đầu chính quyền gặp một số khó khăn trong việc quản lí hành chính.

Câu 3 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Vì sao vua Minh Mạng lại chia cả nước thành các đơn vị hành chính và chức quan quản lí thống nhất?

Lời giải:

Vua Minh Mạng chia cả nước thành các đơn vị hành chính và chức quan quản lí thống nhất nhằm mục đích:

- Hạn chế sự phân tán quyền lực, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.

- Tăng cường tính hiệu quả của hoạt động quản lí hành chính nhà nước.

Bài 3 trang 54 SBT Lịch Sử 8Hoàn thành sơ đồ dưới đây về quân đội và ngoại giao thời Nguyễn.

Câu 1 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Tổ chức quân đội

Tổ chức quân đội trang 54 SBT Lịch sử 8

Lời giải:

Tổ chức quân đội

- Thân binh (bản vệ nhà vua)

- Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

- Tinh binh (ở Kinh đô và các địa phương)

Câu 2 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Chính sách ngoại giao

Chính sách ngoại giao trang 54 SBT Lịch sử 8

Lời giải:

Chính sách ngoại giao

- Với nhà Thanh: thực thi “bang giao triều cống”

- Với Lào, Chân Lạp: ; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

- Với Xiêm: đối đầu

- Với phương Tây: khước từ tất cả yêu cầu bang giao.

- Với Ấn Độ và các nước khác: thiết lập ngoại giao, buôn bán

Bài 4 trang 55 SBT Lịch Sử 8Quan sát hình 19.9 trong SGK trang 77, em hãy hoàn thành bảng dưới đây về đặc điểm cơ bản của hai loại tư liệu châu bản và mộc bản.

Loại tư liệu

Đặc điểm

Châu bản

 

Mộc bản

 

Lời giải:

Loại tư liệu

Đặc điểm

Châu bản

Châu bản là toàn bộ các văn bản hành chính của triều Nguyễn, bao gồm các tập tấu, sớ, chiếu, chỉ dụ... được đích thân nhà vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực son…, truyền đạt ý chí hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội....

Mộc bản

Mộc bản là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc Nôm ngược, được in ra thành các cuốn sách, dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Mộc bản triều Nguyễn được san khắc dưới triều nhà Nguyễn (1802-1945), phản ánh mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam.

Bài 5 trang 55 SBT Lịch Sử 8Em hãy điền những thông tin còn thiếu trong tờ quảng cáo Tour du lịch “Hành trình di sản ở Huế - những thành tựu văn hoá được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá” trong các năm 1993,2003, 2009, 2014 và 2016.

Em hãy điền những thông tin còn thiếu trong tờ quảng cáo Tour du lịch

Lời giải:

Điền các thông tin theo thứ tự sau:

A – Quần thể di tích Cố đô Huế

B – Nhã nhạc cung đình

C – Mộc bản Triều Nguyễn

D – Châu bản triều Nguyễn

E – Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh).

Bài 6 trang 56 SBT Lịch Sử 8Đọc đoạn tư liệu dưới đây:

Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân: “Sai Suất đội Thuỷ quân Phạm Hữu Nhật, đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ “Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân, Thuỷ quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ.

(Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 4, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang 867)

Câu 1 trang 56 SBT Lịch Sử 8: Nội dung của đoạn tư liệu nói về việc

A. vua Minh Mạng phải thuỷ quân ra quần đảo Hoàng Sa cắm bảng đánh dấu lại vùng lãnh thổ Việt Nam.

B. vua Minh Mạng phái thuỷ quân ra đo đạc lại và mang bài gỗ cắm mốc khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về nhà nước Đại Nam.

C. vua Minh Mạng phái thuỷ quân mang bài gỗ ra cắm mốc chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.

D. vua Minh Mạng sai thuỷ quân đem binh thuyền đi trấn giữ vùng quần đảo Hoàng Sa.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Câu 2 trang 56 SBT Lịch Sử 8: Theo đoạn tư liệu, đội trưởng Phạm Hữu Nhật

A. có trách nhiệm vâng mệnh nhà vua đem quân ra quần đảo Hoàng Sa đo đạc và cắm bài gỗ lưu dấu chủ quyền nhà nước.

B. đi ra quần đảo Hoàng Sa đo đạc.

C. dẫn quân ra quần đảo Hoàng Sa đo đạc lại vùng lãnh thổ trên biển của nhà nước.

D. dẫn quân ra quần đảo Hoàng Sa cắm bài gỗ lưu dấu chủ quyền nhà nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Xem thêm các bài giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 18: Đông Nam Á

Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

1. Sự ra đời của nhà Nguyễn

- Vua Quang Trung qua đời, nhà Tây Sơn suy yếu.

- Nguyễn Phúc Ánh xâm lược vùng đất thuộc nhà Tây Sơn và chiếm Phú Xuân năm 1801.

- Nguyễn Quang Toản rời bỏ Phú Xuân chạy ra bắc, bị bắt ở Bắc Giang.

- Triều đại Tây Sơn kết thúc.

- Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, chọn Phú Xuân (Thừa Thiên Huế) làm kinh đô.

2. Tình hình chính trị

- Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ.

- Vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam và thiết lập cơ cấu hành chính với 4 doanh và 7 trấn.

- Cơ cấu hành chính thay đổi dưới thời Minh Mạng với 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

- Nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống.

- Quân đội nhà Nguyễn chia thành 3 bộ phận: Thân binh, Cấm binh và Tinh binh.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Nhà Nguyễn thực thi bang giao triều cống với nhà Thanh, đối đầu với Xiêm, buộc Lào, Chân Lạp thần phục, thiết lập ngoại giao và buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

- Quan hệ với Pháp khá cởi mở dưới thời Gia Long, nhưng bị khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây dưới thời Minh Mạng.

3. Tình hình kinh tế

a) Nông nghiệp

- Triều Nguyễn ưu tiên đất trồng lúa và đặc biệt chú trọng đến việc khai hoang đất tư để kích thích sản xuất nông nghiệp.

- Nhà nước triều Nguyễn thực thi chính sách doanh điền cấp tiền, nông cụ, thóc giống và chiêu mộ dân nghèo khai hoang, lập nghiệp ở những nơi trọng yếu.

- Nhà Nguyễn đào nhiều sông và kênh rạch ở phía Nam, mang lại hiệu quả không chỉ trong trị thuỷ mà trong cả quốc phòng, giao thông, định cư.

- Triều đình thất bại trong việc trị thuỷ ở đồng bằng Bắc Bộ, với 38 lần mưa bão lụt lội và 16 lần vỡ đê xảy ra trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX.

b) Thương nghiệp và thủ công nghiệp

- Nghề làm gốm sứ, dệt vải, nấu đường... phát triển chuyên nghiệp, xuất hiện nghề in tranh và các làng nghề nổi tiếng.

- Nhà nước tổ chức bộ phận thủ công nghiệp với quy mô lớn, quản lí ngành khai mỏ, đúc tiền, chế tạo súng, đóng thuyền và làm đồ dùng phục vụ hoàng gia.

- Chính sách cải cách tiền tệ và thống nhất các đơn vị đo lường thúc đẩy hoạt động buôn bán.

- Đường cái quan được sửa chữa, sông ngòi, kênh rạch được khai đào, tuy nhiên hệ thống thuế khoá khá nặng làm hạn chế hoạt động buôn bán.

- Hoạt động ngoại thương rất nhộn nhịp, các cảng như Đà Nẵng, Bến Nghé được phép thuyền nước ngoài lui tới làm ăn nhưng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của triều đình. Sông Đồng Nai, sông Sài Gòn tấp nập thuyền bè của thương nhân đến từ Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai,...

4. Tình hình văn hóa

- Nhà Nguyễn khôi phục vị trí độc tôn của Nho giáo, hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo và coi trọng tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc.

- Gia Long mở Đốc học đường năm 1803 và tổ chức các kì thi Nho học từ năm 1807. Quốc sử quán được thành lập năm 1820 để sưu tầm, lưu trữ và biên soạn các bộ sử.

- Di sản quý giá về tư liệu thành văn – hệ thống châu bản và mộc bản – được để lại bởi nhà Nguyễn.

- Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng xuất hiện như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều, những tuyển tập thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...

- Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng, bao gồm Quần thể kiến trúc Cố đô Huế, các lăng tẩm, cột cờ ở Hà Nội,...

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Nhã nhạc cung đình Huế đạt đến đỉnh cao nghệ thuật ca diễn và nghệ thuật ca múa nhạc dân gian phát triển rực rỡ. Các thể loại nghệ thuật phổ biến bao gồm tuồng, chèo, hát ả đào, hát trống quân, hát ví, cò lả, hát quan họ (Bắc Ninh), hát xoan (Phú Thọ), hát giặm (Nghệ – Tĩnh), các điệu ca, hò, lí ở miền Trung và miền Nam,...

5. Tình hình xã hội

- Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX vẫn là xã hội nông nghiệp truyền thống với hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân.

- Tư tưởng Nho giáo chính thống tạo nên một xã hội theo thứ tự "sĩ, nông, công, thương", nên xã hội vẫn coi trọng thi cử để đua chen ra chốn quan trường.

- Chế độ phong kiến quan liêu vẫn được nhà Nguyễn duy trì nên tạo điều kiện cho tầng lớp thống trị, quan lại, địa chủ, cường hào coi thường luật, nhũng nhiều và áp bức người dân.

- Các vua Nguyễn trong gần 50 năm nửa đầu thế kỉ XIX, đã phải đối mặt với nhiều cuộc khởi nghĩa chống áp bức, chống chính quyền.

- Các cuộc khởi nghĩa nổi bật nhất là của Phan Bá Vành (1821-1827), Nông Văn Vân (1833-1835), Cao Bá Quát (1854-1856) và Lê Văn Khôi (1833-1835) ở Gia Định.

6. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Nhà Nguyễn tiếp tục quản lí và khai thác vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Hải đội Hoàng Sa được tái lập lại vào năm 1803.

- Vào năm 1816, vua Gia Long xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Việc thực thi chủ quyền trên biển được vua trực tiếp kiểm tra giám sát từ thời vua Minh Mạng.

- Vua Minh Mạng cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của đất nước lên Cửu đỉnh.

Đánh giá

0

0 đánh giá