Ghép tên cuộc kháng chiến ở cột A với người lãnh đạo ở cột B sao cho phù hợp

426

Với giải Bài tập 6 trang 43 SBT Lịch sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sử 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Bài tập 6 trang 43 SBT Lịch Sử 11Ghép tên cuộc kháng chiến ở cột A với người lãnh đạo ở cột B sao cho phù hợp.

Ghép tên cuộc kháng chiến ở cột A với người lãnh đạo ở cột B sao cho phù hợp

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - i

2 - e

3 - k

4 - g

5 - b

6 - c

7 - d

8 - a

9 - h

Bài tập 7 trang 44 SBT Lịch Sử 11Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, lập hồ sơ tư liệu về một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu trong lịch sử dân tộc.

Lời giải:

Bối cảnh:

+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.

+ Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào xâm lược nước ta.

Động thái của quân Tây Sơn:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ 25/1/1789 (đêm 30 Tết, âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.

+ 28/1/1789 (mùng 3 Tết), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.

+ 30/1/1789 (rạng sáng mùng 5 Tết), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).

Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

Ý nghĩa:

+ Là một trong những chiến công vĩ đại và hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Thể hiện lòng yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Bảo vệ được độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Cho thấy tài năng thao lược của bộ chỉ huy quân Tây Sơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá