Giải SBT Lịch sử 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

3.5 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Bài tập 1 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 13 dưới đây.

Câu 1 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 - 1829) trong cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha ở Phi-líp-pin là

A. cuộc khởi nghĩa của Bô-ni-pha-xi-ô.

B. cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô.

C. cuộc khởi nghĩa của La-pu-la-pu.

D. cuộc khởi nghĩa của Hô-xê Ri-dan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch nào của thực dân Pháp?

A. Kế hoạch đánh lâu dài.

B. Kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm.

C. Kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.

D. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh".

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia trong những năm 1861 - 1892 là

A. A-cha Xoa.

C. Com-ma-đam.

B. Pu-côm-bộ.

D. Hoàng thân Si-vô-tha.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 4 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Cuộc khởi nghĩa nào của Cam-pu-chia thể hiện của sự đoàn kết chiến đấu giữa Cam-pu-chia với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp?

A. Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa.

B. Cuộc khởi nghĩa của Com-ma-đam.

C. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bộ.

D. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Miến Điện.

C. Bru-nây.

D. Việt Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Năm 1945, ba nước ở Đông Nam Á lần lượt tuyên bố độc lập là

A. Việt Nam, Phi-líp-pin, Lào.

B. Phi-líp-pin, Lào, Việt Nam.

C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

D. Miến Điện, Lào, Việt Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945?

A. Phong trào theo xu hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.

B. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến phát triển mạnh.

C. Giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị.

D. Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh - xu hướng vô sản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 8 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập tự chủ.

B. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nước công nghiệp.

C. thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực ASEAN.

D. trở thành khu vực hoà bình, hợp tác và hữu nghị.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 9 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Trong giai đoạn đầu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào?

A. Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.

B. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.

C. Chiến lược hiện đại hoá nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu.

D. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 10 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Năm nước thành viên ban đầu sáng lập tổ chức ASEAN bao gồm

A. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a.

B. Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.

C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.

D. Bru-nây, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 11 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Hiện nay, tổ chức ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?

A. 5 thành viên.

B. 7 thành viên.

C. 9 thành viên.

D. 10 thành viên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 12 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là nền kinh tế

A. lớn thứ tư thế giới với GDP đạt khoảng 3 500 tỉ USD (2018).

B. lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 3 000 tỉ USD (2018).

C. lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 3 500 tỉ USD (2018).

D. lớn thứ sáu thế giới với GDP đạt khoảng 3 000 tỉ USD (2018).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 13 trang 26 SBT Lịch Sử 11: Quốc gia ở Đông Nam Á đã trở thành "con rồng" kinh tế của châu Á là

A. Ma-lai-xi-a.

C. Phi-líp-pin.

B. In-đô-nê-xi-a.

D. Xin-ga-po.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 28 SBT Lịch Sử 11: Hãy lập và hoàn thành bảng các giai đoạn phát triển chính cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975

Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1920

Từ 1920 - 1945

Từ 1945 - 1975

 

 

 

Lời giải:

Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1920

Từ 1920 - 1945

Từ 1945 - 1975

+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philíppin năm 1896.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh.

+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.

+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào. Trong 10 năm đầu sau chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao: Inđônêxia tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945. Một số nước được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và Miến Điện (1948).

+ Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).

Bài tập 3 trang 29 SBT Lịch Sử 11: Quan sát hình bên, em hãy:

Câu 3.1 trang 29 SBT Lịch Sử 11: Cho biết đây là biểu tượng của tổ chức nào ở khu vực Đông Nam Á? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là gì?

Cho biết đây là biểu tượng của tổ chức nào ở khu vực Đông Nam Á

Lời giải:

- Hình ảnh trên là biểu tượng của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Mục tiêu hoạt động của ASEAN: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

- Nguyên tắc hoạt động của ASEAN:

+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 3.2 trang 29 SBT Lịch Sử 11: Ghép hình ảnh Quốc kì của các nước với mốc thời gian phù hợp để hoàn thiện nội dung về quá trình gia nhập ASEAN của các nước Đông Nam Á.

Ghép hình ảnh Quốc kì của các nước với mốc thời gian phù hợp để hoàn thiện

Lời giải:

Thời gian ra nhập ASEAN của các quốc gia

- 8/8/1967: Inđônêxia, Philippin, Malaixia, Xingapo, Thái Lan.

- 7/1/1984: Brunây.

- 28/7/1995: Việt Nam

- 23/7/1997: Lào, Mianma

- 30/4/1999: Campuchia

Bài tập 4 trang 30 SBT Lịch Sử 11: Quan sát hình bên, em hãy:

Câu 4.1 trang 30 SBT Lịch Sử 11: Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình.

Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình

Lời giải:

- Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1785 - 1855) - là anh hùng dân tộc của nhân dân In-đô-nê-xi-a; ông đã lãnh đạo nhân dân In-đô-nê-xi-a nổi dậy đấu tranh chống lại thực dân hà Lan.

- Cuộc khởi nghĩa của Đi-pô-nê-gô-rô kéo dài trong 5 năm (1825 - 1830), dù thất bại nhưng đã có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Câu 4.2 trang 30 SBT Lịch Sử 11: Cho biết vai trò của nhân vật này trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a.

Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình

Lời giải:

- Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 5 năm (1825 - 1830), được các lãnh chúa hưởng ứng và thu hút sự tham gia của đông đảo người dân từ khắp mọi miền trên đảo Gia-va và các đảo khác ở In-đô-nê-xi-a. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã gây ra những tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân.

- Đi-pô-nê-gô-rô trở thành “một lãnh tụ có sức hấp dẫn đối với bộ phận rộng lớn người Gia-va" trong cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân In-đô-nê-xi-a.

Bài tập 5 trang 30 SBT Lịch Sử 11: Tìm hiểu, sưu tầm thông tin từ sách, báo và internet về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập, hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về sự nỗ lực vươn lên của các nước Đông Nam Á.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Khi bắt tay vào công cuộc tái thiết và phát triển đất nước, các nước Đông Nam Á đều gặp không ít khó khăn do những hậu quả nặng nề của thời kì thuộc địa. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện công nghiệp hoá là con đường duy nhất để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập.

- Các nước Đông Nam Á tiến hành chiến lược công nghiệp hoá hai giai đoạn ở những thời điểm khác nhau, tuỳ theo bối cảnh lịch sử của từng nước, nhưng đều đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội.

Bài tập 6 trang 30 SBT Lịch Sử 11: Có ý kiến cho rằng: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế, văn hoá của các nước Đông Nam Á, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho quan điểm của em.

Lời giải:

- Đồng ý với ý kiến vì: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục đã tác động tiêu cực đến các nước thuộc địa , khiến cho đời sống của nhân dân lao động vô cùng khổ cực, nhưng để phục vụ cho mục đích cai trị, bóc lột của mình và nhằm thu lợi nhuận cao nhất để mang về chính quốc, thực dân phương Tây buộc phải đầu tư cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống,...), do đó tạo ra một số chuyển biến nhất định. Những chuyển biến đó nằm ngoài mong muốn chủ quan của thực dân phương Tây.

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

I. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

1. Đông Nam Á hải đảo

- Phong trào chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở Inđônêxia và Philíppin.

+ Ở Inđônêxia: từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830). Sau cuộc khởi nghĩa này, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

+ Ở Phi-líp-pin: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ ở Philíppin từ năm 1521, rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn ba thế kỉ. Trong số đó, cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 - 1829).

2. Đông Nam Á lục địa

- Ở Miến Điện:

+ Thực dân Anh phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 - 1885) mới chiếm được Miến Điện.

+ Phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh bị tổn thất nặng nề.

+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.

- Trên bán đảo Đông Dương, từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược cũng từng bước lan rộng.

+ Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Chân dung Nguyễn Trung Trực và tranh minh họa chiến thắng trên sông Nhật Tảo

+ Ở Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.

II. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.

- Giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: Khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philíppin năm 1896.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh  hướng mới trong phong trào đấu tranh.

- Giai đoạn từ năm 1920 - 1945: Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh

+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.

+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Giai đoạn từ năm 1945 - 1975: Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào. Trong 10 năm đầu sau chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao: Inđônêxia tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945. Một số nước được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và Miến Điện (1948).

+ Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).

III. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập

1. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

* Ảnh hưởng tiêu cực:

- Về kinh tế:

+ Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.

- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.

+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…

- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

* Ảnh hưởng tích cực: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở, hệ thống luật pháp, hành chính,…

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Quang cảnh một góc thành phố Sài Gòn (Việt Nam) thời Pháp thuộc

2. Quá trình tái thiết và phát triển

- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.

+ Trong giai đoạn đầu, các nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.

+ Trong giai đoạn tiếp theo, các nước Đông Nam Á lần lượt chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu, lấy đó làm động lực chủ yếu để phát triển toàn bộ nền kinh tế.

- Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.

- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

- Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến về căn bản.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Đánh giá

0

0 đánh giá