Cho các giai đoạn có trong quá trình tiêu hoá: Thức ăn được đảo trộn với dịch vị

191

Với giải Bài 29.7 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Bài 29.7 trang 57 Sách bài tập KHTN 8: Cho các giai đoạn có trong quá trình tiêu hoá:

1) Thức ăn được đảo trộn với dịch vị và tiêu hoá một phần.

(2) Phân được tích trữ ở trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn.

(3) Thức ăn được nghiền và đảo trộn với nước bọt.

(4) Thức ăn được trộn với dịch mật và dịch tuỵ.

(5) Các chất dinh dưỡng được hấp thu.

(6) Thức ăn đi qua thực quản và vào dạ dày.

(7) Phần còn lại của thức ăn được chuyển hoá thành phân.

Trình tự các giai đoạn trong quá trình tiêu hoá là:

A. (4) → (1) → (2) → (5) → (6) → (3) → (7).

B. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → (7).

C. (3) → (6) → (1) → (4) → (5) → (7) → (2).

D. (2) → (3) → (4) → (6) → (5) → (1) → (7).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trình tự các giai đoạn trong quá trình tiêu hoá là: (3) → (6) → (1) → (4) → (5) → (7) → (2).

- (3) Thức ăn khi vào khoang miệng được tiêu hóa cơ học và hóa học. Tiêu hóa cơ học thức ăn nhờ hoạt động nhai, nghiền của răng và hoạt động đảo trộn của lưỡi. Tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase của tuyến nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường maltose.

- (6), (1) Dạ dày là nơi nhận thức ăn từ thực quản xuống, tiếp tục quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học. Hoạt động co bóp của dạ dày giúp thức ăn được nhuyễn và thấm đều dịch vị. Enzyme pepsin giúp biến đổi một phần protein trong thức ăn.

- (4), (5) Thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống tá tràng, tại đây có dịch tụy, dịch mật đổ vào. Niêm mạc ruột non chứa tuyến ruột tiết ra dịch ruột. Ba loại dịch trên chứa các enzyme tiêu hóa giúp biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- (7), (2) Phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ qua thành ruột non, thức ăn chuyển xuống ruột già sẽ hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu là hấp thụ lại nước, cô đặc chất bã. Một số vi khuẩn của ruột già phân hủy những chất còn lại của protein, carbohydrate, lên men tạo thành phân được thải ra ngoài nhờ nhu động của ruột già và theo cơ chế phản xạ.

Đánh giá

0

0 đánh giá